Gẫm & Bình

Khai mạc MEN CỦA ĐẤT: đông, vui,
và phát biểu hơi dài 07. 10. 11 - 5:51 am

Đam San

 

.

MEN CỦA ĐẤT
Triển lãm điêu khắc gốm của Nguyễn Khắc Quân

Khai mạc: 17h ngày 2. 10. 2011
Từ 2. 10 đến hết ngày 12. 10. 2011
Phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

 

Đúng hôm khai mạc triển lãm thì thời tiết Hà Nội khá đẹp, sau khi đã phải chịu ảnh hưởng của mấy ngày mưa bão dầm dề trước đó. Nhiệt độ khoảng 21độ, buổi chiều hơi hửng nắng. Địa điểm triển lãm cũng thuộc hàng sáng giá nhất trong những địa điểm triển lãm tại Hà Nội. Khuôn viên đẹp và rộng, cộng thêm cái tên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam dễ khiến cho nhiều họa sĩ ngại ngần, tự ti không dám bày tranh ở đây. Nhưng tin vui cho các bạn đây: trừ những ngày mà bảo tàng có sự kiện, còn không thì chỉ cần trả được tiền thuê phòng triển lãm là bạn đã có thể bày tác phẩm của mình.

Tác giả triển lãm là Nguyễn Khắc Quân ra đón khách từ sớm. Người đến triển lãm hôm nay vô cùng đông, chật kín cả sân bảo tàng. Rất nhiều quan chức và rất nhiều người tặng hoa. Nguyễn Khắc Quân sinh năm 1962 tại làng Giang Cao, Bát Tràng, trong một gia đình có truyền thống làm gốm. Tốt nghiệp khoa gốm trường Mỹ thuật Công nghiệp năm 1994 với người thầy đầu tiên là nghệ nhân gốm Nguyễn Văn Y, lúc đó đang là giám đốc viện Bảo Tàng Mỹ Thuật. Sau khi học xong, tác giả đã làm việc tại Viện Bảo tàng cho đến tận hôm nay. Việc tác giả theo đuổi nghệ thuật gốm là điều dễ hiểu. Tác giả đã có hai triển lãm cá nhân trước đó ở Bảo tàng mỹ thuật: vào năm 2002 và triển lãm “Dòng thời gian” (vào năm 2008).

Khách đến sớm ngồi ở các ghế đá chờ khai mạc.

Bên trong, triển lãm được chia làm hai gian, một bên là 33 tác phẩm lớn và một sắp đặt với hơn 300 bức tượng nhỏ.

Đây là phòng bày tượng lẻ

Và phòng "sắp đặt" của 300 tượng gốm.

Tác phẩm số 3

Tác phẩm số 15

Tác phẩm số 7

Tác phẩm số 2

Tác phẩm số 31

Tác phẩm số 26

Tác phẩm số 10

Tác phẩm số 6. Tất cả đều là bụng chửa.

300 cái tượng cao khoảng 20cm cũng đều mang hình dáng bà chửa…

… với nhiều tư thế khác nhau.

Có lẽ vì làm việc tại bảo tàng Mỹ thuật khá lâu nên tác giả quen biết rất nhiều các họa sĩ. Thật hiếm có dịp nào mà lại gặp khá đầy đủ các khuôn mặt nghệ sĩ ở đây như thế này. Đủ cả, từ cao niên đến thế hệ trẻ. Trong ảnh là nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh (áo trắng) và Cục trưởng cục Mỹ thuật Vi Kiến Thành

Họa sĩ – cục trưởng Vi Kiến Thành ngắm tượng đợi đến giờ khai mạc.

Nhà điêu khắc Vương Học Báo (đeo kính) và một nghệ sĩ mà người viết không biết tên, bạn nào bổ sung giúp.

Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng (áo đen)

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn (áo nâu), người viết lời giới thiệu cho cuộc triển lãm.

Nhà phê bình Ngọc Dũng, họa sĩ Vũ Duy Nghĩa và cựu giám đốc bảo tàng Cao Trọng Thiềm (đeo kính)

Đương kim giám đốc bảo tàng: ông Phan Văn Tiến (áo trắng)

Hai vợ chồng họa sĩ Mai San và Bằng Lâm. Lúc nào gặp họ cũng thấy nụ cười.

Họa sĩ Lê Quảng Hà của Factory

Họa sĩ Nguyên Xuân Tiệp (tóc dài), họa sĩ Vi Kiến Thành và cựu giám đốc bảo tàng Cao Trọng Thiềm (đeo kính).

Nhà thơ, nghệ sĩ Lê Anh Hoài (đeo kính).

Họa sĩ Lê Nguyên Mạnh đang trò chuyện với tác giả Nguyễn Khắc Quân. Nghe đồn họa sĩ Mạnh đang chuẩn bị cho một trình diễn ở Festival họa sĩ trẻ sắp tới.

Họa sĩ Đào Anh Khánh dẫn con trai đến xem triển lãm

Khá nhiều phóng viên báo đài đến đưa tin về sự kiện. Trong ảnh này có vẻ như ai nấy đều đang bận nhắn tin nhỉ… Có nhà phê bình Vũ Lâm (áo kẻ ngang) của báo Thời Nay đang đi biệt phái trên Lai Châu cũng về dự triển lãm.

Phóng viên đài truyền hình Trung ương đang tác nghiệp.

Đúng lúc mọi người đã đến khá đông, các món ăn nhẹ đã được dọn ra, rượu cũng đã được rót thì có tiếng loa nhắc mọi người tập trung lại khai mạc.

Tất cả tụ lại trước sảnh bảo tàng.

Ông Phan Văn Tiến, giám đốc bảo tàng lên đọc diễn văn, nghe hơi giống diễn văn khai mạc một hội nghị hơn là khai mạc một triển lãm. Ông Tiến cũng nói về sự làm việc say mê của họa sĩ. Ông cho rằng riêng việc đó thôi là đã đáng quý trọng… Bài phát biểu của ông được phiên dịch ra tiếng Anh nên thời gian có hơi dài.

Chủ tịch hội Mỹ thuật Trần Khánh Chương cho biết đây là triển lãm thứ ba của Nguyễn Khắc Quân. Ông chúc anh đạt được thành tựu lớn và tiếp bước thế hệ trước để phát triển gốm ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Tiệp, nguyên phó giám đốc bảo tàng, lên đọc một bài phát biểu. Ông nhắc lại việc Nguyễn Khắc Quân được sinh ra tại Giang Cao, Bát Tràng, rồi truyền thống đó có ảnh hưởng thế nào đến phong cách làm gốm của anh. Ông nói, với con mắt nghệ thuật đi kèm với khả năng làm gốm gia truyền đã giúp Nguyễn Khắc Quân có định hướng phát triển đúng đắn, có bản sắc, dấu ấn riêng. (Đến đây người nghe tự hỏi, sao lại phải đọc văn bản viết sẵn thế này trong một cuộc khai mạc triển lãm nghệ thuật, lại là triển lãm của bạn bè nghệ sĩ với nhau, làm mất hết cả tính thân mật!). Hình như viên chức thì tác phong nó phải thế!

Sau cùng là tác giả Nguyễn Khắc Quân phát biểu. Anh cảm ơn mẹ là bà Nguyễn Thị Lĩnh đã sinh ra và dạy anh làm gốm; cảm ơn vợ là chị Vương Hoa Ban đã ủng hộ anh triển lãm, rồi anh cảm ơn cơ quán báo chí, đoàn thể, bạn bè, người dân làng Giang Cao… đã đến tham dự lễ khai mạc này.

Thủ tục cắt băng khai mạc khiến buổi khai mạc càng thêm trịnh trọng, công chức. Họa sĩ cục trưởng Vi Kiến Thành, họa sĩ chủ tịch hội Trần Khánh Chương, giám đốc bảo tàng Phan Văn Tiến thực hiện nghi thức này. Đáng lẽ phải có anh Quân chứ nhỉ? Sao lại không có anh ấy nhỉ?

Sau đó mọi người tỏa vào xem tượng hoặc đi lấy thức ăn ở bàn buffet.

Rất nhiều người chụp ảnh kỷ niệm.

Triển lãm sẽ còn kéo dài đến hết ngày 12 tháng 10, mọi người đi xem nhé.

 

*

Bài liên quan:

– MEN CỦA ĐẤT: Chủ nhật này nhớ đi xem gốm Quân
– Khai mạc MEN CỦA ĐẤT: đông, vui và phát biểu hơi dài

– Gốm Quân: Dễ dãi và thừa thãi

Ý kiến - Thảo luận

16:41 Saturday,8.10.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ không được đến xem trực tiếp nên không dám có ý kiến gì về riêng triển lãm này. Nhưng tớ không đồng ý với bạn Nguyễn Hồng Sơn khi bạn gọi nghệ thuật của hoạ sĩ Khắc Quân là "Mỹ nghệ bình dân" "ngọng nghẹo". Tớ đến nhà anh Quân (gần nhà tớ) và thấy các tác phẩm gốm kết hợp với sắp đặt của anh ấy tạo ấn tượng rất tốt. Hoạ sĩ Quân làm việc n
...xem tiếp
16:41 Saturday,8.10.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ không được đến xem trực tiếp nên không dám có ý kiến gì về riêng triển lãm này. Nhưng tớ không đồng ý với bạn Nguyễn Hồng Sơn khi bạn gọi nghệ thuật của hoạ sĩ Khắc Quân là "Mỹ nghệ bình dân" "ngọng nghẹo". Tớ đến nhà anh Quân (gần nhà tớ) và thấy các tác phẩm gốm kết hợp với sắp đặt của anh ấy tạo ấn tượng rất tốt. Hoạ sĩ Quân làm việc nhiều, thậm chí là rất nhiều so với các hoạ sĩ công chức khác. Tớ cũng từng làm hoạ sĩ công chức một thời gian ngắn, cũng biết công việc cơ quan nó gặm vào tác phong và đầu óc người hoạ sĩ kinh khủng thế nào. Để thoát khỏi bánh xe đổ của các hoạ sĩ công chức ban ngày đi làm, ban tối đi nhậu, cần phải có nỗ lực và lòng yêu nghề rất lớn.
Ủng hộ hoạ sĩ Khắc Quân một phiếu. 
20:53 Friday,7.10.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN THẤY CÁC XẾP – http://gallery3b.com/artist/HSNguyen/
Xem qua các tác phẩm tôi định không nói gì, nhưng xem lại thì thấy nhiều nhà quản lý của nền mỹ thuật Việt Nam đến dự và khai mạc đông đủ quá buột miệng nói vài lời.

Không biết với cái tư duy của các nhà quản lý như thế này thì đến bao giờ cho nền mỹ thuật Việt Nam thoát khỏi nền mỹ nghệ bình dân theo kiểu nói ngọng nghẹo này?
...xem tiếp
20:53 Friday,7.10.2011 Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN THẤY CÁC XẾP – http://gallery3b.com/artist/HSNguyen/
Xem qua các tác phẩm tôi định không nói gì, nhưng xem lại thì thấy nhiều nhà quản lý của nền mỹ thuật Việt Nam đến dự và khai mạc đông đủ quá buột miệng nói vài lời.

Không biết với cái tư duy của các nhà quản lý như thế này thì đến bao giờ cho nền mỹ thuật Việt Nam thoát khỏi nền mỹ nghệ bình dân theo kiểu nói ngọng nghẹo này? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả