Khác

7. 10: MỸ THUẬT TRONG KHÁN PHÒNG:
Nên tranh thủ mà xem hết 06. 10. 11 - 10:31 am

Thông tin từ Sàn Art

 

 

.

 

MỸ THUẬT TRONG KHÁN PHÒNG
[Chương trình miễn phí và mở cửa cho tất cả mọi người. Tất cả phim đều có phụ đề tiếng Việt.]

TP. HỒ CHÍ MINH

Thời gian: 20g, thứ Sáu  7. 10. 2011
Địa điểm: Cà phê Thứ Bảy _ 37 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp.HCM
email: art@san-art.org

HÀ NỘI

Thời gian: 18g30, thứ Bảy 8. 10. 2011
Hanoi DOCLAB @ Goethe Institute, Hanoi
56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình,  Hà Nội
info@hanoi.goethe.org
www.goethe.de/hanoi

Chỗ ngồi có hạn. Mời bạn truy cập trang web Sàn Art để thêm thông tin.

*

Sàn Art hợp tác cùng Cà phê Thứ Bảy và Whitechapel Gallery, London, xin trân trọng giới thiệu chương trình Mỹ thuật trong Khán phòng – tổng hợp một số phim ngắn và video art của các nghệ sĩ từ Mỹ, Đức, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Li-băng, Chilê, New Zealand.

Được bắt đầu ở London, và đó được trình chiếu ở tất cả những nước có nghệ sĩ tham gia, Mỹ thuật trong Khán phòng cho người xem thấy nhiều kỹ thuật làm phim khác nhau từ đồ họa stop motion; cắt nối phim tài liệu; trình diễn và phim truyện ngắn để kể những câu chuyện rất riêng tư lúc thì mang tính tôn giáo, hay văn hóa đặc trưng của vùng, lúc thì hư cấu đến siêu thực, hoặc đơn thuần mang tính chất hài hước.

Những nghệ sĩ được chọn gồm có Elodie Plong, Marthe Thorshaug, Ergin Cavusoglu, Jalal Toufic, Kelly Nipper, Cristabel Loen và Rachel Rakena, và Dinh Q. Lê.

 

*

1. Nghệ sĩ Edodie Pong
Được chọn bởi Mirjam Varadinis (curator nghệ thuật đương đại tại Kunsthaus Zurich, Switzerland)

Một cảnh trong “NGAY CẢ ĐỒNG HỒ ĐỨNG CŨNG ĐÚNG HAI LẦN MỖI NGÀY (2008)”

 

NGAY CẢ ĐỒNG HỒ ĐỨNG CŨNG ĐÚNG HAI LẦN MỖI NGÀY (2008)
Tên gốc: EVEN A STOPPED CLOCK IS RIGHT TWICE A DAY
Phim HD, 16:9, 2:34 phút, chiếu liên tục

Nghệ sĩ Elodie Pong sinh ở Mỹ, sống ở Thụy Sỹ. Các đối thoại trong video của Elodie Pong là một hỗn hợp những câu nói từ lịch sử, phim và văn hóa pop, kết hợp với lời thoại do cô viết – ví dụ trong Ngay Cả Đồng Hồ Đứng Cũng Đúng Hai Lần Mỗi Ngày (2008) Video được thực hiện ngay trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi bắt đầu có những dấu hiệu sụp đổ. Một nhóm chim nhồi bông tranh luận về xu hướng toàn cầu hóa và tình trạng kinh tế thế giới bằng cách dùng trích đoạn câu nói từ nhiều nguồn khác nhau. Những câu nói được trao cho nhiều nhân vật khác nhau theo một cách mà cuối cùng xuất xứ của chúng bị xóa nhòa.

 

Một cảnh trong “TÔI LÀ MỘT QUẢ BOM (2006)”

 

TÔI LÀ MỘT QUẢ BOM (2006)
Tên gốc: JE SUIS UNE BOMBE
DVD, Màu, Âm Thanh, 6:12 phút

Vấn đề vai trò cũng là trọng tâm trong tác phẩm trước đó của Pong: Tôi là một quả bom (2006). Trong phim một nhân vật mặc đồ gấu panda biểu diễn một màn múa cột khiêu gợi. Khi cởi mặt nạ gấu panda ra, ta thấy một người phụ nữ, bà tiến đến gần camera để khen ngợi hình tượng đầy phức tạp của người phụ nữ, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, như một thùng thuốc nổ. Tương tự như nhiều tác phẩm khác của cô, Pong dò xét và đánh giá những định kiến về phụ nữ và mở ra một sân khấu cho nhân vật chính thể hiện những ước mơ và hi vọng. Không khí vừa có gì đó buồn, vừa mang nhiều âm hưởng châm biếm tinh nghịch. Khả năng đan kết nhiều câu hỏi mang tính chính trị và triết lý phức tạp một cách châm biếm nhẹ nhàng là đặc điểm chung và là hương vị riêng của các tác phẩm của Pong.

 

Một cảnh trong “SAU ĐẾ CHẾ (2008)”

 

SAU ĐẾ CHẾ (2008)
Tên gốc: AFTER THE EMPIRE
HDCam, Màu, Âm Thanh, 13:50 phút

Một số sự kiện và con người trong lịch sử loài người nằm sâu trong trí nhớ chung của chúng ta. Chúng ta đều biết đến họ và một cách cố ý hay vô thức nào đấy họ tạo nên chúng ta. Nghệ sỹ Elodie Pong đã chọn những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đương đại và văn hóa Pop cho tác phẩm video của mình, Sau Đế Chế (2008). Trong video chị tạo ra những cuộc gặp gỡ giữa họ, và bắt họ đọc to trích đoạn những bài văn hoặc những diễn văn nổi tiếng, lúc thì một mình, lúc như cuộc đối thoại. Karl Marx gặp Marilyn Monroe, Elvis gặp phiên bản chuột Minnie của Nhật và Martin Luther King gặp Frieda, người đàn bà đến từ làng quê Zurich – được tạo nên từ hình ảnh bà của Pong. Pha trộn lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng, Sau Đế Chế đặt vấn đề về lai lịch con người trong văn hóa cắt-dán và vay mượn của thời hậu hiện tại. Chúng ta là ai và cái gì đã hình thành chúng ta? Hoặc: chúng ta giả vờ làm cái gì hay người nào vậy?

 

Một cảnh trong “NHỮNG CÁI “HẾT” VÔ TẬN (2009)”

 

NHỮNG CÁI “HẾT” VÔ TẬN (2009)
Tên gốc: ENDLESS ENDS
Video, 16:9, 6:47 phút, chiếu liên tục

Elodie Pong hay chơi với những liên hệ về phim và những cảnh tiêu biểu trong những phim nổi tiếng. Những Cái “Hết” Vô Tận (2009) thoạt đầu giống như một tập hợp những cảnh phim kinh điển với đoạn “Hết” ở cuối phim. Thật ra trọng tâm của tác phẩm nằm ở cái vô tận trong không gian ẩn của những bộ phim này, trong thế giới trước và sau đoạn kết. Những cảnh cuối phim chứa dư âm của những gì đã xảy ra trước đấy, mang theo những gì nên thơ, hoài niệm, huyền bí hoặc buồn cười, chạm vào trí nhớ của người xem và làm cho ta có cái cảm giác nhớ nhung một thứ gì đó. Và trong trường hợp đấy, “Hết” không phải là hết, mà là dấu mốc ám chỉ những khả năng tiếp theo.

 

*

2. Nghệ sĩ Marthe Thorshang
Được chọn bởi Caroline Ungelstad, Henie Onstad Kunstsenter, Na Uy

Một cảnh trong “TRUYỀN THUYẾT YGG (2009)”

 

TRUYỀN THUYẾT YGG (2009)
Tên gốc: THE LEGEND OF YGGHDV, 17:00 phút

Con đường chỉ đủ chỗ cho một người thật là hẹp”. Truyền Thuyết Ygg là một truyền thuyết hiện đại về những người cưỡi ngựa bạt mạng ở Na Uy. Dưới sự chỉ đạo của một huấn luyện viên cưỡi ngựa, một nhóm các cô gái trẻ khiêu khích nhau, làm cho đối phương tức điên lên. Dựa trên một truyền thuyết Norse cổ, họ dùng những con đường để thử thách sự dũng cảm của người và ngựa. Mục đích của họ là làm mất đi cảm giác sợ hãi. Những cô gái, trong trang phục đen, chọn lúc nửa đêm để phi ngựa. Họ biến những con đường ở vùng đồng quê Na Uy thành địa bàn cho nghi lễ, và gây ra những vụ tai nạn bí ẩn cho xe cộ đi qua vùng.

*

Marthe Thorshaug sinh năm 1977 tại Hamar, Na Uy nơi cô hiện sống và làm việc. Tác phẩm của cô đã được triển lãm trong vô số các triển lãm nhóm và liên hoan phim ngắn tại Châu Âu và Mỹ.

*

Những người tham gia thực hiện:

Diễn viên: Silje Gloppen, Kari Reigstad, Janka Stensvold, Maren Wedøe, Hanne Fjerdingstad, Tale Berntsen
Kịch bản, đạo diễn, hình ảnh, biên tập: Marthe Thorshaug
Âm thanh: Christian Falch
Âm nhạc: ”Skiss till en gravplats”
Biên soạn và trình diễn: Dan Persson
Hỗ trợ kinh phí: Hội Đồng Mỹ Thuật Na Uy, Hiệp Hội Nghệ Sỹ Thị Giác Na Uy, Punkt Ø AS

 

*

3. Nghệ sĩ Dinh Q. Lê
Được chọn bời Zoe Butt, đồng Giám Đốc Điều Hành và Curator, Sàn Art, Tp.HCM, Việt Nam

Một cảnh trong “TỪ CHA ĐẾN CON: QUÁ TRÌNH LỚN KHÔN (2007) “

 

 

TỪ CHA ĐẾN CON: QUÁ TRÌNH LỚN KHÔN (2007)
Tên tiếng Anh: FROM FATHER TO SON: A RITE OF PASSAGE
Video Hai Kênh/Video Một Kênh: DVD, 10 phút, màu, stereo, 10 bản
Mượn từ nghệ sĩ và Sàn Art, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Từ cha đến con khái quát một cách khéo léo những liên hệ phức tạp mà ta thường nghĩ đến giữa người cha và người con, những khái niệm về quốc gia và người dân và những cách nhìn chung được lưu truyền trong xã hội, và rồi những đặc điểm nam tính bị thổi phồng một cách thái quá trong văn hóa Hollywood. Tác phẩm gồm trích đoạn về Charlie Sheen từ phim Platoon (Trung Đội) và cha anh, Martin Sheen trong Apocalypse Now (Tận Thế Bây Giờ), Lê cắt màn hình ra làm hai. Một bên, Charlie Sheen quan sát cha anh (ở nửa bên kia) vật lộn với những thương tổn tinh thần còn tồn lại sau cuộc chiến ở Việt Nam. Với mong muốn nhìn thấy cha anh tìm lại được bản thân, Charlie được gửi lên đầu chiến tuyến để hiểu thêm về nỗi kinh hoàng của cha anh. Từ cha đến con kết thúc cùng sự tăng tốc của bạo lực và chiến tranh, nỗi đau con người và những phẫn nộ thì cứ tiếp tục. Như cha, như con, Charlie cũng trở thành kẻ giết người và tại đây Lê đặt ra vấn đề, làm cách nào để chúng ta tự chỉnh sửa những sai lệch trong cách hiểu của mình về lịch sử? Cần một mức độ hiểu biết và kinh nghiệm như thế nào thì chúng ta mới tin được rằng con người có thể học được từ những sai lầm của mình trong quá khứ. Cách Lê vận dụng những trích đoạn phim trong câu chuyện của mình là những lựa chọn cụ thể, buộc người xem phải ghi nhận vai trò lớn của văn hóa phổ biến trong cách chuyển tải những cách nhìn hạn hẹp nhiều định kiến về văn hóa và xã hội.

*

Dinh Q. Lê sinh ra ở Hà Tiên, năm 1968. Anh nhận bằng cử nhân từ khoa Mỹ Thuật Đại Học California Santa Barbara năm 1989, và bằng thạc sĩ ngành Nhiếp Ảnh và Truyền Thông Liên Quan tại Đại Học School of Visual Arts, thành phố New York năm 1992. Năm 1993, Lê trở về Việt Nam lần đầu, và năm 1996 quyết định định cư tại TP Hồ Chí Minh. Các tác phẩm của Lê được triển lãm khắp thế giới.

Những triển lãm cá nhân của anh gần đây gồm có, Những người nông dân và máy bay trực thăng tại MoMA (Bảo Tàng Mỹ Thuật Hiện Đại), New York, 2010; Những tín hiệu đến từ bên lề, Elizabeth Leach Gallery, Portland, Oregon, 2009; The Penal Colony, P•P•O•W, New York, NY, 2008 và Đích đến của thế kỷ mới: Sáng tác của Dinh Q. Lê, tại Asia Society, New York năm 2005.

 

*

4. Nghệ sĩ Ergin Çavuşoğlu
Được chọn bởi The Institute for the Readjustment of Clocks, thuộc Istanbul Modern, Thổ Nhĩ Kỳ

Một cảnh trong “ĐẾ CHẾ (THEO ANDY WARHOL) 2008”

 

ĐẾ CHẾ (THEO ANDY WARHOL) 2008
Tên tiếng Anh: EMPIRE (AFTER ANDY WARHOL)
Video một kênh, âm thanh
Thời lượng: 9:43 phút, chiếu liên tục
Mượn từ nghệ sĩ

Ergin Çavuşoğlu được biết đến qua những sắp đặt video rất nên thơ, sử dụng một hoặc nhiều kênh để tái lập khái niệm của ta về không gian, và đặt ra những câu hỏi về cách hiểu của chúng ta về nơi chốn và danh tánh trong xã hội toàn cầu hóa được đánh dấu bởi khả năng di chuyển rất dễ dàng.

Tác phẩm gần đây của anh Đế chế (theo Andy Warhol) quay hình ảnh một tòa nhà bình thường với hàm ý gợi về một công trình đã thành biểu tượng, đồng thời đưa vấn đề từ bối cảnh toàn cầu đến địa phương. Tác phẩm của anh mượn tựa từ phim Đế chế của Andy Warhol, bộ phim chỉ gồm một cảnh quay tóa nhà Empire State, dài 8 tiếng 6 phút, ghi lại những biến đổi từ ngày sang đêm. Video của Çavuşoğlu có mang dư âm ‘không gian của những mối quan hệ tức thời’, liên quan đến những suy nghĩ về sự tiếp nối của thời gian và không gian, trong đó những khái niệm về sự êm ấm trong gia đình dần dần lung lay trước một ánh nhìn chăm chú liên tục. Phim của Çavuşoğlu ghi lại trong một cảnh duy nhất quá trình biến đổi từ ngày sang đêm ở một khu chung cư, từ đấy làm nổi bật được sự khác lạ của tháp đền mosque mọc lên trên mái nhà của chung cư. Những căn hộ trong chung cư, được xây lên cách đây một phần tư thế kỷ ở Karabük (Thổ Nhĩ Kỳ), vẫn có người ở, và phần chính của đền mosque nơi tín đồ cầu nguyện nằm ở tầng hầm của khu chung cư. Đèn thắp sáng đột nhiên tắt, gây nên một cái nhìn khác qua khoảng khắc bị gián đoạn khi chúng ta nhìn thấy một cái gì khác, ‘một sự thật khác’.

 

*

5. Nghệ sĩ Jalal Toufic
Được chọn bởi Lamia Joreige, Beirut Art Centre, Beirut

Một cảnh trong “NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN LEBANON; HÌNH TRÒN: NGÂY NGẤT;GIAI CẤP: BỊ GẠT QUA BÊN LỀ; TRÍCH ĐOẠN 3”

 

NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN LEBANON; HÌNH TRÒN: NGÂY NGẤT; GIAI CẤP: BỊ GẠT QUA BÊN LỀ; TRÍCH ĐOẠN 3
Tên tiếng Anh: LEBANESE PERFORMANCE ART; CIRCLE: ECSTATIC; CLASS: MARGINALIZED; EXCERPT 3
Thời lượng: 5 phút

Vào ngày 3 tháng 1 năm 1889 ở Turin, chuyện kể rằng khi Nietz¬sche bắt gặp cảnh một con ngựa đang bị chủ quất tại quảng trường Piazza Carlo Alberto, ông đã choàng tay ôm lấy cổ ngựa để bảo vệ nó, và vì thế ngất đi. Nhà triết học này đã ký “Kẻ Bị Hành Xác” dưới những lá thư của mình ngày hôm sau, và đã lý trí đến độ không coi bản thân là chủ của cơ thể “mình”. Nếu ông bắt gặp những con đạo Twelver Shi‘ite trong lễ ‘Âshûrâ’ – buổi lễ tưởng nhớ kéo dài mười ngày mỗi năm, liệu ông có hành xử tương tự và can thiệp giữa họ và cơ thể “họ” khi thấy họ vừa quất và tát bản thân, vừa đồng thời thốt lên những lời lẽ thánh Francis đã gọi cơ thể “ông ta”: “Người anh trai – con lừa!”?

Nghệ thuật trình diễn Lebanon; Hình tròn: Ngây ngất; Giai cấp: Bị gạt qua bên lề; Trích đoạn 3 (video, 5 phút, 2007), Chuỗi Những Lời Ca Thán: Ngày và Đêm Thứ Chín (video, 60 phút, 2005) và ‘Âshûrâ’: Máu Trào Ra Trong Mạch Của Tôi (video, 80 phút, 2002) tạo nên bộ video ba phần.

*

Jalal Toufic là một nhà tư tưởng và là một con người cho đến chết. Ông là tác giả của Mất Tập Trung (1991; tái bản lần 2, 2003), Ma Cà Rồng: Một Bài Luận Băn Khoăn Về Những Kẻ Không Chết Trong Phim (1993; tái bản lần 2, 2003), Quá Nhạy Cảm (1996; tái bản lần 2, 2009), Sắp Tới (2000), Tình yêu Không Chết Đi, hay Tình Yêu Sẽ Chết (2002), Hai Hoặc Ba Thứ Tôi Cần Phải Nói Với Bạn (2005), ‘Âshûrâ’: Máu Trào Ra Trong Mạch Của Tôi (2005), Một Lebanon Không Xứng Đáng (2007), Sự Rút Lui Của Truyền Thống Trước Hoạn Nạn Lớn (2009) và Graziella: Bản Đúng (2009).

Một số truyện của ông, mà ta có thể tải xuống đọc, có trên website của ông. Ông đã từng giảng dạy ở trường ĐH California tại Berkeley, ĐH Mỹ Thuật Califor¬nia, và ĐH Nam California, và cả ở Lebanon và Istanbul. Ông sẽ là khách mời tại chương trình Nghệ Sỹ ở Berlin của DAAD vào năm 2011.

 

*

6. Nghệ sĩ Kelly Nipper
Được chọn bởi Alicia Riston, Ballroom Marfa, USA

Một cảnh trong “TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG (2009)”

 

TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG (2009)
Tên tiếng Anh: WEATHER CENTER
Trình diễn
Video một kênh, projection
5:11 Trắng đen Âm thanh
Vũ công: Taisha Paggett
Phục trang: Leah Piehl
Mượn từ nghệ sĩ và Ballroom Marfa

 

Một cảnh trong “NGỌC BÍCH (2008)”

 

NGỌC BÍCH (2008)
Tên tiếng Anh: SAPPHIRE
Video một kênh, projection
4:00 chiếu liên tục, trắng đen, âm thanh
Laban Movement Analyst Sarah Leddy
Mượn từ nghệ sĩ và Ballroom Marfa

 

*

7. Các nghệ sĩ Cristabal Leon, Joaquin Cocina và Niles Attalah
Được chọn bởi Camila Jurado, Fundacion Proa, Argentina

Một cảnh trong “LUCIA (2007)”

 

LUCIA (2007)
(Phần 1/2 trong loạt phim ngắn Lucia, Luis, và con sói)
Hoạt hình stop-motion
3 phút 50
Mượn từ nghệ sĩ và Fundacion Proa

Lucía nhớ về mùa hè khi cô bé yêu Luis. Đồ vật bên trong phòng ngủ bị rung lắc và tiêu hủy trong lúc hình ảnh Lucia bằng than chì xuất hiện và biến mất trên những bức tường.

 

Một cảnh trong “LUIS (2008)”

 

LUIS (2008)
(Phần 2/2 trong loạt phim ngắn Lucia, Luis, và con sói)
Hoạt hình stop-motion
3 phút 50
Mượn từ nghệ sĩ và Fundacion Proa

Luis đang đợi Lucía trong rừng. Hình ảnh cậu bằng than chì thoắt ẩn thoắt hiện trên những bức tường của căn phòng đầy những đồ vật bể bát liên tục thay đổi.

*

Nghệ sĩ Niles Atallah
Niles Atallah, giám đốc nghệ thuật âm thanh – hình ảnh, sống và làm việc tại Santiago de Chilê. Anh tốt nghiệp ngành Mỹ Thuật từ Đại Học California tại Santa Cruz. Năm 2007, cùng với Joaquin Cociña và Cristobal Leon, anh sáng lập Gallery Diluvio – một gallery âm thanh – hình ảnh chuyên sản xuất phim ngắn và phim truyện. Anh là tác giả một số phim ảnh động ngắn, và có mặt trong nhiều liên hoan phim và triển lãm khác nhau với loạt phim ngắn Lucia, Luis, và con sói. Hiện tại anh đang làm việc với bộ phim truyện tên Rey.

Nghệ sĩ Joaquín Cociña
Joaquín Cociña sinh ra ở Concepción, Chilê năm 1980; hiện tại anh sống và làm việc tại Santiago, Chilê. Anh tốt nghiệp ngành Mỹ Thuật trường Đại Học Católica de Chilê, và đang theo học thạc sỹ ngành Văn Chương trường Đại Học Chilê. Anh đã triển lãm trên quốc tế và ở Chilê. Ngoài ra, anh còn là một nhà bình luận mỹ thuật, nhà nghiên cứu, nhà văn, người vẽ tranh minh họa và người trang trí sân khấu kịch.

Nghệ sĩ Cristóbal León
Cristóbal León là một nhà làm phim dùng hoạt hình và hình ảnh động, anh sống và làm việc tại Amsterdam, Hà Lan. Anh sinh năm 1980. Anh tốt nghiệp ngành Thiết Kế từ Đại Học Católica de Chilê. Năm 2007 anh nhận được trợ cấp của DAAD và chuyển đến Berlin để theo khóa học một năm tại UDK (Đại Học Mỹ Thuật Berlin). Tác phẩm của anh ở vị trí người làm phim ảnh.

 

*

8. Nghệ sĩ Rachel Rakena
Được chọn bởi Abby Cunnan, City Gallery, Wellington, New Zealand

Một cảnh trong “VĨNH VIỄN LÀ TÌNH YÊU (2009)”

 

VĨNH VIỄN LÀ TÌNH YÊU (2009)
Tên gốc: KĀORE TE AROHA.
Tên tiếng Anh: ENDLESS IS THE LOVE
7 phút 50
Mượn từ nghệ sĩ và Bartley + Company Art

Tác phẩm của Rachael Rakena – Kāore Te Aroha (Vĩnh Viễn là Tình Yêu), 2009, là một tình khúc bằng hình ảnh động; sự thèm muốn, sự sung túc và cảm giác thỏa mãn được gợi nên qua những hành động ăn uống. Tác phẩm vừa thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, vừa thể hiện một hành động miệt mài chăm chú vào bản thân. Không nhận thức được rằng mình đang bị quan sát, người đàn ông miệt mài đánh chén cái đầu cá một mình, trong khi đó camera quay lại mọi hành động của ông. Nhìn ông cười một cách sảng khoái ở cuối phim, chúng ta – những người xem, cũng có cảm giác thỏa mãn, no nê. Bài hát đi vào hồi kết khi ông ta nhìn lên, cười một cách hài lòng, công nhận người xem và khoảnh khắc ấy.

*

Rachael Rakena là một nghệ sĩ sử dụng video kỹ thuật số, tác phẩm của cô bao quát từ trình diễn đến sắp đặt. Cô thường làm việc theo cách cộng tác. Có gốc gác người Māori, cô sáng tác dựa vào những truyền thuyết và lịch sử của bộ tộc Kai Tahu, Ngā Puhi và Pākehā (thuộc Châu Âu) có trong tổ tiên của mình. Rakena tạo ra thuật ngữ Toi Rerehiko để miêu tả cách làm việc của mình. Toi Rerehiko, bắt nguồn từ từ ‘rorohiko’, thuật ngữ Māori cho máy tính, là một thể hiện nghệ thuật sử dụng truyền thông điện tử nhưng mang đậm những giá trị và truyền thống Māori (Māori tikanga). Tiếp nối nhiều tác phẩm cộng tác có tiếng đã được trưng bày ở những triển lãm nghệ thuật quốc tế tầm cỡ gồm Busan Biennale 2008, Venice Biennale 2007 và Biennale của Sydney 2006.

Rachael Rakena (Ngai Tahu, Nga Puhi), có bằng thạc sĩ mỹ thuật (tốt nghiệp ưu tú), là giảng viên trường đại học Massey, Trường Mỹ Thuật Maori. Cô đã có triển lãm tại New Zealand, Úc, Ý, Đức, Ba Lan, Lát Vi, Pháp, Anh và Mỹ. Năm 2007, Aniwaniwa – dự án cộng tác với nghệ sĩ Brett Graham được trưng bày trong triển lãm phụ của Venice Biennale 2007. Năm 2006, cô và Graham đại diện cho New Zealand tại Biennale của Sydney với sắp đặt cộng tác UFOB. Những triển lãm quốc tế của cô những năm gần đây gồm Pasifika Styles tại Đại Học Cambridge ở Anh, và Dateline: Mỹ Thuật Đương Đại từ Thái Bình Dương tại Neuer Berliner Kunstverien.

 

*

Bài liên quan:

– 7. 10: MỸ THUẬT TRONG KHÁN PHÒNG: Nên tranh thủ mà xem hết
– 1. 12: MỸ THUẬT TRONG KHÁN PHÒNG Lần 2

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả