Thị trường

Phía sau cơn cuồng mua tranh của Qatar 27. 09. 11 - 6:21 am

Kate Deimling - Hồ Như Mai dịch

 

Sheikha Al Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al-Thani, con gái hoàng thân Qatar, là một thế lực lớn đằng sau những vụ mua tác phẩm của xứ này. Ảnh: Amar Abd Rabbo

 

Tham vọng của Qatar trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa chẳng còn gì bí mật nữa: hoàng thân đã nói đến chuyện mua lại nhà Christie’s và tháng Sáu vừa qua hoàng gia đã tìm cách lôi kéo được Edward J. Dolman, giám đốc điều hành của nhà đấu giá này, đến làm việc cho Cục bảo tàng Qatar.

Edward Dolman chuẩn bị rời nhà Christie để làm việc cho Cục bảo tàng Qatar

 

Cục bảo tàng Qatar nằm dưới sự kiểm soát của hoàng gia, đã làm khá nhiều việc trong những năm gần đây: thành lập Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo hồi 2008; khai trương Mathaf: Bảo tàng Nghệ thuật Ả rập Hiện đại hồi cuối năm ngoái, 2010.

Mathaf: Bảo tàng Nghệ thuật Ả rập Hiện đại

 

… và giờ đây lại đang lên kế hoạch cho một Bảo tàng Quốc gia Qatar do Jean Nouvel thiết kế, dự kiến mở cửa năm 2013.

Mô hình Bảo tàng Quốc gia Qatar

 

Để làm đầy những bảo tàng này – và thỏa mãn nỗi thôi thúc sưu tập của hoàng gia – Qatar đã thực hiện những vụ mua bán tác phẩm ngoạn mục nhất trên thế giới, theo như tờ Art Newspaper; tờ này cho rằng Qatar chính là “người mua lớn nhất thế giới trên thị trường nghệ thuật hiện nay – tính theo giá trị tác phẩm”. Trong số những món đầu tư nghệ thuật đình đám của tiểu vương quốc này có cả buổi triển lãm Murakami tại Versailles hồi năm ngoái, sẽ được dựng lại ở Doha vào năm 2012.

Công chúa Sheikha Al Mayassa tại lễ khai mạc triển lãm của Takashi Murakami

 

Một số hoạt động sưu tầm khác ở đây có vẻ kín đáo hơn. Theo như Art Newspaper, nhiều “tay trong biết việc” từ chối tiết lộ danh tính nhưng cho rằng nhiều vụ mua bán lớn đều có dính đến Qatar, gồm có cả 11 bức Rothko từ bộ sưu tập của J.Ezra Merkin mà ông này bị buộc phải đem ra đấu giá vì có dính líu đến vụ Madoff; 400 triệu đô trị giá tác phẩm từ nhà Sonnabend, trong đó có những tác phẩm lớn của Lichtenstein và Koons và tác phẩm The Men in Her Life của Warhols, mua với giá 63.4 triệu đô tại Phillips de Pury tháng 11 năm 2010.

“Xanh lá, xanh dương, xanh lá trên xanh dương”, 1968 của Rothko, trong bộ sưu tập của J.Ezra Merkin

Bức tranh đen trắng của Andy Warhol có tên, “Những người đàn ông trong đời nàng”, 1962, thể hiện Elizabeth Taylor đi cùng hai người: ông chồng thứ ba là Mike Todd, bên trái, và ông chồng thứ tư là Eddie Fisher, bên phải – cùng với bà vợ hiện tại là Debbie Reynolds

 

Một nhân vật chủ chốt trong những vụ mua tác phẩm ở Qatar là Philippe Ségalot, với công ty Giraud, Pissarro, Ségalot đặt ở Paris và New York. Ông này có mặt trong nhiều vụ mua tác phẩm của Qatar, từng môi giới giao dịch hồi tháng Hai cho bộ sưu tập nghệ thuật của nhà làm phim quá cố Claude Berri – khiến lắm người Pháp không khỏi nhướn mày. Hai con trai của Berri ban đầu đồng ý tặng bộ sưu tập – mặc dù khá là nhỏ, có tác phẩm của Robert Ryman, Ad Reinhardt và Lucio Fontana cho Pompidou Center, thay vì trả tiền thuế đất, nghe đâu cũng tương đương với giá trị của bộ sưu tập. Nhưng Qatar lại trả đến 50 triệu euro cho các tác phẩm này – tức cao gấp rưỡi trị giá ước tính mà Pompidou đưa ra – một lời trả giá khiến cho những người thừa kế của Berri không thể từ chối.

Philippe Ségalot nghe nói là từng thương lượng nhiều vụ mua bán ở Qatar

 

Hoàng gia Qatar nổi tiếng với các nhà sưu tập rất bạo tay. Tộc trưởng Sheikh Saud bin Mohammed bin Ali Al-Thani tiêu hàng triệu đô mua tác phẩm trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nhưng đến năm 2005 thì gặp rắc rối vì bị tố cáo là khai gian các khoản mua bán này với chính phủ để bỏ túi phần chênh lệnh. Khi bị quản thúc tại nhà, ông này lại tiếp tục xuất hiện trên thị trường nghệ thuật. Milton Esterow, biên tập của ARTnews nói với báo Independent rằng vị tộc trưởng này, cũng là em họ với tiểu vương Qatar, chính là người tiêu tiền cho nghệ thuật nhiều nhất trong vòng 12 tháng qua.

Sheikh Saud bin Mohammed bin Ali Al-Thani

 

Tiểu vương Sheikh Hamad bin Khalifa Al-Thani thì mua tủ thuốc Lullaby Spring của Damien Hirst tại Sotheby’s mùa xuân năm 2007 với giá 9.7 triệu bảng (19 triệu đô), lập nên kỷ lục đấu giá cho tác phẩm của một nghệ sĩ châu Âu còn sống. Các vai trò tổ chức năng động nhất đều do con cái của tiểu vương đảm nhiệm: con gái tiểu vương Sheikha Al Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al-Thani điều hành hội đồng quản trị Cục bảo tàng Qatar, con trai Sheikh Hassan bin Mohammad bin Ali Al-Thani là người sáng lập ra Mathaf, bảo tàng Nghệ thuật Ả rập hiện đại của Quốc gia này.

“Lullaby Spring” – một tủ thuốc bằng thép không gỉ dài 3m chứa 6,136 viên thuốc giả bằng đồng sơn màu

Lullaby Spring nhìn gần

Ý kiến - Thảo luận

16:10 Friday,30.9.2011 Đăng bởi:  hieniemic
Em cũng có nghe về Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo, thấy quảng cáo rầm rộ lắm. Thế nhưng hôm nọ hỏi thằng bạn người Qatar, nó bảo, trong đấy toàn đồ bằng nhựa, toàn là tiêu bản, chả có gì thật, chán òm.

Không biết có đúng hay không? Nghe chừng còn chán hơn (?) Việt Nam.
...xem tiếp
16:10 Friday,30.9.2011 Đăng bởi:  hieniemic
Em cũng có nghe về Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo, thấy quảng cáo rầm rộ lắm. Thế nhưng hôm nọ hỏi thằng bạn người Qatar, nó bảo, trong đấy toàn đồ bằng nhựa, toàn là tiêu bản, chả có gì thật, chán òm.

Không biết có đúng hay không? Nghe chừng còn chán hơn (?) Việt Nam. 
17:38 Tuesday,27.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN XIN HỎI CHÚ LÝ TRỰC SƠN
"“Xanh lá, xanh dương, xanh lá trên xanh dương”, 1968 của Rothko, trong bộ sưu tập của J.Ezra Merkin"
Sao mà giống tranh của chú Lý Trực Sơn thế, nghe đâu chú Lý Trực Sơn Vẽ trước những năm 1968 có phải không chú? Hay là sự trùng lập ngẫu nhiên hả chú?
Đồng ý là chất mầu có khác, nhưng cháu vẫn thấy như hai anh em sinh đôi.
...xem tiếp
17:38 Tuesday,27.9.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN XIN HỎI CHÚ LÝ TRỰC SƠN
"“Xanh lá, xanh dương, xanh lá trên xanh dương”, 1968 của Rothko, trong bộ sưu tập của J.Ezra Merkin"
Sao mà giống tranh của chú Lý Trực Sơn thế, nghe đâu chú Lý Trực Sơn Vẽ trước những năm 1968 có phải không chú? Hay là sự trùng lập ngẫu nhiên hả chú?
Đồng ý là chất mầu có khác, nhưng cháu vẫn thấy như hai anh em sinh đôi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả