Nhiếp ảnh

Tin-ảnh: Chân dung các chủ thể nổi tiếng và tai tiếng 18. 10. 11 - 7:12 am

Pha Lê tổng hợp

 

WASHINGTON D.C – Ai cũng biết rằng cuộc đời của Từ Hy Thái Hậu (1835 – 1908) là một cuộc đời phức tạp. Từ một cung phi hạng bét, bà dần “thăng tiến” và trở thành Hoàng Thái Hậu của triều Thanh, nắm quyền cai trị một đất nước với hơn 400 triệu dân. Giờ đây, mọi người sẽ có cơ hội tìm hiểu bà Thái Hậu qua triển lãm ảnh “Cuộc chơi quyền lực: Hoàng Thái Hậu Trung Quốc” (Power play: China’s Empress Downwagger) tại Gallery Arthur M. Sackler của Bảo tàng Smithsonian. Triển lãm sẽ kéo dài đến 29. 1. 2012. Trong ảnh: “Từ Hy Thái Hậu”, do Xunling chụp năm 1903.

 

Các bức ảnh được chụp vào năm 1903, sau khi phòng trào Nghĩa Hòa Đoàn kết thúc, thời điểm Từ Hy bị cả thế giới coi thường. Bà thuê nhiếp ảnh gia trẻ Xunling, và “chỉ đạo” anh chụp những tác phẩm chân dung cho mình. Trong ảnh: “Từ Hy Thái Hậu trên kiệu và các thái giám”, 1903.

 

Những bức ảnh này kết hợp giữa nhiếp ảnh và tranh chân dung truyền thống Hoàng gia Trung Quốc. Trong hình: tác phẩm “Từ Hy ngồi”, 1904.

 

MANCHESTER, NH – Cũng về chân dung một thời, bảo tàng The Currier Museum of Art có cuộc triển lãm ảnh “Backstage Pass: Rock & Roll Photography” để tôn vinh dòng nhạc Rock & Roll, khai mạc hôm 6. 10. 2011. Tập hợp hơn 150 tấm ảnh về các ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc này từ các bộ sưu tập tư nhân, triển lãm sẽ kéo dài đến 15. 1. 2012. Trong hình: tác phẩm “Nụ hôn”, 1956, do Alfred Wertheimer chụp. Chàng trai trong ảnh chính là Elvis Presley, còn cô nàng kia thì không biết là ai?

 

Qua chân dung những con người cụ thể, cuộc triển lãm này đem đến cho người xem một cái nhìn tổng quát về lịch sử cũng như văn hóa của dòng nhạc Rock & Roll, từ ngày nó chào đời vào năm 1950 đến nay, và cho thấy sự thay đổi phong cách (ăn mặc, biểu diễn) qua từng thời. Trong ảnh: Tác phẩm “Joan Jett”, 1958, do Laura Levine chụp.

 

Đụng tới chủ đề “thay đổi phong cách”, thì sự khác nhau giữa Elvis Presley của năm 1956 với Boy George (trong hình) năm 1982 này quả là một trời một vực. Chân dung chàng ca sĩ duyên dáng này do Laura Levine chụp.

 

NEW YORK – Một buổi triển lãm về các ảnh chân dung do nữ nhiếp ảnh gia lừng lẫy của thế kỷ 19 tại Anh Quốc, Julia Margaret Cameron, đã được khai mạc tại Gallery Hans P. Kraus Jr Fine Photographs vào hôm 4. 10. 2011. Hơn 20 bức ảnh in Albumen, chụp từ năm 1864 đến 1874 sẽ được trưng bày ở đây. Julia tặng những tác phẩm này cho cô cháu gái Adeline Maria Jackson, và chúng được các đời sau của gia đình bà cất giữ. Đây là lần đầu tiên chúng được đưa đi triển lãm. Bức chân dung nhà thơ Henry Wadsworth Longfellow này là do Julia chụp vào năm 1868. Triển lãm kéo dài tới 18. 11. 2011

 

Julia Margaret Cameron (1815-1879) – một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất của thế kỷ 19 – bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh khi bà được con gái tặng chiếc máy ảnh (lúc đó Julia đã ngót nghét 48 tuổi). Julia bị chê là “vịt con xấu xí” so với đám chị em ruột, nhưng nhờ thông minh giỏi giang, bà được rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng thời đó yêu mến. Trong ảnh: nhà khoa học Charles Darwin, do Julia chụp năm 1868. Chút lưu ý: kiểu chụp ảnh “Bí xị, không cười” này là điểm đặc trưng của ảnh chân dung thời Victoria (thế kỷ 19), ở Anh Quốc. Có câu đùa rằng vào giai đoạn này, các nhiếp ảnh gia thường hô lên “1,2,3: nhăn nhó”

 

Một trong những bức ảnh đỉnh của buổi triển lãm là bức chân dung Julia Cameron chụp cho cháu gái, Julia Duckworth, vào năm 1872 (hình trên). Duckworth là đứa cháu Julia Cameron yêu nhất. Gia đình này có nhiều đứa con xuất chúng; hai con gái của Duckworth chính là họa sĩ Vanessa Bell và nhà văn Virginia Woolf.

Ý kiến - Thảo luận

15:36 Friday,28.10.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Cám ơn chú Phạm Trung và họa sĩ Nguyễn ĐÌnh Đăng.

Ghi nhớ: Hội MT CHủ thể là "Hội Mỹ thuật của Những Người như một hiện hữu với nhận thức và ý chí của mình mà tác động lên người khác".
...xem tiếp
15:36 Friday,28.10.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Cám ơn chú Phạm Trung và họa sĩ Nguyễn ĐÌnh Đăng.

Ghi nhớ: Hội MT CHủ thể là "Hội Mỹ thuật của Những Người như một hiện hữu với nhận thức và ý chí của mình mà tác động lên người khác". 
14:05 Thursday,20.10.2011 Đăng bởi:  PHAM QUOC TRUNG HỎI NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Hi EM CÓ Ý KIẾN, xin gửi ECYK vài thông tin.
Tôi có đề nghị anh Nguyễn Đình Đăng giải thích về tên của Hội Mỹ thuật Chủ Thể ở Nhật Bản cũng như lai lịch của hội này.
Dưới đây là giải thích của anh Nguyễn Đình Đăng.

Phạm Quốc Trung

--------

Chào Trung,

Lai lịch của hội mỹ thuật Chủ Thể như sau:

Tên tiếng Nhật của hội là

主体美術協会 (Shutai
...xem tiếp
14:05 Thursday,20.10.2011 Đăng bởi:  PHAM QUOC TRUNG HỎI NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
Hi EM CÓ Ý KIẾN, xin gửi ECYK vài thông tin.
Tôi có đề nghị anh Nguyễn Đình Đăng giải thích về tên của Hội Mỹ thuật Chủ Thể ở Nhật Bản cũng như lai lịch của hội này.
Dưới đây là giải thích của anh Nguyễn Đình Đăng.

Phạm Quốc Trung

--------

Chào Trung,

Lai lịch của hội mỹ thuật Chủ Thể như sau:

Tên tiếng Nhật của hội là

主体美術協会 (Shutai Bijyutsu Kyokai) = Chủ Thể Mỹ Thuật Hiệp Hội (theo phiên âm Hán-Việt).

Chủ thể (主体) ở đây có nghĩa là "con người như một hiện hữu với nhận thức và ý chí của mình mà tác động lên người khác" [định nghĩa của Sanseido siêu đại từ điển (三省堂スーパー大辞林)]

Hội MT Chủ Thể có trang web (bằng tiếng Nhật) tại
http://www.shutaiten.com/top.html

Hội này được thành lập vào tháng 9 năm 1964 vì thế hội có triển lãm thường niên (gọi là 主体展 = Shutai Ten) vào tháng 9 tại Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Tokyo (Tokyo Metropolitan Art Museum) ở công viên Ueno. Sau đó triển lãm này được bày lưu động tại Bảo tàng Mỹ thuật Kyoto và Bảo tàng Mỹ thuật Aichi (Nagoya), đến khoảng hạ tuần tháng 10 thì chấm dứt. Hai năm vừa rồi Tokyo Metropolitan Art Museum đóng cửa đại tu, nên triển lãm mỹ thuật Chủ Thể phải chuyển sang làm tại Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia tại Ueno (Ueno Royal Art Museum) (Xem một số hình ảnh của Shutai Ten 46 tại đây và Shutai Ten 47). Sang năm 2012 Bảo tàng MT Tokyo sẽ sửa xong và Shutai Ten 48 sẽ lại được tổ chức tại đây như trước kia.

Hội Mỹ thuật Chủ Thể là một trong hơn 300 hội mỹ thuật tại Nhật, và là một trong 30 hội mỹ thuật hàng đầu của Nhật (theo xếp hạng của Quỹ Mỹ thuật Sompo Japan. Quỹ này thuộc hãng bảo hiểm Sompo. Hãng này năm 1987 đã mua một bức "Hoa hướng dương" của Van Gogh với giá 53.9 triệu USD, hiện treo tại bảo tàng mỹ thuật của Sompo Japan).

Ở Nhật tất cả các hội mỹ thuật đều do các nghệ sĩ tự nguyện và tự do thành lập, không có bất cứ sự đầu tư nào của nhà nước hay tổ chức tư nhân, và không bị bất kỳ ai ngăn cấm (Quyền tự do lập đảng, lập hội được Hiến pháp và luật pháp Nhật Bản bảo vệ - Xem điều 21 của Hiến pháp Nhật Bản).

Tôn chỉ của hội MT Chủ Thể như sau:
Chúng tôi tạo cơ hội để các hoạ sĩ có thể gặp gỡ và sáng tác hoàn toàn tự do. Đứng trên quan điểm toàn cầu, chúng tôi hướng tới một nghệ thuật mới vưà giàu tính nhân văn, vừa đi sâu vào cội nguồn văn hoá Nhật Bản.

Kinh phí hoạt động của hội là do hội phí của các hội viên đóng. Hội Chủ Thể có khoảng 146 hội viên, hầu hết vẽ sơn dầu. Số hội viên của các hội mỹ thuật ở Nhật rất khác nhau tùy theo từng hội, nhưng nằm trong khoảng từ vài chục người tới khoảng 200-300 người.

Hội MT Chủ Thể bầu chọn hội viên như sau. Hàng năm, các tác giả chưa phải hội viên gửi tranh tham dự triển lãm Shutai Ten. Các tranh này sẽ phải qua tuyển chọn (duyệt treo) bởi tất cả các hội viên, bằng bình luận công khai, và giơ tay biểu quyết, quá bán đồng ý thì được chọn treo.

Trong các lần bình chọn như vậy người nào có tác phẩm xuất sắc thì có thể được giải "Tác giả có tác phẩm đẹp" ("giai tác tác gia" = 佳作作家). Người nào đoạt ít nhất 2 lần "Tác giả có tác phẩm đẹp" do các hội viên bầu chọn thì mới có thể được tiến cử vào hội.

Sau đó tất cả các hội viên sẽ bỏ phiếu xem ai trong số những người được tiến cử xứng đáng là hội viên. Người nào được trên 50% số phiếu thuận thì trở thành hội viên. Thông thường, một tác giả có thể trở thành hội viên chỉ sau khi tham gia triển lãm Chủ Thể không dưới 10 tới 15 năm. Nhưng cũng có những người đã tham gia triển 25 - 30 năm liền mà đến giờ vẫn chưa được bầu làm hội viên (vậy mà họ vẫn bền bỉ tham gia mới lạ).

Hàng năm chúng tôi thường họp tại bảo tàng để duyệt tranh cho triển lãm và bầu hội viên mới. Thông thường mội lần họp như vậy mất 4 - 5 ngày. Triển lãm thường bày khoảng hơn 300 tranh sơn dầu. Ví dụ năm nay Shutai Ten 47 trưng bày hơn 320 tranh trong đó có 183 tranh của các tác giả chưa phải hội viên. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả