Nghệ sĩ thế giới

THAWEESAK SRITHONGDEE: cố thoát khỏi truyền thống 05. 03. 12 - 2:35 pm

Ngọc Trà dịch

 

Thaweesak Srithongdee 2

 

Nói đến khung cảnh nghệ thuật đương đại Thái là nói đến thủ đô Bangkok, mặc dù cũng có một số nghệ sĩ thích sống và làm việc ngoài đô thị này hơn.

Con số nghệ sĩ Thái đang liên tục tăng vù vù, vì thế nên trên thị trường ngày càng nhiều, càng đa dạng các tác phẩm.

Nhiều gallery nghệ thuật ở Bangkok có xu hướng bán các tác phẩm nghiêng hẳn chủ đề nông thôn truyền thống. Các nghệ sĩ vẽ tranh lối này thường bị ảnh hưởng bởi các đức tin và motif tạo hình của đạo Phật truyền thống, nói chung công chúng Thái cũng thích loại tranh, tượng này.

Tuy nhiên, một số nghệ sĩ Thái đang cố thoát khỏi các “quy chuẩn” này bằng cách đề cập tới những vấn đề gây tranh cãi hơn, ví dụ như sự biến mất của các giá trị truyền thống và sự ám ảnh với đồng tiền trong xã hội ngày nay.

Về đào tạo, một số trường đại học ở Bangkok có các khoa nghệ thuật danh tiếng. Đại học Silapakorn nổi tiếng là trường danh giá nhất trong số đó. Thành lập vào đầu thế kỉ 19, trường lấy cảm hứng từ người thầy và nghệ sĩ người Ý, Corrado Feroci.

Silpa Bhirasri (hay Corrado Feroci)

 

Feroci được chính phủ Thái mời đến Thái Lan năm 1923. Cuối cùng ông đã ở lại Thái Lan và lấy tên Thái là Silpa Bhirasri. Giáo sư Bhirasri được xem như một người đã mở đường cho nghệ thuật hiện đại Thái và xây dựng một khung sườn cho nó bằng cách cổ súy cho quá trình phương Tây hóa nhưng cùng lúc cố gắng bảo tồn nghệ thuật truyền thống Thái.

Đài Dân chủ, do Corrado Feroci thiết kế.

 

Một trong những nghệ sĩ cố thoát khỏi motif Thái truyền thống là Thaweesak Srithongdee.

Thaweesak Srithongdee sinh năm 1970, tốt nghiệp bằng Master về Hội họa từ trường Silapakorn. Phong cách của anh mang ảnh hưởng của chủ nghĩa Siêu thực và Pop Art.

Thaweesak là một họa sĩ biết quan sát con người một cách chăm chú, nghiên cứu những đặc điểm về hình thể cũng như tâm hồn họ.

Ira, Thaweesak Srithongdee, acrylic trên vải cotton, 110 x 80cm, 2006

 

Anh có một triển lãmnổi tiếng là HappyLand nói về sự bất mãn sâu sắc và sự chống đối đang trú ngụ lặng lẽ bên trong con người anh – một triển lãm nói về sự cần thiết được tự biểu đạt, về sự tự do thoát khỏi những luật lệ của xã hội và hiện trạng của thế giới thực mà chúng ta đang sống, cật vấn sự tồn tại của chúng ta và cái không gian mà chúng ta chiếm dụng. Chính cái không gian mà chúng ta đang thoải mái biểu lộ bản ngã bên trong của chúng ta ấy – nó có thực sự tồn tại không?…

Happyland, Thaweesak Srithongdee

 

Thaweesak đã tham gia một số triển lãm tại Thái Lan. Thêm vào đó, anh đã có một triển lãm cá nhân thành công ở Amsterdam, Hà Lan vào năm 2000, và cũng đã triển lãm ở Đức, Anh, Singapore, Nhật và Indonesia (2009). Anh từng là nghệ sĩ cư trú tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Fukuoka, Nhật Bản vào năm 2005, tham gia Fukuoka Triennale cùng năm và Jakarta Biennale năm 2009. Tác phẩm của anh có mặt trong các bộ sưu tập bảo tàng bao gồm Bảo tàng Singapore và Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á Fukuoka. Các bức vẽ của anh thường xuyên được bán tại các buổi đấu giá toàn cầu.

Một số tranh của Thaweesak:

Please accompany me, Thaweesak Srithongdee, 2002, acrylic trên vải cotton in, 70 x 80cm.


Zoo, Thaweesak Srithongdee, 2009, acrylic trên canvas, 150 x 200cm


Shark dolphin, Thaweesak Srithongdee, acrylic trên canvas, 200 x 150cm, 2008


Thaweesak Srithongdee 3


Thaweesak Srithongdee 1

 

*

Về Thái Lan:

- THAWEESAK SRITHONGDEE: cố thoát khỏi truyền thống

- Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả

- Hí họa: Trong mưa bão, Chanel hơn Burberry, vẫn còn thua Ferragamo

- Manit Sriwanichpoom dùng khỏa thân nói chuyện chính trị

- Chuyện Thái Lan: được làm vua mà thua thì thành giặc!

- Thái Lan: đỏ và vàng, da phấn với mặt hoa

- Trẻ người và non dạ hơn Yingluck, nhưng hot hơn là cái chắc

- Đời Rama số bù

- Làm món “xụm tăm” nhớ bà ngoại

- Ẩm thực Bangkok (bài 1) : Nguyên tắc vàng là tránh xa Tây

- Ẩm thực Bangkok (bài 2): Vì sao Tom Yam Kung thơm lừng?

- Có mặn-ngọt-chua-cay… mới là món Thái

- Ở Hoa Kỳ, muốn tiết kiệm thì sang Thái chữa xổ mũi?

- Lời nguyền của đá (quí)

Ý kiến - Thảo luận

15:14 Monday,5.3.2012 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – 3 CON ĐƯỜNG..
Tôi cho anh ba con đường, và đừng ngại ngần gì khi đi trên ba con đường đó:
1. Giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống.
2. Kết hợp tài tình giữa nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật Phương Tây.
3. Thoát ly khỏi nghệ thuật truyền thống, Phương Tây hóa nghệ thuật.
...
...xem tiếp
15:14 Monday,5.3.2012 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – 3 CON ĐƯỜNG..
Tôi cho anh ba con đường, và đừng ngại ngần gì khi đi trên ba con đường đó:
1. Giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống.
2. Kết hợp tài tình giữa nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật Phương Tây.
3. Thoát ly khỏi nghệ thuật truyền thống, Phương Tây hóa nghệ thuật.
... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả