Nghệ sĩ thế giới

Bản tuyên ngôn (kiêm tiên tri) do Ngải Vị Vị viết năm 1985 vừa được công bố 06. 08. 11 - 7:21 am

Pha Lê dịch

Bị ém trong tủ hơn 26 năm, bản tuyên ngôn của Ngải Vị Vị lần đầu tiên được lôi ra ngoài ánh sáng. Bài luận Sự khởi đầu mới của nền nghệ thuật Trung Quốc nhấn mạnh rằng các nghệ sĩ Trung Quốc phải “giúp người dân Trung Hoa gột bỏ quá khứ và biến đất nước thành một xã hội của tự do cũng như của sáng tạo”. Bản tuyên ngôn được viết ngắn gọn, với những ý chính được chia ra bằng những chấm đầu dòng. Mỗi ý là một đòn phản đối sự kiểm duyệt gắt gao và chủ nghĩa biệt lập của chính phủ Trung Quốc. Hôm nay, lần đầu tiên ARTINFO được công bố bản tuyên ngôn một cách hoàn chỉnh nhất. (Các bạn bấm vào hình để xem bản to hơn).

Bản tuyên ngôn cho thấy rõ mong muốn của Ngải Vị Vị về một xã hội cởi mở hơn; về quyền được phát biểu, bàn luận, và sáng tạo một cách tự do mà Vị Vị đã cố đấu tranh trong suốt quãng thời gian tác nghiệp của mình. “Tự do là điều kiện cần có để sáng tạo; chúng ta chỉ có thể tìm thấy tự do khi chúng ta sáng tác”, ông viết. “Sự sáng tạo luôn vinh danh truyền thống bằng cách phá vỡ truyền thống. Chỉ khi liên tục thoát ra khỏi những quy định cứng nhắc, nghệ sĩ chúng ta mới trau dồi cho truyền thống thêm màu mỡ được.” Bản tuyên ngôn kết thúc với tinh thần lạc quan và một lời tiên tri: “Cả thế giới sẽ phải để mắt đến tương lai của nghệ thuật Trung quốc!” Nhờ vào Ngải Vị Vị mà chúng tôi (đám người phương Tây) đang thực hiện đúng điều đó

Bản tuyên ngôn (bằng tiếng Anh) được một nhóm người thuộc “Hội Nghệ sĩ Trung Hoa hải ngoại” đồng ký tên, trong số đó có Yuan Yunsheng Wang Keping, Zhang Hongtu, và Ngải Vị Vị. Đây là một tài liệu lý thú, một phần của những hoạt động nghệ thuật thời trẻ của Ngải, báo trước cho ta thấy các tác phẩm mang đầy sự dũng cảm cũng như những hoạt động đấu tranh về sau của ông.

BẢN TUYÊN NGÔN
HỘI NGHỆ SĨ TRUNG HOA HẢI NGOẠI

. Chúng tôi là những nghệ sĩ Trung Hoa. Chúng tôi đã chứng kiến sự ảnh hưởng to lớn mà nghệ thuật cổ điển Trung Quốc đã tác động lên thế giới. Chúng tôi cũng thấy được sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật phương Tây trong thế kỷ gần nhất. Cái làm chúng tôi lo lắng là tình trạng hiện tại cũng như tương lai của nền nghệ thuật Trung Quốc.

. Chúng tôi rất vui mừng trước những thay đổi của đất nước trong những năm gần đây. Nhưng khi nhìn lại, chúng tôi nhất trí rằng nghệ thuật Trung Quốc vừa mới trải qua thời khắc đen tối nhất trong lịch sử.

. Trước thực tế chung đáng buồn của văn hóa Trung Quốc, nhiệm vụ lớn nhất của giới trí thức và giới nghệ sĩ là dốc toàn bộ sức lực, bằng mọi giá phải giúp người dân Trung Hoa gột bỏ quá khứ, biến đất nước thành một xã hội của tự do cũng như của sáng tạo. Đây chính là thước đo của một Trung Quốc “hiện đại hóa”.

. Chúng tôi hiện đang học hỏi những giá trị của nghệ thuật đương đại phương Tây, và sẽ tìm tòi các xu hướng của chúng để lập nên bước khởi đầu cho nghệ thuật Trung Quốc.

. Tự do là điều kiện cần có để sáng tạo; chúng ta chỉ có thể tìm thấy tự do khi chúng ta sáng tác. Sự sáng tạo luôn vinh danh truyền thống bằng cách phá vỡ truyền thống. Chỉ khi liên tục thoát ra khỏi những quy định cứng nhắc, nghệ sĩ chúng ta mới trau dồi cho truyền thống thêm màu mỡ được.

. Những cái đối lập sẽ tự cùng nhau hoàn thiện; chúng tôi tôn trọng sự khác biệt và đề cao sự đa dạng. Đây cũng là niềm tin của chúng tôi

. Cả thế giới sẽ phải để mắt đến tương lai của nghệ thuật Trung Quốc!


Tháng 12, New York, 1985

 

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ: Ngải Vị Vị
185 Đường East Third
Căn hộ 3C
New York, New York 10009
ĐT: (212) 614-0476

 

Ý kiến - Thảo luận

18:09 Sunday,7.8.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Em có ý kiến ơi. Về chuyện đại từ loằng ngoằng ở Việt Nam cũng có chuyện để nói đấy. Tiếng Việt sẽ đơn giản hơn nhiều nếu chỉ có "Tao", "Mày", "Chúng Mày","Nó", "Chúng nó"... Nhưng khổ nỗi người Việt chót có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ nên trở thành cùng một mẹ đẻ ra. Thế là thành một nhà. Vậy nên người Việt bê các đại từ nhân xưng trong gia đì
...xem tiếp
18:09 Sunday,7.8.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Em có ý kiến ơi. Về chuyện đại từ loằng ngoằng ở Việt Nam cũng có chuyện để nói đấy. Tiếng Việt sẽ đơn giản hơn nhiều nếu chỉ có "Tao", "Mày", "Chúng Mày","Nó", "Chúng nó"... Nhưng khổ nỗi người Việt chót có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ nên trở thành cùng một mẹ đẻ ra. Thế là thành một nhà. Vậy nên người Việt bê các đại từ nhân xưng trong gia đình (ông, bà, bác, cô, chú, dì, anh, chị, em...) ra để gọi ngoài xã hội. Thế cho nên mới thành lung tung beng như bây giờ. Cái đẹp của việc này là làm cho các giao tiếp xã hội trở nên mềm mại hơn. (Gọi nhau anh em nhưn khi cần vẫn đấm nhau luôn). Nhưng việc xác định ngôi thứ để đặt đại từ cũng đem lại lộn xộn, nhất là việc khi nào cũng phải cố biết xem đối phương bao nhiêu tuổi. Hai nữa là đôi khi quan hệ này làm giảm bình đẳng trong tranh luận và tiến bộ. Ví dụ như trong cuộc họp cơ quan thì các "cháu" mở mồm ra góp ý các "cô", "chú" cũng khó.
Tụi tây hay tàu không có sự đa dạng này bởi họ không có truyền thuyết Đồng Bào (thực ra miền nam Trung Quốc cũng có). Tớ tìm hiểu đọc được các thông tin trên khi nghiên cứu cho bộ tranh Đồng Bào trước kia của tớ. (Đấy nhé, luôn luôn không quên PR như Andy Wahol). 
9:00 Sunday,7.8.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Anh Thông ới, các anh các chị ời!
Hóa ra thì tiếng ta phức tạp phết, "chúng anh chúng chị" nhỉ? (Xời, thử xài chữ "chúng" với các anh các chị nhưng nghe hổng vô...Buồn ghê gớm :-<)

Thôi thì tùy tâm mỗi người đọc, tự áp vô cảm xúc của mình, thế mới hay, chị Pha Lê nhỉ?

Mà theo em hóng lỏm (nỏ biết trúng không) là người Tàu cũng như người Tây là họ có ngô
...xem tiếp
9:00 Sunday,7.8.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Anh Thông ới, các anh các chị ời!
Hóa ra thì tiếng ta phức tạp phết, "chúng anh chúng chị" nhỉ? (Xời, thử xài chữ "chúng" với các anh các chị nhưng nghe hổng vô...Buồn ghê gớm :-<)

Thôi thì tùy tâm mỗi người đọc, tự áp vô cảm xúc của mình, thế mới hay, chị Pha Lê nhỉ?

Mà theo em hóng lỏm (nỏ biết trúng không) là người Tàu cũng như người Tây là họ có ngôi thứ 1 số nhiều như nhau (lạ hè?), nghĩa là không phân biệt được chúng ta/tôi/tớ/mình/em/cháu/con/ông/cụ..., vì rứa, trong Tuyên ngôn trên của Ngải và các đồng chí nghệ Tàu hải ngoại, người Việt ta cũng khó luận ra được "chúng" (xin lỗi ông Ngải và các vị nghệ sĩ của nhóm Tuyên ngôn ạ) định xài ở nghĩa "chúng" nào, chị Pha Lê nhỉ.

Tiện chuyện, em tưởng nhớ 1 bi kich trong nhà có cảnh trớ trêu không dùng trúng đại từ nhân xưng.

Chuyện là thế này (cúi xin toàn gia tha tội) :

Gia tộc em có 1 chú rể Tây, lần đầu ra mắt bố vợ cố học mấy câu chào đón xã giao. Không hiểu trình độ "ngoại ngữ" thế nào, hay Việt ngữ rắc rối, mà khi diện kiến nhạc phụ anh Tây lại tuôn: "TAO chào bố, MÀY khỏe không?". Quả đó tí nữa bị trả lễ, tí hỏng cưới. May nhạc phụ về sau cũng thông cảm mà châm chước vì hiểu ra cái khó cái khổ của tiếng Việt trong thời đại toàn cầu hóa rồ.

Nhớ lại... buồn ghê gớm :-< 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả