|
|
|
|||||||||||||
KhácĐọc báo trong tuần 12. 9. 2011 17. 09. 11 - 10:33 am(SOI: Có rất nhiều tin mỹ thuật mà Soi không biết, phải đọc báo, đọc mạng mới biết được. Các bạn biết thêm tin nào thì bổ sung giúp nhé. Để đọc bài trên trang gốc, các bạn bấm thẳng vào tên bài.) Họa sĩ trẻ Quốc Dân tìm trường phái phi lập thể
Hoàng Himiko: Cởi bỏ là tự do, nhưng ràng buộc luôn tồn tại
Họa sĩ Bùi Tiến Tuấn Ngợi ca “Phù phiếm”
Họa sĩ Ngọc Mai: Nàng Kiều “thuần Việt” tranh lụa
Bén duyên với sen
Bức tranh sử liệu Ý kiến - Thảo luận
21:26
Sunday,18.9.2011
Đăng bởi:
Pham huy thong
21:26
Sunday,18.9.2011
Đăng bởi:
Pham huy thong
Tớ đọc bài báo về hoạ sĩ trẻ Quốc Dân rồi. Vẽ cũng hay và một số bức cũng đem lại cảm xúc cho người xem. Tuy nhiên, tớ thấy có vấn đề thế này: chẳng biết do hoạ sĩ tự huyễn hoặc hay lỗi của nhà báo viết vống lên mà Việt Nam chúng ta lại vinh hạnh có thêm một "trường phái" mới trong nghệ thuật. Ở ta, các "bố trẻ" tìm ra được một thủ pháp nào đó ngộ một chút thường có vẻ khoái tự phong cho mình thành "giáo chủ" của những "trường phái" này, "trường phái" nọ. Đâu biết rằng những tìm tòi như thế người ta đã làm chán chê mê mỏi ở nơi khác rồi.
Tặng Quốc Dân một đường link tới blog của một nghệ sĩ vô danh (chưa nổi danh) ở Hàn Quốc nhé. Để xem cái kỹ thuật "ống mầu" của bạn có gì mới hơn trò rẩy mầu của họ không.
13:11
Sunday,18.9.2011
Đăng bởi:
EM-CO-Y-KIEN
Tò mò, lò zò đến chị Hoàng Himiko:
"... Himiko thường làm triển lãm cá nhân đầu tiên cho nghệ sĩ trẻ, mà các nhà sưu tập, khách hàng thì thường tìm mua tác phẩm của những tác giả nào đã bắt đầu có tên tuổi. Vì vậy chuyện triển lãm ở Himiko giống như CẤY xong để LÚA đó chờ… ...thấy con đường phía trước mặt Hoàng thật dài, loang loáng nước...". Em thíc ...xem tiếp
13:11
Sunday,18.9.2011
Đăng bởi:
EM-CO-Y-KIEN
Tò mò, lò zò đến chị Hoàng Himiko:
"... Himiko thường làm triển lãm cá nhân đầu tiên cho nghệ sĩ trẻ, mà các nhà sưu tập, khách hàng thì thường tìm mua tác phẩm của những tác giả nào đã bắt đầu có tên tuổi. Vì vậy chuyện triển lãm ở Himiko giống như CẤY xong để LÚA đó chờ… ...thấy con đường phía trước mặt Hoàng thật dài, loang loáng nước...". Em thích bài viết của tác giả PTTT (tả lao động nghệ thuật đời mới lại gợi cảnh nhà quê cầy bừa trong chuyện Tự Lực Văn Đoàn...) Em thích hơn nữa là lối so ví của chị Himiko!!! Ồ, chỉ nhõn 1 câu, chị Himiko đã gỡ văng ra ngay mớ quan hệ rói rắm của những là Tranh-Gallery-Người mua-Họa sĩ-Chủ gallery. Rõ là: - Tác phẩm tranh tượng như lúa (mạ non?) cấy xuống (giống tốt rồi vẫn phải bón phân tưới nước mới ngon) - Gallery như ruộng đất, như cánh đồng (trồng lúa) (phải là thửa tiện cấy trồng, tiện xe cộ…) - Họa sĩ như bần cố nông, không có ruộng nên phải đi thuê ruộng cấy lúa (cho nên bị điền chủ địa chủ mắng thì cố mà nhẫn nhịn…) - Chủ gallery như người trung nông điền địa chủ (có địa chủ tốt, có địa chủ cường hào ác bá, ông em bảo thế), họ có ruộng đất để cho cánh họa sĩ bần cố nông cấy thuê gặt mướn. - Người mua như ông phú nông đại địa chủ hay cánh buôn thóc gạo, đi vòng vòng trên bờ ruộng, xem khoảnh nào ngon là hô: gặt. Thế là mướn ruộng xong, cấy xong, là ôm nón ngồi chờ... CHO LÊNH GẶT! thế là cả chủ ruộng lẫn người cấy thuê quắn lên thu hoạch, là được mùa lúa (úa mùa cau), có tiền bần nông phân công lợi tức với địa chủ (à há, bây zừ em mới hiểu các từ chuyên môn của giới kinh doanh nghệ thuật: gặt hái, được mùa, thất bát, gặt non, bón thúc, vãi phân, tát nước theo mưa, nhất phân nhì giống,...) Tất nhiên, chị Himiko bàn thiếu chuyện làm sao để bần cố nông họa sĩ phát huy tinh thần làm thuê cuốc mướn, làm sao thuế quan kiểm nông-nghệ thuật thu canh thu tô được nhiều khi nông dân-họa sĩ-nhà tranh-địa chủ gặt hái ra tiền, làm sao làng xóm nghệ thuật xúm vào giúp sức bần nông-địa chủ xuất khẩu được lúa-tranh, vân vân và phân vân… Lại tưởng nhớ tới bài viết hơi khô mới đây của Anh Tuấn Viện MT bàn về các cơ chế liên đới ngành-nghề-người làm nghệ thuật, bày nghệ thuật, bán nghệ thuật.... Anh Tuấn ơi, anh nghĩ zì nếu đọc đoạn ví von thú vị nì của chị Himiko? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp