Nhiếp ảnh

Tin-ảnh: Đống đổ nát và cách mạng công nghiệp 27. 08. 11 - 6:56 am

Pha Lê dịch

 

 

MIAMI - Tác phẩm “Người lính cứu hộ và cột sắt cuối cùng, 2002”, do Joel Meyerowitz chụp. Để đánh dấu 10 năm sau vụ khủng bố 11. 9, Bảo tàng Nghệ thuật Miami sẽ cho ra mắt buổi triển lãm "Joe Meyerowitz - Aftermath" (Hậu quả - bộ tác phẩm của Joel Meyerowitz) từ ngày 19. 8 đến 6. 11. 2011.

Trong suốt 9 tháng, Joel dành trọn thời gian làm việc của mình để chụp "cái đống hổ lốn" (tên lóng người Mỹ đặt cho khu Trung tâm Thương mại sau đợt khủng bố) và chụp hơn 800 người làm công tác cứu hộ cũng như dọn dẹp tại đây.

Sự kiện 11. 9 đã biến khu vực này trở thành hiện trường án mạng; trừ lính cứu hỏa, cứu hộ, và cảnh sát, không ai được phép lại gần đống hổ lốn đó, kể cả các phóng viên.

Vốn sẵn tính bướng bỉnh, Joel cứ thế xông vào hiện trường. Ông liên tiếp bị cảnh sát đuổi ra khỏi khu vực cấm, nhưng vài phút sau thì ông len lén quay lại. Các nhân viên cứu hộ thương tình nên cho Joel mượn đồng phục và đồ nghề; cộng với giấy tờ giả, Joel ung dung ngụy trang rồi thỏa sức chụp những pô ảnh mình cần.

Joel Meyerowitz (sinh năm 1938) là một nhiếp ảnh gia đường phố sống tại New York, ông còn là nhiếp ảnh gia duy nhất chụp được quanh cảnh cũng như các hoạt động tại vùng cấm sau vụ khủng bố làm chao đảo nước Mỹ này. Theo lời kể thì các quan chức đã chịu hết nổi và cuối cùng phải cấp giấy phép cho Joel chính thức làm việc tại đống đổ nát của Trung tâm Thương mại Thế giới.

TORONTO - Trong khi đó, triển lãm "Bài hát tương lai: Các bức ảnh về một nước Canada công nghiệp hóa" lại cho người xem thấy những hình ảnh của xây dựng - những thay đổi của ngành công nghiệp ở đất nước Canada trong hơn 150 năm qua. Trong ảnh: tác phẩm “Đống gỗ”, 1912, do E.Haanel Cassidy chụp. Triển lãm kéo dài từ 20. 8. 2011 đến 29. 4. 2012, ở gallery Nghệ thuật của Ontario.

Tác phẩm “Xưởng thép Dofasco và Stelco”, 1954, do George Hunter chụp. Buổi triển lãm "Bài hát tường lai" nhấn mạnh rằng xã hội (trong đó có cả các nhiếp ảnh gia) cũng dần dần thay đổi cách nhìn khi đất nước ngày càng công nghiệp hóa. Những hình ảnh con người làm chủ và tàn sát thiên nhiên từng được người dân yêu thích ngắm nghía, nhưng giờ đây chúng bị phán xét một cách khắt khe hơn.

Tác phẩm “Người đàn ông trên tòa tháp”, 1940, do E.Haanel Cassidy chụp. Đây là một trong những tháp xi-lô dùng để trữ thóc và bột mì được xây dựng hàng loạt tại Canada vào những năm 40.

Tác phẩm “Cây cầu Miramichi”, 1873, do Alexander Henderson chụp. Phòng tranh Ontario lưu giữ rất nhiều những tác phẩm như thế này trong kho dữ liệu, và đây là lần đầu tiên họ công bố chúng.

Ý kiến - Thảo luận

21:40 Saturday,27.8.2011 Đăng bởi:  Pha Le
Cái này không phải "cạnh tranh" mà là "đóng góp" :-)
...xem tiếp
21:40 Saturday,27.8.2011 Đăng bởi:  Pha Le
Cái này không phải "cạnh tranh" mà là "đóng góp" :-) 
17:49 Saturday,27.8.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN CHÚC MỪNG
Dạo này cô Pha Lê cạnh tranh đăng bài với Soi rồi đây, xin chúc mừng cô.
...xem tiếp
17:49 Saturday,27.8.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN CHÚC MỪNG
Dạo này cô Pha Lê cạnh tranh đăng bài với Soi rồi đây, xin chúc mừng cô. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả