Thị trường

Tin chợ trời:
Từ ngỗng trời tới ái quốc 05. 06. 10 - 4:27 pm

SOI dịch

Christie's Images Ltd. 2010

Chính trị, lừa đảo, kiện cáo, và ngan ngỗng là chủ đề của GOSSIP MỸ THUẬT tuần 4. 6. 2010. Tuy các hướng tiếp cận có khác nhau, nhưng hướng nào cũng dẫn về Cái Đẹp.

1. Một bức tranh giá 28.6 TRIỆU Đô-la, Chủ nghĩa ái quốc, và Chính trị
Tại nhà đấu giá Christie New York tối thứ Ba, một đám các tay đấu giá thật sự thèm khát bức tranh vẽ cờ của Jasper Johns thuộc bộ sưu tập của Michael Crichton. Cuối cùng bức tranh bị tay nhà buôn Michael Altman thâu tóm với cái giá 28.6 triệuUSD, kỉ lục thế giới dành cho Johns và cao hơn rất, rất nhiều cái giá 15 triệu đô được ước lượng trước đó.

Những ngày này, khi guồng quay tin tức bị thống trị bởi trò hề có tên gọi “Tea Party Patriots”, hay “Đảng Trà Ái quốc” – một đảng mới không phải Cộng hòa cũng chống Obama – thì bức tranh này, mà Carol Vogel đã chỉ ra trong New York Times, chỉ là mong manh chút sáp màu và giấy in trên bố vẽ, dường như đã lên giá vì có tác dụng như một biểu tượng (ái quốc) kì quái.

2. Sức mạnh PR của bầy ngỗng
Bảo tảng khắp thế giới xin lưu ý: nếu một gia đình nhà ngỗng đột nhiên tha thiết muốn xuống cái ao đối diện sảnh bảo tàng đến nỗi gõ mỏ vào cửa kính, nôn nóng được cho vào, thì có một lời khuyên thế này nhé: cứ cho chúng vào. Hãy cho chúng lê những bước chân lạch bạch qua cái sảnh sạch sẽ tinh tươm của các bạn. Chỉ cần nhớ là phải chụp thật nhiều ảnh. Không một công ty PR nào có thể mang đến cho Bảo tàng Norton Simon ở Pasadena, California nhiều sự chú ý trong tuần này hơn là một câu chuyện “giản dị” như thế, khởi đầu chỉ là  một sự kiện mini trên Facebook và kết thúc trên hẳn một trang trang (À, không, không phải trang, chỉ là blog) của Tờ Los Angeles Times.

Ngỗng di cư là những con vật rất quyết tâm, nhất là khi phải bảo vệ con mình

“Việc này tạo một số lo âu chính đáng cho bảo tàng. Ngỗng di cư là những con vật rất quyết tâm, nhất là khi phải bảo vệ con mình. (Ngỗng con thường ở cùng mẹ nguyên một năm.) Vì thế nên để an toàn cho tất cả, bảo tàng đã ra thông cáo là bọn ngỗng phải được để yên đấy, không ai được quấy rầy. Và vì bảo tàng nghệ thuật thì thật sự không sinh ra để chăm sóc động vật hoang dã, nên người ta đang tiến hành một số bước để ‘tái cơ cấu’ lũ chim về một bến đỗ phù hợp hơn trên đường di cư lên phương bắc vào mùa hè – hoặc, vì lũ chim con còn nhỏ quá, thì cho đến khi chúng lớn lên. Bảo tàng hy vọng sẽ hoàn tất sớm việc này.
Ngay trong vụ này  ta có thể chen vào câu nói nổi tiếng của Barnett Newman: “Mỹ học với nghệ sĩ cũng giống như điểu học với chim vậy.” Dù gì đi nữa thì cũng hoan nghênh Norton Simon vì đã cẩn thận chăm sóc lũ chim đến thế.”
Ngoài lề một tí, người viết ở đây muốn biết: điều này có phạm phải lỗi phân biệt đối xử không? Vì lỡ đây là một gia đình nhà gấu thì sao? Ai đó gọi hội quyền động vật lại đây cho tôi nào!)

3. Mua bán Nghệ thuật và Sự nặc danh, Phần 2
Kiện cáo không phải là một cách xử sự thú vị cho lắm, chính trong tinh thần đó mà chúng tôi gật gù trước bài báo của Lindsay Pollock Câu chuyện Bloomberg về một vụ kiện về nhà sưu tập Dallas Marguerite Hoffman kiện nhà sưu tầm David Martinez.
Hoffman không muốn cho mọi người biết rằng bà đã bán cho Martinez một bức tranh trước đó đã hứa sẽ là cho Bảo tàng Nghệ Thuật Dallas, và danh tính của bà đã bị lộ nhân việc chính Martinez lại đem bán bức tranh tại nhà đấu giá Sotheby vào tối thứ Tư với mức giá khá khẩm là 31.4 triệu đô.

 

Bức tranh được bán tại nhà đấu giá Sotheby vào tối thứ Tư với mức giá khá khẩm là 31.4 triệu đô

Hoffman tuyên bố nếu muốn bà đã có thể tự mình đem đấu giá bức tranh để được nhiều hơn nhiều so với mức Martinez đã trả cho bà, nhưng vì hoàn cảnh đang đau đớn (bà bán bức tranh ngay sau khi chồng chết vào năm 2006), nên bà quyết định kín đáo bán nó thông qua bảo tàng L&M Arts tại New York, đồng thời cũng là một bị đơn nữa.

4. Lại một vụ bán “sôn” nghệ thuật nữa bắt nguồn từ kiện cáo
Nhà buôn nghệ thuật Lawrence Salander gần đây đã nhận tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một loạt các nhà sưu tầm nghệ thuật là khách hàng của ông ta.  Lawrence Salander đã bị buộc phải trả 120 triệu đô-la tiền bồi thường.

Lawrence Salander đã bị buộc phải trả 120 triệu đô-la tiền bồi thường

Lấy tiền ở đâu mà trả đây?
Tuần này, một buổi bán đấu giá đồ đạc của Salander đã mang về 472,000 đô-la. Hừm… khởi đầu không tốt cho lắm nhỉ.
Tiếp đến, vào ngày 9 tháng Sáu, nhà Christie tại New York sẽ bán các bức tượng và tranh thời Phục Hưng và châu Âu thế kỉ 19 từng thuộc về gallery của Salander ở New Yor, hy vọng sẽ kiếm thêm được chút ít để đền bù cho các nạn nhân của ông ta.
Vụ này làm ta nhớ đến Ezra Merkin, người từng sát cánh cùng ông trùm lừa đảo Bernard Madoff, và mớ tranh Rothko từng thuộc về ông ta.

(Từ Internet)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả