Thị trường

10 điều điên nhất quanh bộ sưu tập của MJ 26. 07. 11 - 6:46 am

Dương Ngọc Trà dịch

Michael Jackson

Khi tin tức nổ ra gần đây rằng Michael Jackson có một bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 900 triệu đô, hầu như ai nấy đều có cùng một phản ứng: Michael Jackson mà có một bộ sưu tập 900 triệu đô á?! Hơn nữa, tất cả mọi người, trừ những fan cuồng nhất của Jackson, đều không ai nhớ bản thân danh ca quá cố là một nghệ sĩ thị giác (mặc dù, nói thiệt tình, có ai thực sự biết gì nhiều về những gì anh làm đằng sau những cánh cửa căn biệt thự/sân chơi/công viên giải trí/vườn thú nhà anh?)

Tin tức về bộ sưu tập, gồm các tác phẩm nguyên bản của ca sĩ cũng như những kỉ vật có giá trị thuộc nhiều đời tổng thống, được đưa ra ánh sáng nhờ một vụ kiện cáo lùm xùm xoay quanh cuộc mua bán: do yêu cầu của gia đình, các luật sư điều hành cơ ngơi của Jackson đang cố gắng ngăn cản vụ mua bán bộ sưu tập trị giá 87.7 triệu đô từ viên cố vấn nghệ thuật cũ của Jackson, cho một người mua giấu tên. Viên cố vấn nghệ thuật tuyên bố mình có trọn quyền hợp pháp đối với “kho của” nói trên.

Như hầu hết mọi thứ xung quanh huyền thoại âm nhạc quá cố, các chi tiết về bộ sưu tập này là hết sức rối rắm và điên rồ. Đây, xin mời bạn đi từng bước một qua tất cả mọi thứ bạn cần biết về vụ tranh cãi xung quanh bộ sưu tập nghệ thuật của Michael Jackson.

 

1. MỘT NGƯỜI MUA QUỐC TẾ BÍ ẨN MUỐN MUA BỘ SƯU TẬP NGHỆ THUẬT CỦA MJ

Dù nói cách nào, những cái giá được tung ra cho bộ sưu tập là cực kì lớn: Một doanh nhân người nước ngoài không nêu tên nghe nói đã mua toàn bộ bộ sưu tập gồm 182 tác phẩm với giá 87.7 triệu đô. Điều này có đáng tin không? Có. Hồi năm 1990, bức The Book– nghe nói là bức chân dung duy nhất Jackson từng ngồi mẫu cho vẽ – đã bán với giá 2.1 triệu đô cho Hiromichi Saeki Corp. Hiromichi Saeki là một doanh nhân người Nhật và là nhà tài trợ các buổi hòa nhạc của Jackson.

Hiromichi Saeki bên bức The Book, cùng với MJ và thầy dạy vẽ của anh – Strong

 

2. NHƯNG CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CỦA ANH CÓ THỂ CÓ GIÁ TRỊ LỚN HƠN RẤT NHIỀU

Có vẻ như 87.7 triệu đô không hề là một món tiền lẻ nhỏ nhoi. Nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so với khoản mà Eric Finzi, thành viên Hiệp hội Định giá viên quốc tế, đã ước lượng. Ông nói bộ sưu tập thực sự có giá trị: con số choáng váng là 902.5 triệu đô. Điều gì có thể biện minh cho con số khổng lồ trên? “Bí ẩn cuộc đời Michael cộng với việc tiết lộ những sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của anh ngay sau cái chết đầy bi kịch sẽ làm giá trị của những tác phẩm này leo thang và khiến con mắt nhìn nghệ thuật của anh được phổ biến trên toàn thế giới.” Finzi nói thêm, “Tôi nghĩ chúng ta vẫn còn chưa bắt đầu nhìn được giá trị thực của những tác phẩm nghệ thuật này.”

 

3. MICHAEL CÓ MỘT CỐ VẤN NGHỆ THUẬT

Nghệ sĩ người Úc Brett-Livingstone Strong, người mà Jackson gọi là một Michelangelo thời hiện đại, đóng vai thầy của chàng “học việc” Michael. Các thành quả nghệ thuật của Strong bao gồm một bức vẽ Nhà hát Opera Sydney tại buổi đón tiếp hoàng gia dành cho Nữ hoàng Elizabeth II, tạc gương mặt của John Wayne vào một khối đá nặng 116 tấn bán được 1.1 triệu đô hiện đang có trong thư viện của Đại học Lubbock Christian ở Lubbock, Texas, và tạc một bức tượng đồng cỡ bằng người thật của John Lennon được Andy Warhol khánh thành. Strong được Chánh Tòa án Tối cao Warren Burger ủy thác sáng tác Đài kỉ niệm Quốc gia Hiến pháp Mỹ và Đài tưởng niệm Khám phá Vũ trụ Quốc gia tại Bảo tàng Không khí và Không gian Smithsonian. Bức chân dung mờ ảo giả-Phục hưng bóng bẩy Strong vẽ Jackson, bức The Book, giữ kỉ lục giá cao nhất từng thu được từ việc bán một bức chân dung vẽ một nghệ sĩ còn sống. Strong cũng vẽ một bức theo phong cách Tiền-Raphael mô tả Jackson trong một ao hoa loa kèn vây quanh là các nữ thần ngực trần bắt chước trực tiếp từ bức họa năm 1896 của John William Waterhouse Hylas và Các Nữ thần Nước. Trong version của Strong, vị nữ thần dẫn đầu trông hao hao giống Lisa-Marie Presley.

The Lovers – tranh của Strong

"Hylas và Các Nữ thần Nước" của John William Waterhouse

 

4. NGƯỜI CỐ VẤN ĐƯỢC THỪA HƯỞNG TOÀN BỘ TÁC PHẨM CỦA MJ

Brett-Livingstone Strong cũng là người bán bộ sưu tập không minh bạch này. Bộ sưu tập được giao cho Strong (có vẻ như là theo yêu cầu của Jackson) qua nhà quản lí tài chính cuối cùng của Jackson Dr. Tohme Tohme – một nhà tài chính người Leban đã cứu Neverland khỏi bị đóng cửa vào năm 2008 và chưa bao giờ tiết lộ bất cứ chi tiết nào về đời tư hay sự nghiệp của mình với báo giới. Tohme đã viết trong một bức thư đề từ tháng Mười Một 2008 gửi Strong: “Michael muốn ông biết rằng anh ấy thực sự cảm kích sự trung thành mà ông đã chứng tỏ trong suốt những năm qua, và anh ấy xem đây là một bằng chứng nhỏ thể hiện lòng biết ơn đối với tình bạn và sự đồng hành nghệ thuật liên tục của ông.”

Strong với tượng đầu John Wayne

 

5. DI SẢN ĐANG TRONG VÒNG NGHI VẤN

Có một số vấn đề mù mờ nghiêm trọng liên quan đến tính xác thực của tài liệu để lại bộ sưu tập nghệ thuật cho Strong, vì rõ ràng chữ kí cũng như tên viết tắt của Jackson đều không có trên tờ giấy. Và có vẻ như lời lẽ của Dr. Tohme Tohme không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

 

6. NHÀ SÁNG LẬP CIRQUE DE SOLEIL XUẤT HIỆN CHỚP NHOÁNG

Mặc dù danh tính người mua cuối cùng của bộ sưu tập là chưa được biết tới, chúng ta đã biết được hai trong số những người trả giá thấp hơn. Tỷ phú Guy Laliberté, người sáng lập đoàn xiếc Cirque du Soleil (là đoàn xiếc đã tổ chức cho vở Làng Tôi của nước ta diễn khắp châu Âu?) và là một thí sinh của World Poker Tour (giải bài Poker quốc tế). Người kia là Howard Mann, một doanh nhân trong ngành bài bạc và là đối tác làm ăn của mẹ Jackson, bà Katherine. Mann cũng là động lực chính trong việc cố ngăn chặn vụ mua bán. Có vẻ như Mann là một kẻ thua cuộc cay cú, mặc dù phe Jackson tuyên bố rằng cho phép Strong bán bộ sưu tập là lừa lấy đi thừa kế của các con anh Prince, Paris và Blanket. Có phải trùng hợp không khi những người trả giá duy nhất được biết đến cho bộ sưu tập của Jackson là các tay bài bạc cao cơ? Chắc là không.

Tỉ phú-phi hành gia Guy Laliberté

 

7. VỚI TƯ CÁCH MỘT NGHỆ SĨ, MJ LẤY CẢM HỨNG TỪ NƯỚC MỸ

Ông vua nhạc Pop đã tạo ra một loạt các tác phẩm lấy cảm hứng từ các đời tổng thống Mỹ và các nhân vật lịch sử khác, bao gồm tác phẩm đầu tiên có tên gọi “We the People”, một tác phẩm dựa trên các giấy tờ lưu trữ từ các đời tổng thống ước tính có trị giá 3 triệu đô; các phác thảo vẽ Martin Luther King, Abraham Lincoln, và George Washington, nghe đâu trị giá cả thảy 8.1 triệu đô. Jackson cũng sưu tập một Con dấu Tổng thống Mỹ được Ronald Reagan kí, chiếc ghế bập bênh của JFK mà Jackson được tặng bởi, e hèm…, Roy E. Disney (thành viên cuối cùng của dòng họ Disney có tham gia quản lý Walt Disney – công ty do bố ông và chú ông sáng lập).

Roy E. Disney

 

8. JACKSON CŨNG TỪNG LÀ MỘT KIẾN TRÚC SƯ “ĐANG LÊN”

Cũng trong bộ sưu tập là các thiết kế cầu kì những ghế, cửa, tượng và cửa chính mà Jackson thiết kế cho Nông trại Neverland. Một trong những dự án như thế có tên gọi “Peter Pan Magic Gate” (Cánh Cổng Thần Kì Peter Pan).

 

9. MJ CŨNG RẤT HAY LÀM NHỮNG TÁC PHẨM VỀ BẢN THÂN MÌNH

Có lẽ không ngạc nhiên khi một trong những đề tài ưa thích của Michael Jackson là Michael Jackson. Anh đã tạo ra một bức chân dung tự họa khắc trên một bản đồng định để trang trí cổng vào nhà hát Neverland. Ngoài ra còn có các phác thảo vẽ đôi chân của chính anh đang thực hiện điệu nhảy mặt trăng (moonwalk) đang được định giá ở khoảng 600,000 đô, cũng như các bản in sepia từ bức chân dung The Book.

Bức "The Book"


10. STUDIO CỦA MJ CŨNG HẾT SỨC PHI THƯỜNG

Và MJ tạo ra tất cả những tác phẩm nghệ thuật này tại đâu? Tại một kho chứa máy bay bí mật ở sân bay Santa Monica. Anh cần một cái nhà đậu máy bay để vẽ phác thảo sao?!

Ý kiến - Thảo luận

15:18 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...VỚI TƯ CÁCH MỘT NGHỆ SĨ, MJ LẤY CẢM HỨNG TỪ NƯỚC MỸ"

Úi za, với việc lấy cảm hứng từ nước đất nước của ông, chúng em lại yêu MJ hơn, đã thấy TƯ CÁCH nghệ sĩ của MJ đáng kính xiết bao.

Ở đất Việt mình, nhiều nghệ sĩ danh nổi - tư cách chìm vì chỉ tìm cảm hứng ở nước BẠN, ở HÀN, ở TÀU (nhất là các ca sĩ và phim sĩ, giới họa sĩ bệnh chưa n
...xem tiếp
15:18 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...VỚI TƯ CÁCH MỘT NGHỆ SĨ, MJ LẤY CẢM HỨNG TỪ NƯỚC MỸ"

Úi za, với việc lấy cảm hứng từ nước đất nước của ông, chúng em lại yêu MJ hơn, đã thấy TƯ CÁCH nghệ sĩ của MJ đáng kính xiết bao.

Ở đất Việt mình, nhiều nghệ sĩ danh nổi - tư cách chìm vì chỉ tìm cảm hứng ở nước BẠN, ở HÀN, ở TÀU (nhất là các ca sĩ và phim sĩ, giới họa sĩ bệnh chưa nặng bằng nhưng cũng đáng sợ không kém).

Buồn ghê gớm... 
12:09 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Dù gì, chỉ cần 1 ca khúc WE ARE THE WORLD thôi (viết cùng Lionel Richie) chúng em mãi yêu ông, ơi MJ:

We are the world, we are the children
We are the ones who make a brighter day so let"s start giving
There"s a choice we"re making we"re saving our own lives
It"s true we"ll make a brighter day just you and me.

Chúng ta chính là thế giới, và chúng ta thơ trẻ,
Hãy chung tay bắt đầu một ngày sáng tươi hơn,
Sự lựa
...xem tiếp
12:09 Tuesday,26.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Dù gì, chỉ cần 1 ca khúc WE ARE THE WORLD thôi (viết cùng Lionel Richie) chúng em mãi yêu ông, ơi MJ:

We are the world, we are the children
We are the ones who make a brighter day so let"s start giving
There"s a choice we"re making we"re saving our own lives
It"s true we"ll make a brighter day just you and me.

Chúng ta chính là thế giới, và chúng ta thơ trẻ,
Hãy chung tay bắt đầu một ngày sáng tươi hơn,
Sự lựa chọn của chúng ta sẽ làm nên cuộc sống,
Sự thật là chúng ta đang chung tay cho một ngày mới rạng ngời hơn,
Cả tôi và bạn! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả