Ở Đâu - Làm Gì

SẮC THU CÁT TƯỜNG: Một triển lãm đáng yêu 10. 08. 11 - 7:41 am

Thông tin từ Artviet

 

Tác phẩm “Múa tiên”, Trần Nguyệt Hà, 11 tuổi, chất liệu sơn dầu

SẮC THU CÁT TƯỜNG

Triển lãm tranh của các em thiếu nhi lớp vẽ Cát Tường
do họa sĩ Nguyễn Thị Nhàn tổ chức và tuyển chọn
Khai mạc 17h thứ  Năm 11. 8. 2011
Từ 11. 8 đến 15. 8. 2011
Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (đối diện Hồ Gươm)

 

Lớp vẽ Cát Tường đã tồn tại từ khá lâu tại Hà Nội do họa sĩ Nguyễn Thị Nhàn phụ trách. Ngược lại với sự lặng thầm của cô giáo, lớp vẽ Cát Tường ngày càng được biết đến nhiều hơn, các phụ huynh lúc nào cũng chỉ thích đem con cái đến theo học vẽ của bà Nhàn. Vốn là một Phật tử thuận thành, bà giáo Nhàn nghiên cứu về Phật giáo và có nhiều tác phẩm với chủ đề Phật giáo, đặc biệt là mỹ thuật Mật tông trong Phật giáo.

Theo nhà Phật, Cát Tường là điềm lành, sự may mắn như trong một bài kệ có câu: “Thi vị tối Cát tường” (Điềm lành lớn nhất, cao quý nhất), lớp học Cát Tường với số lượng các em tham gia ngày càng đông theo tiếng lành đồn xa, cho dù bà giáo rất đỗi thầm lặng và khiêm nhường.

Tác phẩm “Hai chú mèo”, Hoàng Khánh Linh, 5 tuổi, chất liệu sơn dầu

Năm 2007- triển lãm Những sắc màu của tuổi hoa với mùa xuân với 22 tác giả nhí tại 29 Hàng Bài đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Lần này, Sắc thu Cát Tường đánh dấu sự trở lại của lớp vẽ Cát Tường sau 4 năm “thu hoạch” 80 tác phẩm của 40 học sinh sẽ là một triển lãm khá hấp dẫn và sinh động có quy mô về số lượng, đa dạng về chất liệu tác phẩm, hấp dẫn về tư duy, đáng ngạc nhiên về bản năng và một số em thực sự có tài năng. Đặc biệt, đã có rất nhiều… “cựu” học sinh của Cát Tường từ khắp nơi trên thế giới như Anh, Nhật, Mỹ, Canada, Trung Quốc” trở về cùng góp tác phẩm tham gia với các em đồng môn mới.

Mà thôi, xin hãy khoan đánh giá về chất lượng, hãy ngắm các tác phẩm, với con mắt trong sáng nhất; bởi đó là những ý nghĩ, bàn tay, khối óc có thể còn non nớt của các họa sĩ nhí, nhưng nó lại là một sự hồn nhiên đáng quý của con em chúng ta trong một xã hội hiện đại có quá nhiều để suy ngẫm!

Mọi thông tin chi tiết, xin liên lạc email: artviet.infor@gmail.com.

Tác phẩm “Sen”, Ngô Thanh Trung, 18 tuổi, sơn dầu

 

 

Ý kiến - Thảo luận

9:21 Friday,18.5.2012 Đăng bởi:  Đỗ Minh Tú
HÍc, Từ hán Việt chiếm mấy chục phần trăm trong từ ngữ thông dụng. BỎ đi hết thì lấy gì xài hả bạn Em có ý Kiến. Ví dụ như đa phần tên khai sinh của chúng ta là từ Hán Việt. Nếu bài như bạn thì chắc quá nửa dân số đổi tên khai sinh quá.
...xem tiếp
9:21 Friday,18.5.2012 Đăng bởi:  Đỗ Minh Tú
HÍc, Từ hán Việt chiếm mấy chục phần trăm trong từ ngữ thông dụng. BỎ đi hết thì lấy gì xài hả bạn Em có ý Kiến. Ví dụ như đa phần tên khai sinh của chúng ta là từ Hán Việt. Nếu bài như bạn thì chắc quá nửa dân số đổi tên khai sinh quá. 
8:38 Thursday,11.8.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Các anh các chị mắng tội ghét Tàu quá hóa ghét chữ Tàu, em đành chịu vậy... nhưng mờ thực ra em nhớ Bác Hồ có dặn dò chúng em phải cố giữ gìn tiếng Việt cho nó trong nó sáng, nên em cứ cố, cứ đấm mãi... mà hóa ra chẳng được ăn xôi, lại ăn mắng thôi rồi... đáng đời...

Ôi, xôi ơi là xôi...
...xem tiếp
8:38 Thursday,11.8.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Các anh các chị mắng tội ghét Tàu quá hóa ghét chữ Tàu, em đành chịu vậy... nhưng mờ thực ra em nhớ Bác Hồ có dặn dò chúng em phải cố giữ gìn tiếng Việt cho nó trong nó sáng, nên em cứ cố, cứ đấm mãi... mà hóa ra chẳng được ăn xôi, lại ăn mắng thôi rồi... đáng đời...

Ôi, xôi ơi là xôi... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cuối cùng không nhịn được nữa, tôi phải nói ra tên những kẻ đốt tôi đây…

Bài phỏng vấn độc quyền ông Cột Nhà Cháy của phóng viên Đen Nhẻm, báo Bồ Hóng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả