Nghệ sĩ Việt Nam

Dùng tranh chép hòng “tát lệch mặt” nền mỹ thuật Việt 07. 08. 11 - 6:37 pm

Phạm Huy Thông

 

Tranh Phương Quốc Trí

Trong phần giới thiệu của Cactus gallery có đoạn tiếng Anh mà tôi dịch tạm như sau: “… chúng tôi có đa dạng các tác phẩm với các chất liệu, kích cỡ, màu sắc và kỹ thuật khác nhau. Điều này giúp quý khách tiết kiệm được thời gian mà vẫn tìm được cái mình cần”. Ái chà, như vậy “dịch vụ” nghệ thuật của Cactus gallery quả là hoàn hảo, có đủ chất liệu và mầu sắc cho khách chọn. Cứ y như một cửa hàng nội thất cao cấp vậy. Tôi thấy Cactus gallery đang nỗ lực bán tranh thôi, nhưng nỗ lực này có vẻ hơi thô và tội nghiệp. Tôi nghĩ vấn đề gốc không phải do tiếng Anh tồi mà do định hướng của người điều hành có vấn đề.

Nhưng điều làm tôi ghét nhất trong website của Cactus gallery không phải tiếng Anh lủng củng mà ở các tác phẩm của các hoạ sĩ tài năng” có nguy cơ “thay đổi diện mạo nghệ thuật Việt Nam”. Xin không nói đến các họa sĩ khác cùng hợp tác với Cactus gallery vì có thể họ cũng không muốn phát ngôn đao to búa lớn như vậy. Xin chỉ tập trung công kích Phương Quốc Trí. Ngay tác phẩm đầu tiên là một sản phẩm sao chép sống sượng tranh Doãn Hoàng Lâm:

Tranh Doãn Hoàng Lâm

Tranh Phương Quốc Trí

nhảy sang bức thứ hai và thứ ba là biến thể từ Lê Quý Tông và Yan Pei Ming với phong cách hoàn toàn khác bức đầu tiên:

Tranh Yan Pei Ming

Tranh Lê Quý Tông

Tranh Phương Quốc Trí

đến bức thứ tư thì quay thẳng về phong cách Yan Pei Ming:

Tranh Yan Pei Ming

Tranh Phương Quốc Trí

Tôi nhớ khi xưa đã từng viết một bài dài về sự giống nhau và khác nhau giữa ba ông Phương Quốc Trí, Lê Quý Tông và Yan Pei Ming nhưng rồi lại đề nghị Soi không đăng nữa. Tôi hay đi qua các cửa hàng chép tranh ở Hàng Hành, Hàng Trống, đứng nhìn các thợ vẽ mưu sinh, không yêu cũng không ghét họ. Họ biết thân phận thợ sao chép nên không phát ngôn đao to búa lớn bao giờ. Tôi nghĩ các anh thợ chép tranh ở mọi trình độ đều nên biết phận mình, đừng nhăm nhe lôi mấy cái tranh chép ra để hòng “tát lệch mặt nền mỹ thuật Việt Nam”.

Cuối cùng, comment này được viết bởi Phạm Huy Thông (một người có đủ tên họ, một hoạ sĩ từng bị nghi chép tranh Hà Mạnh Thắng và cũng có một vài tác phẩm bị các hoạ sĩ khác ăn theo, một người đang rất bực khi thấy cái tranh của Doãn Hoàng Lâm bị chép trắng trợn). Bực lắm.

*

Bài liên quan:

– Nếu không biết xài dấu phẩy, có nên xài tiếng Anh (thay tiếng Việt)?
– Dùng tiếng Anh để… biến đổi /biến dạng cái mặt Mỹ thuật Việt Nam?!
– Dùng tranh chép hòng “tát lệch mặt” nền mỹ thuật Việt

– PHẠM HUY THÔNG đối thoại với BÙI QUANG THẮNG

– Shit gửi Phạm Huy Thông: Nói ăn cắp có dễ thế?

– Tranh luận trên Soi: phong cách “người dưng lạc lối”?

– PHƯƠNG QUỐC TRÍ: Làm việc với tôi, các họa sĩ sẽ thấy nhiều cái khác

Ý kiến - Thảo luận

21:43 Wednesday,4.2.2015 Đăng bởi:  phuong binh
tranh Egon Schiele (1890-1918) cũng chép tranh của các họa sỹ Việt Nam ta thì phải bà con ơi... Bà con vào Google gõ Egon Schiele (1890-1918)
...xem tiếp
21:43 Wednesday,4.2.2015 Đăng bởi:  phuong binh
tranh Egon Schiele (1890-1918) cũng chép tranh của các họa sỹ Việt Nam ta thì phải bà con ơi... Bà con vào Google gõ Egon Schiele (1890-1918) 
12:40 Sunday,21.8.2011 Đăng bởi:  nguoi yeu tranh
Tranh cô gái đội nón lá của Phương Quốc Trí nếu thoáng nhìn sẽ thấy cách tạo hình quen thuộc cái riêng mà họa sĩ Lim Kim Katy sáng tác. Anh Trí chép tranh đa tài thiệt!
...xem tiếp
12:40 Sunday,21.8.2011 Đăng bởi:  nguoi yeu tranh
Tranh cô gái đội nón lá của Phương Quốc Trí nếu thoáng nhìn sẽ thấy cách tạo hình quen thuộc cái riêng mà họa sĩ Lim Kim Katy sáng tác. Anh Trí chép tranh đa tài thiệt! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thông báo số 1 và 9 cái băn khoăn

Thông tin từ Cục Mỹ thuật–Nhiếp ảnh–Triển lãm và NGUYỄN THỊ HOÀI BÃO

U LÀNH TÍNH: Lại "thế này mà là nghệ thuật ư?"

Canvas - Ảnh dùng lại của Tịch Ru

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả