Tin-ảnh: Mua được là phải ăn mừng
28. 08. 11 - 9:34 am
Hồ Như Mai tổng hợp
(SOI: Cho cả bài này, các bạn nhớ bấm thẳng vào hình để xem bản to hơn một chút nhé!)
YOKOHAMA – Một khách tham quan đang ngắm tác phẩm “Không đề” của các nghệ sĩ Daniel Dewar (Anh quốc) và Gregory Gicquel (Pháp) tại triển lãm nghệ thuật Yokohama Triennale ở Yokohama, gần Tokyo. Ảnh: K. Sasahara
BOGOTA – Một người đàn ông đi ngang qua bức tranh của họa sĩ người Colombia Fernando Botero, có tên “La Carta”, tại bảo tàng Botero ở Bogota. Thành phố thủ đô của Colombia quyến rũ du khách bằng khí hậu dễ chịu quanh năm, bằng đời sống về đêm sôi động, bằng những bảo tàng về vàng, về ngọc bích và về…Botero. Những đường phố buồn ngủ năm nào giờ đây là nơi tụ tập của đám đông bên những chiếc bàn ngoài trời. Các quán cà phê ngoài trời cũng tràn ngập không khí nghệ thuật đương đại. Thiên nhiên hoang dã nhiệt đới cũng có mặt tại thành phố này, ở độ cao 2635 m. Bogota là nơi trú ẩn của hàng trăm loài chim. Những thung lũng gần đó trồng vô số các loại rau củ để phục vụ các nhà hàng địa phương. Ảnh F. Builes
QUEENSLAND – Bộ trưởng nghệ thuật Rachel Nolan công bố tác phẩm điêu khắc tưởng niệm có tên “In Bed” của Ron Mueck, hôm 19. 8. 2011. Tác phẩm này sẽ được triển lãm ở 5 gallery của Queensland trong năm 2011-2012, trong khuôn khổ những hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ năm của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (GoMA). Chuyến “lưu diễn” 10 tháng của tác phẩm đúng là một tin tuyệt với cho khán giả trong vùng, chắc chắn sẽ có nhiều người đến xem. Triển lãm Ron Mueck ở GoMA hồi năm ngoái thành công vang dội, còn tour lần này sẽ đem đến cho những ai không sống ở Brisbane cơ hội được xem một trong những tác phẩm lớn nhất và thú vị nhất của Mueck. Tác phẩm In Bed là tượng một phụ nữ trung niên khổng lồ đang nằm trên giường, cao 1.6 m, dài 6.5 m và rộng 4 m. Những tác phẩm điêu khắc tả thực đến kinh ngạc của Ron Mueck thuộc vào hàng các tác phẩm đương đại được đánh giá cao trên thế giới. Triển lãm năm 2010 của nghệ sĩ là một trong những triển lãm được ưa chuộng nhất của GoMA, thu hút đến hơn 187 ngàn lượt khách xem. Khán giả ban đầu bị mê hoặc bởi kích thước của tác phẩm, nhưng chính những kỹ thuật tỉ mẫn mà nghệ sĩ dùng để tạo ra tác phẩm điêu khắc siêu tả thực này mới là thứ khiến người ta sau đó phải đến gần để ngắm nghía.
QUEENSLAND.- Queensland Art Gallery đang ăn mừng hai bức chân dung phụ nữ nổi tiếng được đem vào bộ sưu tập Australia. Đó là bức Lucile (1937) của họa sĩ người Úc Peter Purves Smith và Chân dụng tự họa 1938 của Nora Heysen. Trong hình là bức Lucile, 1937, được Hiệp hội Queensladn Art Gallery Foundation mua năm 2011. Tác phẩm này của Purves Smith là bức chân dung sống động của một trong những nhân vật hàng đầu xã hội ở Melbourne thời tiền chiến.
QUEENSLAND – Bộ trưởng Nghệ thuật Rachel Nolan nhận xét Hiệp hội Queensland Art Gallery Foundation đã đạt được mục tiêu năm 2011 với việc mua chân dung Lucile Stephens (1916-2003) của họa sĩ Purves Smith, và nhận được tiền từ Philip Bacon, AM để mua tác phẩm “Chân dung tự họa” của Nora Heysen. Tác phẩm này là một hình ảnh sống động, thể hiện sự độc lập và quyết tâm. Đây cũng là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nora Heysen, được chính nghệ sĩ cho là biểu tượng của những thành tựu cá nhân. Trong tác phẩm Heysen thể hiện mình là một phụ nữ hiện đại, gắn bó với nghệ thuật và hội họa theo một cách hiện đại, không chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phục hưng Ý và chủ nghĩa cổ điển.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
16:24Monday,29.8.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
"...Trong tác phẩm Heysen thể hiện mình là một phụ nữ hiện đại..."
Bức chân dung làm em nhớ những bức tranh ngày xưa xem ké của bố các sách hội họa của Liên Xô. Các chân dung phụ nữ Liên Xô thời đó thường rất đẹp và khỏe khoắn, da dẻ hồng hào, tràn trề lý tưởng.
Cám ơn chị Như Mai! Cám ơn chủ nghĩa hiện thực không XHCN. ...xem tiếp
16:24Monday,29.8.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
"...Trong tác phẩm Heysen thể hiện mình là một phụ nữ hiện đại..."
Bức chân dung làm em nhớ những bức tranh ngày xưa xem ké của bố các sách hội họa của Liên Xô. Các chân dung phụ nữ Liên Xô thời đó thường rất đẹp và khỏe khoắn, da dẻ hồng hào, tràn trề lý tưởng.
Cám ơn chị Như Mai! Cám ơn chủ nghĩa hiện thực không XHCN.
16:19Monday,29.8.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
"...Tác phẩm này của Purves Smith là bức chân dung sống động của một trong những nhân vật hàng đầu xã hội ở Melbourne thời tiền chiến..."
Chị Như Mai ơi, "nhân vật xã hội hàng đầu" có phải bây chừ chúng em thần tượng với danh xưng "người của công chúng" không ạ? ...xem tiếp
16:19Monday,29.8.2011Đăng bởi: Em-co-y-kien
"...Tác phẩm này của Purves Smith là bức chân dung sống động của một trong những nhân vật hàng đầu xã hội ở Melbourne thời tiền chiến..."
Chị Như Mai ơi, "nhân vật xã hội hàng đầu" có phải bây chừ chúng em thần tượng với danh xưng "người của công chúng" không ạ?
Bức chân dung làm em nhớ những bức tranh ngày xưa xem ké của bố các sách hội họa của Liên Xô. Các chân dung phụ nữ Liên Xô thời đó thường rất đẹp và khỏe khoắn, da dẻ hồng hào, tràn trề lý tưởng.
Cám ơn chị Như Mai! Cám ơn chủ nghĩa hiện thực không XHCN.
...xem tiếp