|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhTôi là Henry Butler – nhiếp ảnh gia mù 08. 09. 11 - 4:20 amHenry Butler - Ngọc Trà dịchKhông có hai người nào nhìn sự vật theo một cách hoàn toàn giống nhau. Khi chụp một bức ảnh, với tôi đấy là một quy trình học hỏi lớn. Mỗi người nhìn màu sắc theo cách riêng; họ nhìn thấy những điều khác nhau trong cùng một bức ảnh. Họ lý giải những gì họ thấy dựa trên lý trí của riêng họ. Những người xem ảnh của tôi là những người có thị lực bình thường. Tôi đã biết họ nhìn gì và họ tìm kiếm gì. Tên tôi là Henry Butler và tôi là một nhiếp ảnh gia mù. Tôi chụp ảnh từ năm 1984. Tôi muốn tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật này và gây ảnh hưởng lên nhận thức của những người sáng mắt. Trước đó tôi theo nghề nhạc sĩ, biểu diễn với những bậc thầy nhạc jazz như Charlie Haden trong câu lạc bộ Comeback Inn ở Los Angeles. Tôi biết rằng nếu nhiều người nghe cùng một bản nhạc, họ cũng sẽ nghe theo cách khác với cách của người sáng tác. Tôi nghĩ chụp ảnh màu so với ảnh đen trắng cũng giống như viết một bản nhạc bằng cung trưởng và cung thứ. Sau khi đến dự các buổi triển lãm, nghe mọi người mô tả các bức ảnh và tranh, tôi cảm thấy hơi trống trải – tôi không tận hưởng được hết tất cả những tác phẩm đó. Tôi quyết định, điều hay nhất là trở thành một nghệ sĩ trong ngành nghệ thuật thị giác. Chiếc máy ảnh đầu tiên của tôi là một chiếc Kodak Instamatic. Mất hai tuần để chụp rồi xử lý film, tôi chẳng biết được liệu mình đã lấy được bố cục chưa, có chụp được không, liệu người ta có nhìn thấy cái mà tôi nghĩ là tôi chụp được không? Tôi mua thêm một chiếc máy ảnh Polaroid để có được phản hồi ngay lập tức. Tôi nhờ bạn tôi làm trợ lý cho tôi. Tôi chụp đường cao tốc Pacific Coast Highway; ở đấy đẹp lắm, có những ngọn đồi phủ đầy hoa dại. Rồi tôi mua một chiếc SLR và tiếp tục công việc, thỉnh thoảng dùng cả ba chiếc máy ảnh: một để chụp toàn phim đen trắng, một chụp ảnh màu, và một cái có thể lắp nhiều loại ống kính khác nhau. Giờ tôi chủ yếu chụp ảnh kĩ thuật số. Khi chụp một bức ảnh, tôi lắng nghe tiếng nói, âm thanh, và cố nhận ra xem chủ thể của mình cao bao nhiêu so với chiều cao của mình. Tôi đã nhằm đúng hướng chưa? Andrea Du Plessis, cộng sự của tôi, đã làm trợ lý cho tôi trong năm năm, thường hướng dẫn: “Hướng máy lên trên một chút. Hướng xuống.” Đây là một sự cân bằng rất tinh tế – cô ấy có thể nhìn từng hình ảnh rất khác tôi. Andrea có thể nói, “Đấy là một bức ảnh tuyệt vời”, nhưng nếu tôi không cảm thấy được điều đó, xem như tôi không cần nó. Cô ấy sẽ không can dự vào những gì tôi làm trừ khi tôi đi quá đà. Những người xem ảnh tôi là những người sáng mắt. Dần dần tôi biết được họ nhìn gì và tìm kiếm điều gì. Họ đang tìm cái mà họ gọi là “bố cục”. Một cái gì đó trong nền móng cơ bản cho một tác phẩm nhằm liên kết với người xem, giúp bức ảnh trở nên “thật” với họ. Nếu người xem ăn ý, họ có thể thấy được điều mà tác giả muốn trình bày. Tôi có thể học được gì từ việc trưng những hình ảnh của mình cho người sáng mắt xem? Tôi sẽ có được sự chủ động trong cuộc sống. Tất cả những gì người chụp ảnh có thể làm là ghi lại cái mà họ nhận biết, và nhờ vậy mà tôi ngày càng trưởng thành hơn. * Henry Butler sống ở New Orleans. Ông là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, một nhiếp ảnh gia, và là thầy giáo. Ông tổ chức một chương trình hè ở Đại học New Orleans dành cho trẻ em mù. Ông nói về tuổi của mình: già như Chúa, trẻ tựa thiên thu. Và sau đây mời các bạn xem vài bức ảnh của các nhiếp ảnh gia mù khác. Ý kiến - Thảo luận
16:48
Thursday,8.9.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
16:48
Thursday,8.9.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Cám ơn anh/chú Phạm Quốc Trung kể một câu chuyện cảm động về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Đình Cung.
Bài học rút ra là: 1. Đồng bào MÌNH thấy đồng bào TA bị nạn mà lờ như không, như KHÔNG VÔ CAN, thì xứng đáng để anh Thông vẽ bộ tranh ĐỒNG BÀO quá còn zì. 2. Đồng chì Tây thấy đồng chí Ta sa hồ mà chẳng quan zan lao anh dũng phi thân khẩn trương cõng người bị nạn lên bờ ngay, xứng đáng để nghệ sĩ Hà Nội tạc tượng bên Hồ Gươm ghi lại sự tích giống pho zì bên Hồ Trúc Bạch ghi cảnh dân ta cứu anh phi công Tây đó) kèm ghi chú: ngày/giờ/năm ấy/đồng chí.../cứu được đồng chí...nghệ sĩ ...sẽ là bài học cho du khách nội ngoại rất thú, thêm 1 địa điểm thăm quăn du lịch giữa Thủ Đô gí mát Bờ Hồ. Làm nghệ sĩ đã khó! Làm người biết xả thân cứu người một cách điệu nghệ càng khó! Ôi...Hà Nội có Hồ Gươm...nước đen như pha mực Tàu!
14:22
Thursday,8.9.2011
Đăng bởi:
Pham Quốc Trung
ở Hà Nội cũng có bạn Phan Đình Cung học khoa báo chí bị khiếm thị cũng đã từng triển lãm ảnh cá nhân rồi. (Có phóng viên ĐMT đã viết trên Tiền phong về TL).
Bạn khiếm thị nhưng tự học tự sống bằng viết báo, làm tẩm quất và mê thích chụp ảnh. Bạn kể là dùng máy tự động hướng về phía có tiếng động và... chụp. Những ảnh của Cung cũng rất đẹp và b ...xem tiếp
14:22
Thursday,8.9.2011
Đăng bởi:
Pham Quốc Trung
ở Hà Nội cũng có bạn Phan Đình Cung học khoa báo chí bị khiếm thị cũng đã từng triển lãm ảnh cá nhân rồi. (Có phóng viên ĐMT đã viết trên Tiền phong về TL).
Bạn khiếm thị nhưng tự học tự sống bằng viết báo, làm tẩm quất và mê thích chụp ảnh. Bạn kể là dùng máy tự động hướng về phía có tiếng động và... chụp. Những ảnh của Cung cũng rất đẹp và bố cục khác lạ, ngẫu nhiên rất hay. Cung kể là có lần lang thang ra bờ hồ Gươm, đang loay hoay chụp ảnh thì bước xuống hồ, Cung không biết bơi, kêu chẳng người VN nào cứu dù rất nhiều người xung quanh, (KHÔNG VÔ CAN VÀ BALAT HỒ GƯƠM). Cuối cùng thì một "đồng chí" Tây nhảy xuống nước vớt Cung lên. Sau lần đầu triển lãm hoa anh đào Nhật bản, cây hoa bị "làm thịt" chỉ trong vài chục phút trưng bày thì đến lần triển lãm sau, rút kinh nghiệm, Ban tổ chức treo bảng cấm, vòng trong vòng ngoài, CA chìm nổi, hàng rào bảo vệ cây hoa. Người thường thì biết sợ chỉ dám nhìn từ xa để "thưởng hoa" bỗng... (một thanh niên đi đến cây hoa, tần mần vin cành, ghé mũi ngửi bông hoa... thì ngay lập tức bị lực lượng bảo vệ hùng hậu "can thiệp" nhưng sau khi làm việc mới phát hiện ra....) có Báo nào đó đã đăng tin và ảnh như vậy. Nhân vật thanh niên mặt méo xệch vì đau, bị một lũ bẻ tay, lôi xềnh xệch đi... Chàng trai đó là Cung. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bài học rút ra là:
1. Đồng bào MÌNH thấy đồng bào TA bị nạn mà lờ như không, như KHÔNG VÔ CAN, thì xứng đáng để anh Thông vẽ bộ tranh ĐỒNG BÀO quá còn zì.
2. Đồng chì Tây thấy đồng chí Ta sa hồ mà chẳng quan zan lao anh dũng phi thân khẩn trương cõng người bị
...xem tiếp