Khác

Ngày thứ hai workshop Đồ họa Huế: về lụa Batik 02. 09. 11 - 7:22 am

Bài và ảnh: Nguyễn Thượng Hiển

Tiếp theo “Workshop đồ họa Huế 2011: Ngày đầu tiên, ở làng Sình…”

Lụa Batik

Vùng đất Yogyakarta cổ kính là một trong những nơi sản sinh ra nghệ thuật dệt lụa Batik của đất nước vạn đảo Indonesia. Ngày nay lụa Batik đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Hàng trăm mẫu vẽ Batik khác nhau đã được lưu tại Bảo tàng lụa Batik nằm ở Yogyakarta. Lụa Batik được tìm thấy cách đây khoảng 2500 năm ở Ấn Độ và ngày nay nổi tiếng toàn thế giới.

Ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng ngày nay vải lụa Batik vẫn có chỗ đứng trong lòng người dân đất nước vạn đảo Indonesia. Tổng thống Indonesia từng kêu gọi tất cả người dân quốc đảo có một ngày mặc lụa Batik trong năm. Tổ chức khoa học giáo dục thế giới UNESCO công nhận kỹ thuật vẽ Batik là di sản văn hóa bởi không chỉ là nghệ thuật, nó còn là tình yêu, triết lý về cuộc sống.

Nét đặc trưng nhất là tính chất sặc sỡ về màu sắc, độ lóng lánh và cảm giác liên quan đến tốc độ. Nó còn có độ trong trẻo bởi bản chất của kỹ thuật này khi nhuộm lên vải.

Lụa Batik cũng là một nội dung của workshop đồ họa Huế 2011.

Đúng 8h sáng ngày 30. 8. 2011 tại Trường Đại Học Nghệ Thuật Huế – 10 Tô Ngọc Vân Huế. Họa sĩ Nguyễn Hữu Trâm Kha bắt đầu buổi giới thiệu về kỹ thuật Batik trong khuôn khổ workshop đồ họa Huế lần I – 2011.

 

Một số vật tư họa phẩm như sáp ong, thuốc nhuộm, canting cũng như các dụng cụ trong kỹ thuật Batik được giới thiệu khá đầy đủ, rõ ràng.

 

Các bản vẽ được giới thiệu cho việc dùng sáp ong để cố định vải vào khung, vẽ hình bằng sáp ong và bắt đầu thực hiện các công đoạn tiếp theo.

 

Quá trình sau khi vải được căng trên khung và các họa tiết trang trí đã được vẽ bằng bút chì là công đoạn tô màu và phủ dung dịch Sodium Silicat sau khi màu khô.

 

Không gian xưởng thực hành đồ họa khá thoáng mát và đầy đủ các tiện nghi phục vụ cho buổi giới thiệu.

 

Họa sĩ Nguyễn Hữu Trâm Kha giới thiệu và trả lời các câu hỏi của các họa sĩ tham dự trong buổi giới thiệu.

 

Sau khi đã nắm rõ quy trình mọi người đã bắt đầu bắt tay vào thực hành thể nghiệm các kỹ thuật Batik.

 

Họa sĩ Phan Thanh Bình hiệu trưởng Trường đại học Nghệ Thuật Huế đến tham dự buổi giới thiệu.

 

2 Họa sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh & Lê Đức Hải đại diện cho New Space Arts Foundation cũng đến tham quan xưởng thực hành đồ họa nơi diễn ra buổi giới thiệu.

 

Sau khi Sodium Silicat khô, giặt bằng nước nóng hoặc dùng bàn ủi để lấy hết sáp.

 

Quá trình thực hành thể nghiệm kỹ thuật Batik được kéo dài cho đến hết buổi sáng với những tác phẩm đã bắt đầu hình thành trên khung vải.

 

*

Bài liên quan:

– Workshop đồ họa lần I-2011: Hoan hô N.S.A.F!
– Xem qua lịch trình làm việc của workshop Đồ họa Huế 2011

Workshop đồ họa Huế 2011: Ngày đầu tiên, ở làng Sình…

Ngày thứ hai workshop Đồ họa Huế: lụa Batik

– Ngày thứ ba worshop Đồ họa Huế 2011: PAPERMAKING và KHẮC GỖ
– Rồi đã đến ngày bế mạc…

Ý kiến - Thảo luận

16:51 Tuesday,19.11.2019 Đăng bởi:  Hằng
Xin cho tôi hỏi ở Hà Nội có buổi workshop nào ko? Và tôi muốn mua bút vẽ sáp thì bên bạn có bán ko ?
...xem tiếp
16:51 Tuesday,19.11.2019 Đăng bởi:  Hằng
Xin cho tôi hỏi ở Hà Nội có buổi workshop nào ko? Và tôi muốn mua bút vẽ sáp thì bên bạn có bán ko ? 
10:11 Saturday,3.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- NÓI VỀ MÁY IN
Em xin phép thầy Nguyễn Nghĩa Phương cho em được nói một cách lược giản nhất thay thầy vài lời ạ. ạ. ạ!

Em Có Ý Kiến đang đề cập về vấn đề máy, tôi tiện đây phân loại từng loại máy chuyên dụng cho từng chất liệu luôn nhé:
Trong Đồ họa có rất nhiều phân môn, cũng như có rất nhiều chất liệu, nhưng ở Việt Nam thì được quan tâm nhiều đến những chất
...xem tiếp
10:11 Saturday,3.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- NÓI VỀ MÁY IN
Em xin phép thầy Nguyễn Nghĩa Phương cho em được nói một cách lược giản nhất thay thầy vài lời ạ. ạ. ạ!

Em Có Ý Kiến đang đề cập về vấn đề máy, tôi tiện đây phân loại từng loại máy chuyên dụng cho từng chất liệu luôn nhé:
Trong Đồ họa có rất nhiều phân môn, cũng như có rất nhiều chất liệu, nhưng ở Việt Nam thì được quan tâm nhiều đến những chất liệu sau đây:
1. Tranh khắc gỗ: tranh khắc gỗ là loại tranh được khắc trên gỗ và in lên giấy dó là chủ yếu, có hai thể loại thông thường đó là tranh in mầu và tranh in đen trắng, có hai cách in chính đó là: in tay và in máy, in máy hiện nay Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 2 cái máy nhập từ Thái Lan về.
2. Tranh khắc kẽm "khắc kim loại" là loại tranh được khắc trên kẽm và in trên nhiều loại giấy, thông thường nhất là giấy xốp Đức,tranh này chỉ in trên máy chuyên dụng "in kẽm", Máy này Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 3 cái nhập từ Mỹ và Đức về, Hội Mỹ thuật Việt nam có 1 cái nhập từ Mỹ về.
3. Tranh in đá: là loại tranh được dùng sáp vẽ trên đá và dùng một số dung dịch phủ lên làm chân, xong in lên nhiều loại giấy như trên, loại này cũng có hai cách in đó là in tay và in máy, in máy Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 2 cái máy in chuyên dụng này nhập từ Thái Lan về.
4. Tranh in độc bản "in mica" là loại tranh được vẽ lên tấm mica rồi in lên những loại giấy trên, mỗi một tác phẩm chỉ độc một bản, loại máy này thì có thể in trên nhiều loại máy, loại máy này Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 2 cái chuyên dụng nhập từ Thái Lan về.
Có thể in trên máy tự chế cũng được, loại máy này thì có ở Việt nam có rất nhiều, hiện nay Xưởng Đồ họa Huế đang dùng loại máy tự chế này.
Vậy tranh Đồ họa có rất nhiều chất liệu, có chất liệu chỉ in được trên máy chuyên dụng, và có những chất liệu in trên máy tự chế cũng được.
Nói về máy và kỹ thuật in thì nhiều điều thú vị lắm, nhưng tôi chỉ lược giản ở mức tương đối tối thiểu nhất.
Nguyễn Hồng Sơn 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả