Tin tức

Tin-ảnh: Có mới không nới cũ 02. 08. 11 - 10:22 am

Ngọc Trà tổng hợp

 

29. 7 vừa qua là kỷ niệm ngày mất của Vincent van Gogh (30. 3. 1853 – 29. 7. 1890). Họa sĩ hậu-Ấn tượng với những tác phẩm có ảnh hưởng sâu xa lên nghệ thuật thế kỉ 20 đã phải chịu chứng trầm cảm, lo âu; và những đợt bệnh tâm thần cứ thế gia tăng suốt đời ông. Ông đã tự sát bằng súng và mất đi mà gần như không được ai biết đến ở tuổi 37. Trong hình: Một khách tham quan xem một bức tranh của nghệ sĩ có tên “Hai con Cua” trong triển lãm “Một Van Gogh đích thực với những bức thư của ông” tổ chức tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia tại trung tâm London hồi đầu năm 2010. Ảnh: Daniel Deme

 

CAIRO – Nghệ sĩ người Ai Cập Taha el Korany đặt những nét chỉnh sửa cuối cùng lên bức tranh “Al Shohadaa”, những kẻ tử vì đạo, vẽ Tướng Muhsen Al-Fangary đang đưa tay chào kiểu nhà binh với những binh sĩ đã tử nạn của cuộc cách mạng, một ngày sau khi một tòa án Ai Cập quyết định hợp nhất các phiên tòa xử cựu bộ trưởng Bộ Nội vụ của nước này và Tổng thống Hosni Mubarak đã bị lật đổ vì đã giết gần 900 người trong cuộc nổi dậy kéo dài 18 ngày vào tháng Hai năm nay. Ảnh: Amr Nabil

 

LAS PALMAS – Nghệ sĩ người Mỹ Ron Gorchov tạo dáng cho báo chí chụp hình bên cạnh một tác phẩm của ông trong triển lãm “Ở nơi tâm hồn ẩn giấu” tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Atlantico ở Las Palmas de Gran Canaria, đảo Canary, 28. 7. 2011. Đây là triển lãm solo đầu tiên của Gorchov ở Châu Âu. Ảnh: Elvira Urquijo

 

TOKYO – Một nhân viên gallery đứng trước tác phẩm của nghệ sĩ Nhật Satomi Fukushima tại Hội chợ Nghệ thuật Tokyo 2011, Tokyo, 28. 7. 2011. Đây là hội chợ nghệ thuật lớn nhất tại Nhật Bản, giới thiệu các gallery quốc nội cũng như quốc tế bao trùm rất nhiều thể loại và thời kì nghệ thuật. Hội chợ Nghệ thuật Tokyo 2011 kéo dài có ba ngày, từ 29. 7 đến 31. 7. 2011. Ảnh: Franck Robicho

 

BERLIN – Đối lập với thế giới nghệ thuật đương đại ào ào đến rồi đi là thế giới của những tác phẩm cổ xưa. Trong ảnh, nhà điêu khắc thạch cao Rainer Palau (trái) và Sandro DiMichelle đang thực hiện một bản copy bức tượng nhân sư từ Hattusa trong xưởng sao chép của Bảo tàng Quốc gia tại Berlin, Đức, 28. 7. 2011. Sau khi con nhân sư trở về Thổ Nhĩ Kì, Berlin sắp có một nhân sư mới. Bản copy bức tượng 3000 tuổi này dự tính sẽ được triển lãm vào tháng Mười trong Bảo tàng Pergamon. Ảnh: Maruizio Gambarin

 

Hattusa là thủ đô của đế quốc Hittite cuối Thời kỳ Đồ Đồng, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, vào năm 1915, các nhà khảo cổ Đức tìm thấy một đôi tượng nhân sư đã bể nát và năm 1917 họ mang về Đức. Đến năm 1924 thì trùng tu xong, họ trả lại Thổ một con, con kia giữ lại (coi như công?), rồi làm thêm một bản copy cho đủ cặp, trưng tại bảo tàng Pergamon ở Berlin. Tháng 11. 2010, Đức quyết định trả con nhân sư còn lại về Thổ, và tuyên bố đây chỉ là biệt lệ, Thổ sẽ không nên được đằng chân lân đằng đầu đòi thêm món nào khác. Hành động trả lại nhân sư này là để xoa dịu Thổ, sau khi nước này dọa không cho các nhà khảo cổ Đức đào bới thêm tại Hattusa, mà đây lại là một trong những dự án khảo cổ học lớn nhất của Đức. Trong ảnh là con nhân sư đã được trả về Thổ hồi 1924, đang bày ở bảo tàng nước này.

 

Và đây là cận mặt con nhân sư copy. Trông không đẹp gì hết nhỉ, cả con gốc lẫn con copy, tưởng tượng ngày ấy, khi đặt ở cổng Nam thành Hattusa, hẳn cũng lắm người phản đối…

 

ROME – Một nhân viên lau một bức bích họa khảm vẽ Apollo và những Nàng thơ, được tìm thấy trong một địa điểm khảo cổ ngay khu vực Nhà tắm của Trajan ở trung tâm thành phố Rome 29 tháng Bảy 2011. Bức khảm được Cục Văn hóa giới thiệu lần đầu tiên vào hôm 29. 7 sau khi nó được tìm thấy trong lúc tiến hành các công việc phục chế tại Domus Aurea, một villa có khuôn viên rộng lớn được xây dựng từ thời Rome cổ đại.

 

ROME – Cuộc khai quật trong lòng ngọn đồi Oppius cổ ở Rome đã mang về một bức bích họa khảm được bảo quản tốt từ cuối thế kỉ thứ nhất với hình thần Apollo, khỏa thân với mỗi chiếc khăn choàng sặc sỡ trên vai. Các nhà báo đã được phép vào xem hôm 19. 7 vừa qua. Bức tranh khảm rộng 16 mét và cao ít nhất 2 mét. Các quan chức thì cho rằng bức tranh tường này khéo còn kéo dài phải thêm 8 mét nữa. Các nhà khảo cổ nói bức tường có vẻ như thuộc một đường hầm để quây đỡ Những Nhà Tắm của Trajan – một kiến trúc được đặt tên theo vị hoàng đế nắm quyền từ năm 98 đến năm 117. Trên bức khảm còn có hình một Nàng thơ, có vẻ đây là đoạn được dùng để trang trí một căn phòng nơi những người Rome giàu có tập trung để nghe nhạc và bàn luận về nghệ thuật.

 

Nhà tắm của Trajan là một ví dụ sống động cho sự ăn chơi của người xưa. Đây là một phức hợp giải trí, tắm táp không lồ, xây từ 104 Công nguyên ở La Mã cổ đại, trên sườn Nam của đồi Oppius, dùng làm trung tâm xã hội và giải trí cho các thần dân La Mã, cả đàn bà, đàn ông, cả trẻ con, người lớn. Thế rồi chiến tranh, rồi các đường dẫn nước bị phá, cuối cùng trung tâm bị bỏ hoang, nay nằm trơ trọi trên đồi Oppius không một giọt nước. Quả là buồn như một kiếp người! Ảnh: Tony Gentile.

 

SANTO DOMINGO – Không phải di tích nào cũng được may mắn sử dụng không phí phạm. Trong ảnh là bảo tàng Alcazar de Colon chụp trong mưa tại Santo Domingo, Cộng hòa Dominican. Tòa nhà này được xây dựng khoảng giữa năm 1510 và 1514, từng là nhà của Diego Colon, con trai Cristobal Columbus. Ảnh: Orlando Barria

Ý kiến - Thảo luận

23:04 Tuesday,2.8.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN
Xứng đáng để vẽ và tôn thờ những người tử vì đạo.
...xem tiếp
23:04 Tuesday,2.8.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN
Xứng đáng để vẽ và tôn thờ những người tử vì đạo. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả