Thị trường

5 dấu hiệu tích cực về xu hướng mới của các đại gia Tàu (với nghệ thuật) 09. 11. 11 - 6:21 am

Shane Ferro - Ngọc Trà dịch

 

Tại một cuộc đấu giá ở Sotheby’s

 

Việc Trung Quốc đang “lên” không mới, nhưng việc các tỷ phú vừa “phất” của quốc gia khổng lồ này đang dùng tiền của mình để “mua vé” vào thị trường nghệ thuật phương Tây thì rõ ràng là một sự tiến triển mới lạ, vì trước giờ họ vẫn ham thích cổ vật nội địa hơn – cũng vì thế mà thị trường gốm sứ Trung Quốc bị thúc đến mức giá trên trời. Tờ New York Times từng chạy một bài về thú sưu tập nghệ thuật phương Tây của Trung Quốc, và sau đây là 5 ý chính về hiện tượng mới này.

 

1. LÀM ƠN CHO XIN PICASSO

Vào mùa xuân 2011 ở Sotheby’s, một tài phiệt người Trung Quốc đã bỏ 21.3 triệu đô-la để tậu bức Femme Lisant của Picasso. Đây là giá cao nhất Sotheby’s thu về được trong mùa này. Thôi thì ai cũng biết chuyện đó. Còn chuyện ít người biết hơn, tỷ như tờ Times đăng bài về một người mua ẩn danh, qua điện thoại,  đã tậu bức Picasso: Nude, Green Leaves and Bust tại Sotheby’s vào mùa xuân 2010. Bài báo viết rằng nhân vật ẩn danh đã chi 106 triệu đô-la cho bức họa, và người đó đích thực là một người Trung Quốc. Vụ việc có vẻ bắt đầu mang dáng dấp một “xu hướng” rồi đây. (Thế nhưng, Judd Tully báo cáo với ARTINFO rằng vào đêm hôm ấy, chỉ có 4% người mua đến từ châu Á).

Bức khỏa thân của Pablo Picasso, “Lá xanh và Ngực”, 1932

Bức “Femme Lisant” (Người đàn bà đọc sách) của Picasso, cũng được một người Trung Quốc mua.

 

2. CHỨNG TỎ ĐỊA VỊ

Bài báo trên Times lấy nghiên cứu của Artprice làm dẫn chứng. Artprice ước tính: Trong vòng 3 năm tới, cứ mỗi năm, số lượng tỷ phú ở Trung Quốc sẽ tăng 20%. Times cũng nhận xét: xu hướng sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật phương Tây được gắn xu hướng “quốc tế hóa” của những tỷ phú mới này – những người đang tìm kiếm chiến lợi phẩm nghệ thuật “như một phương tiện dùng để chứng tỏ địa vị”, nhằm khoe mẽ trước những tỷ phú “lâu đời” của ngành kinh doanh, ví dụ như hai nhà tài phiệt người Pháp, Bernard Arnault và François Pinault.

3. GIA TĂNG TIẾP CẬN VĂN HÓA

Suốt thế kỉ 20, những sản phẩm văn hóa bị cho là không phù hợp với tiêu chí của nhà nước Trung Quốc đều bị chặn trước khi chúng tiếp cận được người dân nước này, nên các nhà sưu tầm mới nổi của Trung Quốc còn khá lạ lẫm với thế giới nghệ thuật. Bài báo nói rằng, chỉ đến thời gian gần đây thì thị hiếu ở Trung Quốc mới thoát ra khỏi ranh giới của những tác phẩm nghệ thuật bản địa (thậm chí, những nhà bảo trợ lớn cho dòng nghệ thuật đương đại Trung Quốc như Uli Sigg và Guy Ullens đều là người phương Tây). Chủ tịch của Christie’s tại Châu Á, ông Francois Curiel, nói với tờ Times rằng, hiện nay các nhà sưu tập của xứ sở này đã mon nen đến các buổi đấu giá thuộc nhiều lĩnh vực. Nói cho đúng, họ đang bơm sức sống mới vào các lĩnh vực như rượu cao cấp chẳng hạn – hiện thị trường này đang có mức lợi nhuận tăng vọt vì nhu cầu ngày càng mạnh tại Trung Hoa. Có vẻ như ngoại lệ duy nhất là mảng kiệt tác cổ điển.

4. CÁC NHÀ ĐẤU GIÁ PHƯƠNG TÂY ĐANG ĐỊNH HƯỚNG CUỘC CHƠI

Sotheby’s và Christie’s đã và đang tận dụng “thú sưu tập nghệ thuật phương Tây” ở Trung Quốc. Đặc biệt, Sotheby’s lần đầu tiên tổ chức một buổi trưng bày cho thị trường Châu Á, giới thiệu các tên tuổi như Marc Chagall, Claude Monet và Pablo Picasso. Các tác phẩm ở đó thu được từ 2 triệu đến 25 triệu đô, theo tờ Times.

5. KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TRÀO LƯU NGẮN HẠN

Mặc cho những so sánh với phong trào mua tranh của các họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng từng rộ lên ở Nhật vào những năm 1980, một vài tiếng nói có trọng lượng đang đặt nhiều hy vọng vào xu hướng mới từ Trung Quốc, và tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm nữa. Một trong số những tiếng nói đó là Marc Glimcher, chủ tịch của “đế chế” Pace Gallery (hiện đang bành trướng thế lực trên toàn cầu). Pace là một trong số các gallery đầu tiên mở cửa ở Trung Hoa. Cho đến nay, Pace Trung Quốc chỉ trưng bày những tác phẩm do các nghệ sĩ bản xứ sáng tác, nhưng điều đó đã thay đổi với show Vampire của Sterling Ruby, (mở cửa vào ngày 25. 9). Đối với những nhà sưu tập bị đồ hiệu cũng như địa vị ám ảnh, chắc hẳn tên tuổi của Ruby sẽ hút được khách.

 

Ý kiến - Thảo luận

20:42 Friday,11.11.2011 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… đáng sợ,,,
Đáng sợ, tầm chiến lược bàn tay dài của các đại gia dầu tính tự tôn trong lĩnh vực văn hóa, sớm muộn gì cũng có thể thâu tóm cả Châu Âu.
...xem tiếp
20:42 Friday,11.11.2011 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… đáng sợ,,,
Đáng sợ, tầm chiến lược bàn tay dài của các đại gia dầu tính tự tôn trong lĩnh vực văn hóa, sớm muộn gì cũng có thể thâu tóm cả Châu Âu. 
13:45 Wednesday,9.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Bức khỏa thân của Pablo Picasso, “Lá xanh và Ngực”, 1932..."

Chị Trà ơi, em nhớ thì cái tranh ni không định nói về "ngực" (dù vẽ một quả ngực cực bự) mà gốc tên tiếng Pháp là " Nu au Plateau de Sculpteur" được biên sang tiếng Anh-Mỹ là "Nude, Green leaves and Bust" hoặc có tên Anh-Mỹ nữa là "Bust Nude with Sculptor's Turntable" thì hiểu đại để là:

"Nồng-nỗng kềnh ra tr
...xem tiếp
13:45 Wednesday,9.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Bức khỏa thân của Pablo Picasso, “Lá xanh và Ngực”, 1932..."

Chị Trà ơi, em nhớ thì cái tranh ni không định nói về "ngực" (dù vẽ một quả ngực cực bự) mà gốc tên tiếng Pháp là " Nu au Plateau de Sculpteur" được biên sang tiếng Anh-Mỹ là "Nude, Green leaves and Bust" hoặc có tên Anh-Mỹ nữa là "Bust Nude with Sculptor's Turntable" thì hiểu đại để là:

"Nồng-nỗng kềnh ra trên Bàn-xoay của điêu-khắc-gia" (và một Tượng-bán-thân)...

Lấn cấn ghê gớm??? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả