|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhGiải Taylor Wessing 2011: Những 5 người đua 14. 11. 11 - 7:19 amNgọc Trà dịch
LONDON – Lần đầu tiên trong lịch sử, tới 5 nhiếp ảnh gia được đưa vào vòng chung kết của giải Ảnh Chân dung Taylor Wessing, trị giá 12,000 bảng. Đây là một giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế có tầm cỡ, được công nhận là nơi để các tài năng mới của mảng nhiếp ảnh chân dung trưng bày tác phẩm của mình. Giải này được tài trợ bởi công ty luật Taylor Wessing. Đặc biệt, vào năm 2011, những tác phẩm của các nhiếp ảnh gia trẻ tài năng, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã có tên tuổi, các sinh viên trường nhiếp ảnh, và các nhiếp ảnh gia không chuyên sẽ được trưng bày chung với nhau. Thí sinh là do nhiều giám khảo ẩn danh tuyển chọn từ một cuộc thi mở. Sự đa dạng về phong cách cho thấy tính quốc tế của thành phần tham gia, nó cũng cho thấy người nghệ sĩ có rất nhiều cách để tiếp cận mảng chân dung. Từ 6,000 bức ảnh phóng sự, ảnh quảng cáo, đến ảnh nghệ thuật, của 2,506 nhiếp ảnh gia; các giám khảo đã chọn được 60 tác phầm cho triển lãm; và triển lãm mở cửa từ ngày 10. 11. 2011 đến 12. 2. 2012 tại Bảo tàng Chân dung Quốc gia ở London. Ngoài giải nhất và 4 giải phụ, triển lãm còn có giải của tạp chí ELLE (coi như một phần thưởng đi kèm). Trong 3 năm liên tiếp, mỗi năm tạp chí ELLE lại đặt hàng cho một nhiếp ảnh gia được chọn từ Wessing để chụp một phóng sự đặc biệt. Với giải thưởng lớn, chưa kể đến những tour triển lãm hoành tráng dành cho các thí sinh, giải Ảnh Chân dung Taylor Wessing sẽ tiếp tục truyền thống lâu đời của nó, và chọn ra người giỏi nhất trong số những nhiếp ảnh gia của mảng nhiếp ảnh chân dung đương đại. Sau đây là các thí sinh lọt vào vòng chung kết năm 2011: Jasper Clarke – Sinh tại Anh vào năm 1978, Jasper Clarke ghi danh vào Đại học Napier, thuộc thành phố Edinburgh, trước khi chuyển đến London để làm trợ lí cho rất nhiều nhiếp ảnh gia danh tiếng (trong đó có Nadav Kander và Liz Collins). Anh chụp bức chân dung này tại quận Hackney, còn chủ thể là nghệ sĩ người Trung Quốc tên Wen Wu. Tác phẩm mô tả hiện trạng các họa sĩ, nhạc sĩ nói riêng – cũng như nghệ sĩ nói chung – đang sống và làm việc trong cùng một không gian. Clarke nói, “Mục đính của bức chân dung không nhằm khơi dậy lòng thương hại của người xem đối với các nghệ sĩ nghèo khổ; chúng là để tôn vinh sự tận tụy của những ai đang đi trên con đường họ chọn, dù có gặp khó khăn hay trở ngại”. Không lấy được bằng tốt nghiệp, Jasper rời trường vào năm 1991, và bắt đầu dùng chiếc camera do bố anh tặng để tự chụp hình. Sau khi mấy bức ảnh xe cộ của Jasper được các tạp chí xe máy xuất bản, anh chuyển sang chụp ảnh quảng cáo cho các hãng thời trang như: Paul Smith, Converse và Umbro.
David Knight – David sinh tại Oxford vào năm 1971, và hiện đang sống tại Úc với vợ và hai con trai sinh đôi. Bức chân dung chụp cô bé Andie Poetschka 15 tuổi được tổ chức Loud đặt hàng cho “Hiệp hội của những người mắc bệnh liệt não”, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về căn bệnh này trên khắp nước Úc. David nói “Tôi muốn những bức chân dung phải thật lạc quan và bay bổng. Việc Andie ngồi xe lăn sẽ không phải là yếu tố đầu tiên bạn để ý tới, bạn chỉ thấy một thiếu nữ trẻ đẹp. Hình ảnh không ép bạn phải nhìn vào nó, chúng lôi cuốn bạn một cách nhẹ nhàng.” Đây là năm thứ ba liên tiếp tác phẩm của David được chọn vào triển lãm, nhưng là lần đầu tiên anh được xét vô chung kết. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách làm trợ lý cho các nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình quảng cáo ở London và Oxford, trước khi chuyển sang thực hiện một loạt các dự án nhiếp ảnh ở Dubai (nổi bật là dự án cho công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi). Anh hiện vẫn chụp hình quảng cáo, nhưng lúc nào cũng dành chút thời gian cho ảnh chân dung nói riêng và ảnh liên quan tới con người nói chung.
Dona Schwartz – Dona sinh tại Mỹ vào năm 1955, bà là phó giáo sư chuyên ngành Truyền thông Thị giác tại Trường Báo chí và Truyền thông của Đại học Minnesota. Bức chân dung này chụp Christina Bigelow cùng chồng – Mark Bigelow – trong căn phòng trống của con trai họ. Tấm ảnh được lấy từ series On the Nest, nó ghi lại những thay đổi mà bất cứ ai từng làm cha mẹ đều phải trải qua. Tác phẩm trên thăm dò những xúc cảm của cặp vợ chồng Bigelow khi con trai họ rời tổ ấm. Dona nói, “Sự chuyển biến từ ‘người xây tổ ấm’ sang ‘người sống trong một tổ ấm trống trơn’ mà các bậc cha mẹ phải trải qua chưa được quan sát đầy đủ. Trong trường hợp này, sự đoán đợi của Mark và Christina không có giới hạn, và ‘cuộc sống mới’ của họ có thể sẽ làm người xem ngạc nhiên.” Năm ngoái, bức chân dung của Dona về cặp vợ chồng đang chờ đón đứa con sắp chào đời, có tựa Andrea và Brad (16 ngày), đã được Wessing đưa vào triển lãm. Từ khi lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania, bà đã có tới 5 triển lãm riêng, chưa kể vô số các triển lãm do nhiều nhóm quốc tế tổ chức, tác phẩm của bà còn được những bảo tàng như Musée de l’Elysée, Bảo tàng Nghệ thuật Houston… lưu giữ trong bộ sưu tập của họ.
Jooney Woodward – Chào đời tại London vào năm 1979, Jooney lớn lên ở Dorset, rồi trở về thủ đô nước Anh để học Thiết kế Đồ họa tại Trường Nghệ thuật Camberwell, sau đó cô chuyển sang ngành nhiếp ảnh vào năm cuối. Tác phẩm này chụp cô bé Harriet Power (13 tuổi) trong khu chấm điểm “chuột lang đẹp”. Cô bé còn là một “nhân viên giữ thú” của hội Royal Welsh Agricultural Show. Jooney nói, “Tôi thấy hình ảnh cô bé với mái tóc đỏ dài và chiếc áo trắng đặc biệt ấn tượng. Cô ấy đang ôm chú chuột lang Gentleman Jack của mình, chú được đặt tên theo hãng Whiskey Jack Daniels (vì lúc Harriet nhận Jack về nuôi, chú đang nằm trong chiếc thùng gỗ dùng để đựng whiskey của hãng này). Sử dụng ánh sáng tự nhiên, tôi chỉ bấm máy ba lần và tấm này là tấm đầu tiên. Có cái gì đó không bình thường khi bạn quan sát phông nền nghiêm trang phía sau cùng với vết xước trên tay cô bé.” Sau khi tốt nghiệp, Jooney làm tại kho lưu trữ hình ảnh của tạp chí Vogue trước khi trở thành một nhiếp ảnh gia tự do vào năm 2009. Series “Không che giấu: Những bức ảnh về xứ Wales đương đại” của cô được triển lãm tại bảo tàng MOMA vào năm 2010.
Jill Wooster – Sinh năm 1977 tại New Haven, bang Connecticut; Jill Wooster từng làm việc ở New York, ở San Francisco, và hiện nay thì cô đang sống tại London. Jill chụp cô bạn Lili Ledbetter trong căn hộ của mình ở quận Peckham. Cô nói “Lili có một tính cách phức tạp. Tôi thích cái vẻ ái nam ái nữ của cô ấy, trông vừa dè dặt vừa thoải mái, vừa tự tin vừa mỏng manh“. Bức chân dung nằm trong series ảnh chân dung về những phụ nữ thuộc độ tuổi bốn mươi và năm mươi – giai đoạn mang tính quyết định của cuộc đời họ. “Một số đang phải đương đầu với những thay đổi lớn của cuộc sống, số khác thì đang đối mặt với quá trình già đi.” Jill theo học ngành Hội họa tại Bard College, và ngoài nghề vẽ tranh, cô còn làm thợ sửa ảnh. Nhưng giờ cô chuyển sang nghề nhiếp ảnh gia tự do, chuyên chụp các loại chân dung cho các tạp chí thời trang rồi “chỉnh sửa mông má” nhằm giúp chúng được đẹp hơn. Tuy nhiên, trong bức chân dung được chọn này, cô chỉ xóa một ít tàn nhang khi thực hiện phần hậu kỳ. * Người thắng giải Taylor Wessing 2011 đã được công bố vào ngày 8. 11. 2011. Đó chính là Jooney Woodward với bức ảnh bé Harriet Power ôm chuột lang. Wessing mở cửa cho cánh báo chí vào ngày 9. 11, rồi mở cửa cho công chúng vào ngày 10. 11; triển lãm diễn ra tại National Portrait Gallery, London, và sẽ kéo dài đến 12. 2. 2012.
Ý kiến - Thảo luận
9:20
Monday,14.11.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
9:20
Monday,14.11.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
"...Người thắng giải Taylor Wessing 2011 đã được công bố ... Đó chính là Jooney Woodward với bức ảnh bé Harriet Power ôm chuột lang..."
...lại càng nhớ tới bức tranh "Cô gái và con chồn" của Lê-ô-nác-đô Đa-Vanh-Xi... Li kì ghê gớm! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...lại càng nhớ tới bức tranh "Cô gái và con chồn" của Lê-ô-nác-đô Đa-Vanh-Xi...
Li kì ghê gớm!
...xem tiếp