|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnGMO – Ác quỷ, Thiên thần, hay chỉ như con người lúc sai lúc đúng? 09. 09. 15 - 11:36 amHieniemic (SOI: Vui sáng tác không quên thời sự nhé các bạn! * GMO là từ viết tắt tiếng Anh có nghĩa là Sinh vật Biến đổi Gene. Thực phẩm GMO có nghĩa là thực phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ hoặc động vật được biến đổi gene bởi sự can thiệp của con người bằng công nghệ gene hiện đại ở cấp độ phân tử. Việc can thiệp vào bộ gene của sinh vật để biến đổi gene nhằm phục vụ mục đích của con người, đã được chúng ta áp dụng hàng ngàn năm nay, chứ không phải chỉ mới bắt đầu cách đây vài chục năm. Chúng ta lai giống, chúng ta chọn lọc. Thiên nhiên tự nó cũng làm việc này. Cây cỏ, động vật, thậm chí cả vi khuẩn trao đổi gene lẫn nhau thông qua quá trình mà khoa học gọi là sự chuyển gene ngang (horizontal gene transfer, HGT). Đây chính là một cách thức mà sinh giới tiến hóa. Nếu sự chuyển gene ngang này xảy ra với một giống cây trồng, khiến nó sinh trưởng, chống chọi tốt hơn, và tình cờ con người bắt gặp, chúng ta sẽ mang nó về bổ sung vào ngân hàng giống của mình. GMO chẳng qua chỉ là một bước tiến lớn của con người. Xét về cách thức thì việc các nhà di truyền học làm trong phòng lab chẳng khác nào việc thiên nhiên tự làm ngoài đồng, chỉ có khác ở chỗ là thiên nhiên thì chuyển gene một cách ngẫu hứng, trong khi khoa học thì biết mình đang làm gì. Chúng ta biết mình đang chuyển gene nào, từ loài nào, sang loài nào, và để nhằm mục đích gì. Một lập luận của những người chống GMO là họ cho rằng cái gì tự nhiên luôn tốt đẹp, còn cái gì khoa học đụng tay vào, thể nào cũng không tốt cho sức khỏe. Làm sao có thể cho rằng việc chúng ta biết gene mình đang chuyển là gene gì, để làm gì, lại có thể gây nguy hiểm hơn kiểu chuyển gene ngẫu nhiên, tùy tiện của tự nhiên? Logic kiểu gì đây? Cái lập luận “cái gì tự nhiên luôn tốt” là một kiểu quan niệm sai lầm. Không phải cái gì tự nhiên cũng tốt đẹp (cho sức khỏe) hơn cái con người tạo ra. Thực phẩm hữu cơ có tốt không? Có, nếu nói về môi trường. Nhưng nói rau củ hữu cơ LUÔN LUÔN tốt hơn rau củ không hữu cơ thì hoàn toàn không chính xác. Bạn ăn rau củ hữu cơ, nghĩa là bạn tránh được nhiều loại hóa chất trừ sâu trừ cỏ này kia. Nhưng các hóa chất này không phải lúc nào cũng độc đối với con người. “Liều lượng làm nên chất độc” (sola dosis facit venenum – The dose makes the poison) là một nguyên lý cơ bản của ngành độc chất học (toxicology). Câu này có nghĩa là một chất tự bản thân nó không gây độc, mà phải với một liều lượng nhất định trong cơ thể, nó mới là chất độc. Liều lượng mới là cái quyết định một chất hóa học có hại hay không, những thứ chúng ta ăn, uống thường nhật, như nước, rượu, dầu, muối, đường, vân vân, đều có thể gây hại nếu chúng ta dùng quá liều. Vitamin A, vitamin C này kia, thiếu thì gây bệnh, nhưng thừa cũng gây độc. Tương tự, nếu hóa chất dùng trong nông nghiệp được dùng đúng cách, thì nó sẽ giúp diệt trừ sâu hại, nấm mốc, tăng năng suất, thời gian bảo quản, trong khi lượng hóa chất tích tụ trong cơ thể chúng ta sau khi ăn sẽ không đủ nhiều để gây hại, và tùy hóa chất mà nó sẽ bị đào thải. Các hóa chất này, hiện nay, đều được các công ty nghiên cứu và phát triển rất kỹ lưỡng, cộng thêm việc được chính quyền ưu ái kiểm soát tương tự thuốc men, nên chúng ta có thể tạm thời tin cậy về các số liệu liều gây độc được công bố. Còn rau củ hữu cơ thì sao? Dĩ nhiên là sẽ không có hóa chất nhân tạo trên rau củ, nhưng một vài loại rau củ sẽ có nguy cơ chứa các chất khác do nấm mốc, vi khuẩn tạo ra trong quá trình thu hái, bảo quản, vận chuyển. Không thể nào phán rằng hóa chất tự nhiên chắc chắn ít độc hơn hóa chất nhân tạo. Một vài ví dụ có thể tìm thấy trong thực phẩm nếu không xử lý để bảo quản là aflatoxin trong lạc (đậu phộng) hay ergot trong lúa mì. Đó là chưa kể không phải trang trại hữu cơ nào cũng tuân thủ răm rắp việc không xịt thuốc. Phương châm của nông canh hữu cơ là không dùng đồ nhân tạo, do đó, một vài hiệp hội hữu cơ ở các nước phát triển cho phép dùng các hóa chất nông nghiệp có nguồn gốc thiên nhiên như đồng sulphat (CuSO4), lưu huỳnh, vân vân. Dĩ nhiên các chất này nếu dùng đúng thì không sao, nhưng dùng bậy thì cũng chẳng khác gì rau củ thường xịt thuốc bừa bãi. Vậy GMO thì sao? Cây trồng GMO được ghép gene để tự nó có thể kháng vi khuẩn, nấm mốc, từ đó hạn chế bớt việc dùng thuốc trừ sâu. Đó là mục tiêu lý tưởng. Trên con đường dẫn tới lý tưởng dĩ nhiên có nhiều chông gai kiểu như vụ thuốc trừ sâu của Monsanto, gây hại cho môi trường, cho đa dạng sinh học và cho người nông dân. Thế nhưng việc nào phải ra việc nấy. Không thể vì một vài thất bại hay một vài cái hại trước mắt mà đánh giá cả một quá trình. Có công bằng không khi mà nông dân hữu cơ thì được phép xịt thuốc kháng sâu có nguồn gốc từ khuẩn Bacillus thuringiensis, lại được ngợi ca, trong khi nông dân trồng cây GMO có chứa gene kháng sâu tách ra từ chính loài khuẩn này lại bị mắng mỏ? Vì một vài trường hợp kiểu Monsanto, cùng với các suy đoán mập mờ, các thuyết âm mưu về các nhóm lợi ích giấu mặt trong chính phủ, mà người ta sẵn sàng quên phứt đi bao nhiêu thứ GMO mang lại cho nông dân các nước thứ ba, trong những trường hợp mà ngoài khoa học, thì sức người dường như bó tay. Nhờ chuyển một đoạn DNA của virus gây bệnh vào cấu trúc gene của đu đủ mà tiến sỹ Dennis Gonsalves cứu cả một quần thể đu đủ ở Hawaii. Trường hợp này không thể dùng hóa chất hay thiên địch gì để chống virus được. Hay là ví dụ về việc trường đại học Cornell của Mỹ hợp tác với Bangladesh để phát triển một giống cà tím chứa gene của một vi khuẩn bình thường được dùng để xịt vào cà tím hữu cơ bên Tây để kháng bệnh. Protein của vi khuẩn này tiết ra nhờ các gene này giúp diệt ấu trùng gây hại, nhờ đó giảm được lượng thuốc trừ sâu mà nông dân Bangladesh phải sử dụng. Đầu năm 2015, có một số tin đồn do những người chống GMO lan truyền là các cây cà tím GMO này phần lớn đều chết, hoặc cho năng suất thấp và không kháng được sâu bệnh. Tuy nhiên, sau khi điều tra thì người ta phát hiện ra chỉ có 2 trong số 15 giống đang thử nghiệm là thất bại, 10 giống vẫn sinh trưởng tốt, và kết luận tin đồn của đám người chống GMO kia là thiếu cơ sở và vô giá trị.
Một ví dụ nữa hay được mang ra để tranh cãi đó là gạo vàng giúp bổ sung vitamin A. Thống kê năm 2005 cho thấy khoảng 190 triệu trẻ em và 19 triệu phụ nữ có thai, nhớ nhé số lượng tính bằng triệu, ở các nước chậm phát triển, bị thiếu vitamin A, có thể dẫn tới suy giảm thị lực hay bị mù vĩnh viễn. Gạo vàng mang 2 gene của hoa thủy tiên và của vi khuẩn đất Erwinia uredovora. Hai gene này giúp gạo tự tổng hợp beta-carotene, tức là chất sẽ được biến đổi thành vitamin A khi vào cơ thể. Bài viết của Michael Pollan trước đây Soi có đăng đưa ra hai vấn đề: (1) trẻ em phải ăn gần 7 kg gạo một ngày mới đủ lượng vitamin A cần thiết, và (2) beta-carotene cần có chất béo để chuyển hóa thành vitamin A. Bài viết này Pollan viết năm 2001, tức cách đây gần 15 năm, sau khi gạo vàng vừa mới được ra lò (đăng trên Science năm 2000). Trong 15 năm đó, các nhà khoa học đâu có ngồi chơi. Gạo vàng hiện nay đã là thế hệ thứ hai (chỉ dùng 2 gene mới nói ở trên, so với 3 gene của thế hệ đầu), cộng với nhiều thay đổi khác. Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ công bố năm 2009 rằng một cốc gạo vàng (chưa tới 200 g) đủ cung cấp 50% lượng vitamin A cần thiết một ngày. Ngoài ra khẳng định thứ 2 của Pollan là không có cơ sở. Đúng là vitamin A tan trong dầu nhưng không có nghĩa là beta-carotene cần dầu để chuyển hóa. Nghiên cứu ở Ấn Độ vào thập niên 80 cho thấy cùng một lượng vitamin A trong thức ăn nhập vào máu của trẻ em ăn cùng với dầu và không ăn dầu là như nhau. Thậm chí so sánh trẻ thiếu dinh dưỡng khi ăn khẩu phần chứa dầu và không chứa dầu, cũng cho thấy lượng vitamin A hấp thụ như nhau. Hạt giống gạo vàng, cũng như các hạt giống cây trồng biến đổi gene (GMO) khác, được kiểm định kỹ bởi nhiều tổ chức khoa học trung lập và danh giá của thế giới như Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, Tổ chức Sức khỏe Toàn cầu (WHO), Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ… Chưa có chỗ nào la lên rằng gạo vàng gây ung thư hay ảnh hưởng sức khỏe gì cả. Gạo vàng chắc chắn được nghiên cứu và kiểm định kỹ lưỡng hơn rất nhiều các hạt giống gạo khác bán nhan nhản khắp nơi. Gạo vàng cũng không được phát triển vì mục đích độc quyền hạt giống hay gì cả. Viện Nghiên cứu Gạo Thế giới (IRRI) là tổ chức phi chính phủ, hợp tác cùng công ty hóa nông Syngenta phát triển gạo vàng, nhưng IRRI giữ vị trí độc lập trong nghiên cứu cũng như Syngenta sẽ không nhận được bất kỳ lợi nhuận nào từ việc chuyển giao công nghệ hay bán giống. IRRI phân phối giống miễn phí tới cho nông dân và các viện nghiên cứu khác. Năm 2013 có xảy ra biểu tình ở Philippines, những người biểu tình tràn vào một ruộng cấy trong một viện nghiên cứu và nhổ hết lúa vàng, nhưng những người này là các nhà hoạt động chống GMO chứ không phải nông dân địa phương. Phong trào trồng cây hữu cơ bắt đầu lan từ Tây sang Đông, cùng lúc với việc lối sống công nghiệp dần phát triển ở phương Đông, khiến con người cảm thấy ngột ngạt và cảm thấy cần phải trở về với tự nhiên, về với những cái gì đơn giản. Thế nhưng những điều đơn giản không giúp chúng ta đối phó với những vấn đề trước mắt mà chúng ta đã lỡ tạo ra. Đó là đói nghèo, đó là dịch bệnh, đó là dân số tăng. Thực phẩm hữu cơ có thực sự ngon hơn hay không, hay chỉ là ngon do chúng ta tự tưởng tượng, hay kiểu con hát mẹ khen, chuyện này không bàn ở đây. Cái tồn tại rõ ràng và thực sự là nông nghiệp hữu cơ tuy có ích cho môi trường nhưng đòi nhiều đất trồng hơn, năng suất thấp hơn, bảo quản kém hơn, và chắc chắn không giải quyết nổi vấn đề an toàn lương thực. Thực phẩm hữu cơ có thể tồn tại để đem lại niềm vui và sự an tâm (giả tạo) cho một phần nhân loại, những người có đủ cơm ăn, áo mặc, sống ở thế giới thứ nhất để mà không phải bận tâm tới đói nghèo, tới dinh dưỡng, nhưng nó không giúp được gì cho những cư dân ở Ấn Độ, ở châu Phi. Ở đây mình chỉ tập trung đánh vào quan điểm trước giờ thường chỉ một chiều cho rằng GMO nhất quyết là có hại, nhất quyết là không nên. Mình hoàn toàn đồng ý với việc chính phủ cần dán nhãn cho thực phẩm GMO, vì quyền lợi của người tiêu dùng: chúng ta cần biết mình đang cho gì vào miệng. Việc này tính ra không có gì to tát cả, nó y hệt với việc chúng ta ăn thịt bò biết đó là bò Úc, bò Kobe, hay là bò nhập từ đâu đó gần Lạng Sơn. GMO không hoàn toàn là thiên thần. Nếu nền khoa học của chúng ta nói rằng chúng ta biết hết được tất cả mọi thứ thì chúng ta đang quá kiêu ngạo. Cũng như nhiều phát minh khoa học khác, GMO có khi tốt, có khi xấu, phải phán xét tùy vào hoàn cảnh, chứ đừng một mực nhìn bằng con mắt nhị nguyên: nếu mày không tốt thì mày phải ác thôi. Thế giới này không hoạt động kiểu đó. Ý kiến - Thảo luận
15:24
Tuesday,9.5.2017
Đăng bởi:
QNMai
15:24
Tuesday,9.5.2017
Đăng bởi:
QNMai
Ai ủng hộ công nghiệp chăn nuôi, trồng trọt chứ theo tôi cứ đồ tự nhiên mà xơi thôi, xơi vừa phải là tốt cho sức khỏe chứ không phải chơi quá liều :D
Tốt nhất là đồ rừng, con gì, cây gì mà có chữ rừng vào thì mùi vị tuyệt liền. Thứ đến là chăn nuôi trồng trọt thuận tự nhiên. Ăn uống đa dạng như loạt bài của chị PhaLê, chịu khó vận động và tư duy tích cực thì hiếm khi bị bệnh nhẹ ;), xui rủi bị nặng là đi luôn thôi :D khỏe xác. Ta nói thiệt, những thứ mà tốt quá như gạo vàng gì gì đó chữa mù mắt thì quản lý nó như thuốc chữa bệnh chứ đừng xem nó là thực phẩm mà làm đại trà cho dân chúng ăn là toi. Còn FDA hay Bill Gate cũng có nhiều thị phi lắm, ít hơn ở VN mình mà tầm ảnh hưởng thì lớn hơn ở VN mình.
18:20
Thursday,10.9.2015
Đăng bởi:
Ivan Tung
Bài viết đã dài, đọc comment còn dài hơn.
Em làm về thương mại nông nghiệp, nên mối quan tâm của em là thị trường minh bạch, rõ ràng. Đầu tiên là cần chia rõ ra thế nào là rau an toàn, thế nào là rau sạch, đâu là rau GAP đâu là rau hữu cơ. Với thịt thà, lúa gạo cái nào biến đổi gen thì cần dán nhãn, thông tin rõ ràng. Vì giờ rau an toàn bán lẫn với rau sạch, ra ...xem tiếp
18:20
Thursday,10.9.2015
Đăng bởi:
Ivan Tung
Bài viết đã dài, đọc comment còn dài hơn.
Em làm về thương mại nông nghiệp, nên mối quan tâm của em là thị trường minh bạch, rõ ràng. Đầu tiên là cần chia rõ ra thế nào là rau an toàn, thế nào là rau sạch, đâu là rau GAP đâu là rau hữu cơ. Với thịt thà, lúa gạo cái nào biến đổi gen thì cần dán nhãn, thông tin rõ ràng. Vì giờ rau an toàn bán lẫn với rau sạch, rau GAP thậm chí cả rau bẩn. Thị trường loạn thì người sản xuất sẽ sản xuất thứ rẻ tiền nhất, bán giá cao nhất có thể, còn người tiêu dùng sẽ không nhận được thứ xứng đáng với số tiền của họ bỏ ra. Thêm nữa, minh bạch thị trường, dán nhãn biến đổi gen sẽ cứu nông dân, người chăn nuôi Việt Nam trong tương lai khi cạnh tranh trong TPP. Chứ con gà Việt Nam có 2 chân, mà con gà Mỹ có 6 chân thì sao mình đấu lại. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tốt nhất là đồ rừng, con gì, cây gì mà có chữ rừng vào thì mùi vị tuyệt liền.
Thứ đến là chăn nuôi trồng trọt thuận tự nhiên. Ăn uống đa dạng như loạt bài của chị PhaLê, chịu khó vận động và tư duy t
...xem tiếp