|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamDùng tiếng Anh để… biến đổi /biến dạng cái mặt Mỹ thuật Việt Nam?! 02. 08. 11 - 7:53 pmGiỏ MâySáng nay, Giỏ Mây tự thưởng cho mình một buổi sáng “đi hoang” trên mạng và túm được cái thông tin nóng sốt: có một cái gallery do chính họa sĩ người Việt nhà ta “điều hành”, mới khai trương ngày 29. 7. 2011 bằng một triển lãm nhóm. Tin này thoạt nghe rất vui, vì giới mỹ thuật nước nhà lại có thêm một “địa chỉ mới” để tụ tập mỗi khi khai mạc, nghiêm túc thì là “trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp”, vui vẻ thì là “buôn dưa lê” với nhau, xả xì-trét để sau đó lại hăng say sáng tạo… Vui hơn nữa là nó được ra đời đúng khi lạm phát giá cả tăng rần rần nên càng quý cái sự dũng cảm của nhà đầu tư (không biết có phải người Việt xịn nhà mình không…). Đây là tin từ báo Sài gòn tiếp thị của tác giả N.Q, nguyên văn: “Hôm nay, 29.7, các hoạ sĩ thế hệ 7x: Bùi Tiến Tuấn, La Như Lân, Lương Lưu Biên, Mạc Hoàng Thượng và Phương Quốc Trí sẽ có triển lãm nhóm đầu tiên mang tiêu đề thách thức To be or…, một nửa câu nói day dứt lương tri nhân loại của Shakespeare. Họ thuộc số các họa sĩ nổi bật nhất của thế hệ đã hình thành một khuynh hướng thẩm mỹ khác các thế hệ Đổi mới, nhìn và thấy các vấn đề nhân sinh, xã hội, cá nhân… cận cảnh và trực diện. Manh nha phong cách riêng độc đáo, mỗi tác giả đều có bút pháp, cách diễn ngôn lạ làm cho triển lãm tuy không đồ sộ nhưng phong phú, đáng xem. Triển lãm cũng khai trương một địa chỉ mỹ thuật mới của TP.HCM: Comtemporary Art Gallery – Cactus tại 13/3 Quốc Hương, P. Thảo Điền, Q.2 – www.cactusartgallery.com, do Phương Quốc Trí điều hành.” Sau mấy cái vui xoẹt ngang kia, Giỏ Mây tự thắc mắc khi đọc kỹ mẩu tin: câu của Shakespeare đã được dịch từ lâu: Tồn tại hay không tồn tại, vậy sao chỉ dùng có tiếng Anh nhỉ? Còn cả cái cụm từ Contemporary art gallery – Cactus nữa chứ, sao cứ phải dùng tiếng Anh chen vào là thế nào, trong khi tiếng Việt cũng đã có từ ngữ tương đương rồi mà (?!) Nhưng thôi, nhân tiện đang đi hoang trên mạng, cứ phải vào trang chủ của Cactus xem thế nào. Trang mạng được thiết kế khá khoáng đạt, và không có hình lá cờ Việt Nam – biểu tượng cho phần sử dụng ngôn ngữ Việt. Chỉ có tiếng Anh. Tiếng Anh lỗ mỗ của Giỏ Mây cho phép tôi hiểu mục Contact us, tức là liên hệ với chúng tôi. Trỏ chuột vào đó, thấy hiện ra ở bên phải màn hình là bản đồ Google chỉ dẫn đường đến Cactus, bên trái có họ tên, số điện thoại, fax, email liên lạc của Director (giám đốc) Nguyen Tan Thanh, và địa chỉ chính thức là 3/ 13 (chứ không phải 13/3 như tin trên báo) Quốc Hương… Tên họa sĩ thì đã có tin báo kia “phiên dịch qua tiếng Việt” giúp, chứ tên của vị director thì Giỏ Mây chịu, là Nguyễn Tấn Thành hay Thanh hay Thạnh hay Thánh… Tấn hay Tán hay Tạn… hay Tần… Mục About us (về chúng tôi) cũng thế, chỉ có lời viết bằng tiếng Anh. Mục Activities (Triển lãm) cũng vậy, có một bài giới thiệu triển lãm To be or… của “art critics Nguyen Quan”, toàn bằng tiếng Anh… Giỏ Mây vào mục Artists, thấy có tên của các nghệ sĩ, kèm ảnh tranh và “biography” cũng chỉ có tiếng Anh… Giỏ Mây giả định các nguyên do/mục đích sâu xa thế này: 1. Trang mạng của gallery này không dành cho đại đa số người Việt Nam vì có phải ai cũng biết tiếng Anh mà đọc đâu, nhất là lại đọc các giới thiệu phê bình về một lĩnh vực khó nhất đời là nghệ thuật. Trang này cũng không dành cho đại đa số nghệ sĩ Việt Nam vì cũng chẳng có mấy nghệ sĩ giỏi tiếng Anh đủ để đọc hiểu được thông tin nơi đó. Trang này cũng không dành cho giới buôn bán sưu tập tranh là người Việt Nam vì số người này đã ít thì chớ, lại cũng không hẳn nhiều chữ Anh đến vậy để nhận được thông tin đầy đủ từ họ. Mua tranh đâu chỉ có ngắm tranh là đủ, còn phải đọc và tìm hiểu thêm thông tin nữa chứ nhỉ… 2. Trang mạng này dành cho đối tượng nào? Ít nhất cũng là người giỏi tiếng Anh và có liên quan đến nghệ thuật. Thế thì chỉ có hai dạng: người quan tâm đến nghệ thuật Việt Nam và giỏi tiếng Anh; người buôn bán/ sưu tập tranh Việt Nam và giỏi tiếng Anh. Suy ra, tuyệt đại đa số họ chỉ người nước ngoài mà thôi, mà số người này thì có lẽ chỉ nhiều trong trí tưởng tượng bâng quơ thường trực của nghệ sĩ nhà ta theo kiểu thả mồi câu cá: “biết đâu đấy…” 3. Với một trang mạng như vậy thì suy ra, có dễ dàng đặt chân vào cái gallery đó sau ngày khai mạc triển lãm nếu… bạn là người Việt Nam có vẻ ngoài “không sang trọng”? 4. Hay là chủ gallery nghệ thuật đương đại này đang nhắm đến một vấn đề hiện nay/đương đại của xã hội Việt Nam hiện nay là sính dùng tiếng Anh ở mọi nơi mọi lúc, mọi lĩnh vực. Đây là một vấn đề nhân sinh rất đỗi hiện thực mà việc phản ánh bằng một tác phẩm nghệ thuật không thôi chưa đủ, còn phải cần đến một cách phản ánh tổng lực như cách mà Cactus đang làm mới hay: biến mình thành một nhân tố đồng hóa để cho thấy độ lớn và nghiêm trọng của vấn đề… Suy diễn đến đây, Giỏ Mây thấy mình hình như hơi hoang tưởng…. Đành quay lại tìm bạn dịch giúp cho phần Về chúng tôi, bạn ấy tư vấn thế này, chỉ cần hiểu được cái câu “We are committed to work with featured critics and talented artists in order to change the face of Vietnamese Fine Art”, thì sẽ hiểu được mục đích, ý nghĩa xã hội của Cactus. Tra từ điển, thấy cái từ “committed” được dùng ở đây mới cắc cớ làm sao. Khi nói: I’am committed, trong một ngữ cảnh bàn về thời gian, câu này có nghĩa là “tôi mắc bận (vì có cam kết hẹn hò với ai đó trước rồi); khi dùng từ này ở thể câu bị động, ví dụ: “It was committed…”, có nghĩa là “Nó đã được xác nhận…” còn nguyên nghĩa của committed nghĩa là tận tụy, tận tâm; nhưng nếu commit được dùng ở thể động từ với ý nghĩa chủ động, tích cực thì có nghĩa là “cam kết”. Vậy: câu trên dịch nguyên nghĩa là: “Chúng tôi ‘mắc bận’/’tận tâm’/’được xác nhận’ để làm việc với các nhà phê bình được đề cao và nghệ sĩ tài năng để thay đổi/biến đổi gương mặt của mỹ thuật Việt Nam” (mà cái từ Fine Art nữa chứ, nếu viết như từ điển thì phải là Fine Arts kia). Mệt thế nhỉ! Túm lại, thế này là làm cho mỹ thuật Việt Nam biến đổi hay biến dạng? Nghe bạn mình cười ngất ngư khi đọc phần Biography của 6 nghệ sĩ trong mục Artists mà Giỏ Mây ức quá, gắt hỏi sao cười; bạn ấy lại càng sặc sụa: Tiếng Anh do người Việt tự chế, Mây à! Có câu ngạn ngữ: Chiếc áo không làm nên thầy tu. Hình như Cactus muốn ngay lập tức xác nhận một vị thế quốc tế của mình bằng cái cách làm trang mạng hoàn toàn Anh ngữ này kèm cái tên của mình thật đầy đủ nữa: Contemporary Art gallery – Cactus. Nhưng cái áo Anh ngữ đấy chẳng thể giúp Cactus thành “đẳng cấp” được đâu vì cách sử dụng áo cũng quan trọng chẳng kém cái áo. Còn về tranh triển lãm tại địa chỉ này, Giỏ Mây chỉ dám post tạm một số ảnh, tự bản thân không phải là một “featured critic” và càng không thể bình phẩm về chúng vì mới chỉ được xem “online”! (Tranh thủ xài tí tiếng Anh cho oách! Mà từ “online” này thì bạn đọc nào cũng hiểu…) * (SOI: Tên các tác phẩm do Soi “phỏng dịch” vì chỉ có tên bằng tiếng Anh! Lại hú vía thế vẫn còn may: may mà gallery này còn sính tiếng Anh nên còn dịch được, chứ sính tiếng Trung Quốc thì Soi bỏ xừ Soi!)
* Bài liên quan: – Dùng tiếng Anh để… biến đổi /biến dạng cái mặt Mỹ thuật Việt Nam?! Ý kiến - Thảo luận
10:40
Thursday,2.4.2015
Đăng bởi:
ong Bắp
10:40
Thursday,2.4.2015
Đăng bởi:
ong Bắp
Giỏ Mây ngại thì để tôi nói toẹt ra: cái bọn văn hóa dân tộc còn dốt thối còn bày đặt ngoại ngữ.
15:27
Saturday,13.8.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
"...Người nhát nhìn đâu cũng thấy ma, kẻ độc tài nhìn đâu cũng thấy "lực lượng thù địch", người nô lệ nhìn ai cũng nghi là chủ nô..." (hanoian)
và: "họa sĩ (ziai) nhìn em nào cũng tưởng tượng ra cảnh mẫu...sắp táp-đờ-nuy", lạ hè? ...xem tiếp
15:27
Saturday,13.8.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
"...Người nhát nhìn đâu cũng thấy ma, kẻ độc tài nhìn đâu cũng thấy "lực lượng thù địch", người nô lệ nhìn ai cũng nghi là chủ nô..." (hanoian)
và: "họa sĩ (ziai) nhìn em nào cũng tưởng tượng ra cảnh mẫu...sắp táp-đờ-nuy", lạ hè? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp