trong nhà Christie" /> » Bốn “đầu đảng” mỹ thuật Mexico trong nhà Christie

Nghệ sĩ thế giới

Bốn “đầu đảng” mỹ thuật Mexico
trong nhà Christie 25. 05. 10 - 9:17 am

SOI dịch

6h30 chiều 26. 5 và 10h sáng 27. 5 tại số 20 Rockerfller, NY, buổi đấu giá tranh châu Mỹ Latin của nhà Christie sẽ diễn ra. Xin giới thiệu một số bức của những nghệ sĩ trụ cột.

survivor

Survivor
Frida Kahlo
Sơn dầu, khung tranh thiếc do chính nghệ sĩ làm
17 x 12cm (không khung)
45.5 x 37.5 cm (có khung
Vẽ năm 1938.
Nhà Christie ước lượng bán được với giá 100.000 – 150.000USD

Survivor (Kẻ sống sót), một viên ngọc quý mới được phát hiện lại của Frida Kahlo, là một chiến binh đất nung thời tiền-Columbus, đứng giữa một khung cảnh cằn cỗi mà lại như trong mơ. Những chiến binh này vốn là vật chôn tế thần truyền thống của miền tây Mexico, thường thì trong tay cầm vũ khí; tuy nhiên chiến binh của Frida lại để tay không và trông có vẻ mong manh. Với tác giả, tác phẩm tượng trưng cho sự “sống sót” mong manh của Mexico giữa một thế giới bất an. Survivor là một trong 25 tác phẩm có mặt trong triển lãm solo đầu tay của Frida Kahlo ở New York, tại bảo tàng Julien Levy. Nó được Walter Pach, một nhà phê bình nghệ thuật và là bạn thân của Diego Rivera (chồng của Frida) mua, rồi truyền lại cho chủ nhân hiện tại.

 

 

d5316845l

Alfareros (Pottery Workers)
Alfredo Ramos Martínez (Mexican 1871-1946)
Chì và bột màu trên giấy
58.4 x 72 cm
Hoàn tất năm 1935
Nhà Christie ước lượng bán được với giá 60.000 – 80.000USD

Alfredo Ramos Martínez thì có một niềm tin vững chãi vào chủ nghĩa dân tộc hiện đại – chủ nghĩa coi trọng bản sắc dân tộc, đặc biệt là đất nước và con người Mexico. Năm 1930, ở tuổi 58, sau một đời vẽ và dạy học, ông và vợ chuyển đến sống ở Los Angeles, nơi ông tiếp tục vẽ với một phong cách ngày càng hoài cổ, theo một trường phái hoàn toàn hiện đại. Alfareros (Những người thợ Gốm) là một điển hình xuất sắc trong thời kì đầu ông sống ở California, lột tả vẻ khắc khổ của những người thợ gốm Anh-điêng bằng những tông nâu đất nồng và ấm.

 

 

flowers_for_the_market

Flowers for the Market
Diego Rivera (Mexican 1886-1957)
màu nước trên giấy dó (rice paper)
38.7 x 28 cm
Vẽ năm 1948
Nhà Christie ước lượng 60.000 – 80.000USD

Hoa thủy vu (calla lily, thuộc họ loa kèn) là tâm điểm trong tác phẩm của Diego Rivera, tượng trưng cho tinh thần la mexicanidad, hay chủ nghĩa dân tộc Mexico. Loài hoa với hình dáng hết sức gợi cảm này là điển hình tinh túy của hệ thực vật đầy tính “hương xa” của Mexico, mang lại một sự hấp dẫn về thị giác, tương phản với cái nền nghiêm túc đầy ẩn ý chính trị, xã hội đằng sau tác phẩm, như sự phân rẽ giai cấp ở Mexico ngày càng tăng và phận đời của người da đỏ thời hiện đại. Flowers for the Market (Hoa ra chợ), không nghi ngờ gì nữa, là một trong những tác phẩm tinh tế nhất của họa sĩ về chủ đề này.

 

 

sitting_woman

Sitting Woman with Flowers
Miguel Covarrubias (Mexican 1904-1957)
oil on canvas
75 x 61 cm
Nhà Christie ước lượng giá 100.000USD – 150.000USD

Theo trường phái Phục hưng, Miguel Covarrubias là một họa sĩ đặc biệt tài năng với nhiều mối quan tâm khác như thiết kế sân khấu, nghiên cứu nhân chủng học, và vẽ các tranh biếm họa mà ông thường xuyên cho đăng trên Vanity Fair hay tờ New Yorker. Sau khi du lịch vòng quanh châu Phi và châu Á trong những năm 1930, Covarubias trở lại Mexico và bắt đầu tập trung hơn vào hội họa. Sitting Woman with Flowers (Người đàn bà ngồi và giỏ hoa), có lẽ được sáng tác vào những năm 1930, vẽ một phụ nữ Mexico mặc trang phục truyền thống – một motif hấp dẫn; các hoa văn táo bạo của váy và áo phản chiếu chính sự táo bạo của các nền văn hóa bản địa Mexico.

Các họa sĩ Mexico trên đều theo trường phái hiện đại. Họ được cả thế giới ca ngợi vì đã có công dựng lại những hình ảnh rực rỡ của vẻ đẹp Mexico đầu thế kỉ 20. Họ lấy cảm hứng từ những kì quan thiên nhiên của đất nước này – núi non, thung lũng, hệ động thực vật phong phú, và trên hết là các nền văn hóa bản địa. Họ đều là những nghệ sĩ lớn, trước tiên vì họ… có tài. Rồi từ đó, tài năng ấy càng thêm lớn vì họ tự hào vì đất nước mình. Cuối cùng, lịch sử mỹ thuật cho thấy, chưa có nghệ sĩ nào tự ti về văn hóa dân tộc mình mà trở thành vĩ đại được.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả