Thị trường

Tin-ảnh: Toàn những thứ quá cố 21. 09. 11 - 6:15 pm

Hồ Như Mai tổng hợp

 

Giám tuyển Claudia Daeubler – Hauschke giới thiệu với các nhà báo tác phẩm “Ngày 1 tháng Năm” (1851) của Franz Xaver Winterhalter tại triển lãm “Ông hoàng Albert. Chân dung một con người” tại Veste Coburg, Đức. Ông hoàng Albert (1819 – 1861) là một trong những nhân vật quan trọng nhất thế kỷ 19. Ông là phu quân của Nữ hoàng Anh Victoria. Ông mất khá sớm, khi chỉ mới 42 tuổi. Triển lãm diễn ra vào dịp kỷ niệm 150 ngày mất của ông. Ảnh: D. Ebener

 

BAGHDAD – Nghệ sĩ người Irag Mohammed Al – Zubiday, 38 tuổi, đang thực hiện tác phẩm điêu khắc trong studio riêng ở Basra, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, cách Baghdad 550 cây số về phía đông nam. (Trông rất có vẻ là một tác phẩm tố cáo chế độ Hussein?). Ảnh: N. al- Jurani

 

MOSCOW – Một bức chân dung Elizabeth Taylor do Andy Warhol vẽ, rút từ bộ sưu tập Elizabeth Taylor, đang được trưng bày tại khu mua sắm GUM ở Moscow, vào thứ Tư, ngày 15. 9. 2011, trong một triển lãm trước đấu giá của nhà Christie’s. Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào tháng Mười Hai tại New York. (Nhà Christie’s công nhận là gan, bày tranh quý ở một nơi “liều lĩnh” thế này. Hẳn là để thách thức các đại gia sưu tập Nga). Ảnh: M. Japaridze

 

HONG KONG – Một nhân viên đang xem bức tranh “Recluse in the Summer Mountains” (Ở ẩn trên dãy Hạ Sơn) của nghệ sĩ Trung Quốc Zhang Daqian trong một buổi duyệt triển lãm của Sotheby’s ở Hong Kong, hôm thứ Tư ngày 14. 9. 2011. Bức bình phong 6 tấm này ngày trước chính là quà cưới cho con gái Zhang. Tác phẩm sẽ được trưng bày phục vụ công chúng từ ngày 1.10 đến ngày 5. 10. 2011. Ảnh: K. Cheung

 

HONG KONG – Sotheby’s sẽ thực hiện Phiên đấu giá các họa phẩm Trung Quốc lớn nhất vào ngày 4. 10, với 360 tác phẩm, dự đoán sẽ mang về hơn 200 triệu đô la Hong Kong/ tức 25.6 triệu đô Mỹ. Sẽ chia thành các phần với những chủ đề khác nhau, gồm Bảo bối từ phương xa (là hai bộ sưu tập tranh của nước ngoài), Các tác phẩm thư pháp của danh nhân thời Cộng hòa Trung Hoa, Các tác phẩm của nghệ sĩ Bắc Kinh và Kim Thành hồi đầu thế kỷ 20, cùng với những tác phẩm xuất sắc của các bậc thầy Zhang Daqian, Fu Baoshi, Wu Guanzhong, Qi Baishi and Xu Beihong. Trong ảnh, tác phẩm “Trâu” ước tính sẽ bán được với giá 10 – 20 triệu đô la Hong Kong của Xu Beihong, vẽ năm 1935, thể hiện được chủ nghĩa hiện thực và sự khắc khổ của người dân Trung Quốc thời đó. (Bạn xem kỹ bức tranh này nhé, để rồi so sánh với một bức trong bài mà Soi sẽ đưa lên sau). Ảnh: Sotheby’s

 

PARIS – Các nhân viên đang lắp đặt một chiếc bàn đá gần các tác phẩm tranh tường trong lúc chuẩn bị cho triển lãm “Pompei, un Art de Vivre” (Pompei, một lối sống) tại Bảo tàng Maillol ở Paris ngày 14. 9. 2011. Triển lãm kéo dài từ ngày 21. 9. 2011 đến ngày 12. 2. 2012, trưng bày những hiện vật gốc từ Pompei, thể hiện cuộc sống hàng ngày trong gia đình và vườn tược của cư dân lúc đó. Ảnh: B. Tessier

 

BROOKLYN – Bức ảnh chụp hôm thứ Ba ngày 13. 9. 2011 thể hiện gương mặt Nữ thần Tự do trên chiếc đu quay Jane’s Carousel ở Brooklyn, N.Y. Chiếc đu quay này do công ty Philadelphia Toboggan ở Germantown, Penn làm năm 1922 và được lắp đặt ban đầu tại Công viên Idora Park ở Youngstown, Ohio. Chiếc đu quay này sau đó được nghệ sĩ Jane Walentas phục chế và mở cửa trở lại phục vụ công chúng vào thứ Sáu ngày 16. 9. Kiến trúc sư người Pháp Jean Nouvel thiết kế ngôi nhà hình hộp acrylic cho chiếc đu quay này, được đặt ngay bên bến cảng Brooklyn giữa cầu Brooklyn và Manhattan. Nữ thần Tự do từng bị che phủ dưới nhiều lớp sơn, nay đã được cẩn thận xóa đi, làm lộ ra tranh vẽ ban đầu. Ảnh: M. Lennihan

 

BOZEMAN – Harold và Mary Jo Paul đứng chụp hình bên tượng thánh Francis, từng bị trộm từ Bozeman, nay được trả về trong diện mạo mới với son môi, kẻ mắt lấp lánh và sơn móng chân móng tay. Ảnh: E. Petersen

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nhuộm xanh-trắng-đỏ cùng nước Pháp

Phạm Tuấn Anh - Phần ảnh do Phạm Phong biên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả