Thị trường

4 lý do phải cảnh giác với đấu giá Tàu 01. 11. 11 - 7:49 am

Shane Ferro - Như Mai dịch

 

Hai đầu thú mà nhà đấu giá Tàu mua mà không trả tiền

 

Hai năm vừa rồi, những hoạt động mua bán đã diễn ra một cách loạn xạ tại các nhà đấu giá vì đám người mua đến từ Trung Quốc – họ nổi như cồn nhờ đã chi một khoản tiền cao ngất ngưởng cho các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc, đặc biệt là tại những buổi đấu giá diễn ra ở nước nhà (nhưng có khi cũng tốn bộn tiền ở một nơi heo hút như miền quê nước Anh). Dù vậy, sự điên cuồng này cũng kéo theo các cáo buộc về tội lừa đảo của kẻ mua, người bán, nhà đấu giá, và cả các chuyên gia -tất cả đều là… người Trung Quốc. Hai câu chuyện gần nhất – một trên tờ Telegraph của Anh, và một trên kênh NPR ở Mỹ – đã làm dân Tàu bị mất mặt.

Dưới đây là bài phân tích những vấn đề mà các nhà đấu giá Trung Quốc phải đối diện; một số vấn đề này ai cũng biết, một số vừa được phát hiện gần đây

 

TÁC PHẨM DỎM

Đã có một vài vụ cáo buộc kiểu này nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến bức tranh Từ Bi Hồng giả, được bán với mức 11.4 triệu đô ở Bắc Kinh hồi năm ngoái. Người bán tuyên bố đây là chân dung vợ của họa sĩ. Tuy nhiên, một vài cựu sinh viên thuộc Học viện Mỹ thuật Trung Ương hồi đầu những năm 1980 đã đưa ra bằng chứng cho thấy bức tranh trên là do chính họ vẽ trong lớp hồi năm 1983 (tức 30 năm sau khi ông Từ qua đời); cũng có nghĩa: bức tranh gần như không có giá trị.

Chân dung (được cho) là của Từ Bi Hồng (vẽ người vợ Jiang Biwei) vừa bị tuyên bố là đồ dỏm.

 

ĐẤU GIÁ CŨNG DỎM

Theo như cả hai bài báo, các nhà đấu giá Trung Quốc cũng giống như một kênh hối lộ, theo kiểu rửa tiền bằng kinh doanh hợp pháp. Đôi khi những tác phẩm tầm thường lại có giá cao ngất ngưởng ở Trung Quốc vì nếu người mua đang nợ tiền người bán, đấu giá có thể giúp họ trả nợ một cách hợp pháp. Nhân viên của nhà đấu giá cũng đành nhắm mắt làm ngơ (thậm chí ngay cả khi họ biết tỏng sự việc), bởi giá càng cao thì tiền hoa hồng đổ vào túi họ càng nhiều.

Nhà buôn, người bán, hoặc nghệ sĩ thỉnh thoảng cũng trả tiền cho những món mà họ không có ý định mua, chỉ nhằm tạo nên một mức “giá thị trường” cao hơn mức “thật” cho một nghệ sĩ họ đang “bơm”, (kiểu này thì cũng hơi cũ – đây là việc làm khá phổ biến tại các nhà đấu giá trên khắp hành tinh, hoặc ít nhất là rất phổ biến trong giới con buôn).

 

CHUYÊN GIA DỎM (HAY BỊ ĐÚT LÓT, THÌ CŨNG TÍNH LÀ DỎM)

Trong một trường hợp khá là giật gân về chuyện chứng thực đồ thật/đồ giả do tờ NPR công bố: một thương nhân người Trung Quốc làm giả một bộ đồ liệm bằng ngọc thạch và nhờ năm chuyên gia thẩm định nó, rồi ông dựa vào thẩm định trên mà mang bộ đồ liệm này đi thế chấp để vay 100 triệu đô (nhằm đầu tư cho một dự án địa ốc, sau này hóa ra cũng giả luôn). Vấn đề ở đây còn tệ hơn bởi theo luật Tàu, việc chứng thực một tác phẩm không thuộc trách nhiệm của nhà đấu giá, họ chỉ cần đề thông báo rằng mình không đảm bảo được độ tin cậy của tác phẩm là coi như “qua cửa”, thoát trách nhiệm.

Nhưng cũng có một nhà đấu giá ở Trung Quốc đang chủ động thắt chặt các phương pháp chứng thực. Trong một phỏng vấn gần đây với ARTINFO, ông Kou Qin, phó chủ tịch kiêm giám đốc của China Guardian, nói rằng rất nhiều nhà quản lý cấp cao tại Guardian đang sang Mỹ để cố học hỏi các mô hình kinh doanh thành công của những đối tác phương Tây như Sotheby’s và Christie’s. Một trong các nguyên tắc chính của nhà đấu giá phương Tây mà Kou muốn áp dụng ở Trung Quốc chính là: đề cao tầm quan trọng của những chuyên gia độc lập, những người sẽ chứng thực tác phẩm dựa trên “tiêu chuẩn hàn lâm”.

 

VÀ KHÔNG TRẢ TIỀN

Chuyện nợ nần kể trong hai bài báo cũng cũ rích (Sotheby’s bắt đầu áp dụng hình thức đòi tiền đặt cọc cho các món đắt đỏ). Thế nhưng, cả hai đều dẫn chứng một con số đáng giật mình – tài liệu lấy từ Hiệp hội các nhà đấu giá Trung Quốc: cho đến tháng 4. 2011, 40% các tác phẩm bán với giá trên 10 triệu tệ (1.5 triệu đô) tại kỳ đấu giá vào mùa thu vừa rồi vẫn chưa được người mua trả tiền (lại theo luật Tàu, người mua có đến 6 tháng để trả tiền).

Một phiên đấu giá "hoành tráng" tại Paris, với chiến thắng vẻ vang của nhà đấu giá Tàu, nhưng sau đó... không trả tiền.

 

Và chiếc bình từng được bán với giá 83.2 triệu hồi tháng 11. 2010 này vẫn chưa có người nhận.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

15:35 Tuesday,1.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Cám ơn chị Như Mai. Thông tin của chị làm người làng cũng đỡ tủi.

"...Chân dung (được cho) là của Từ Bi Hồng (vẽ người vợ Jiang Biwei) vừa bị tuyên bố là đồ dỏm..."

Em tưởng căn bệnh Nhái-hóa-Người chỉ còn ở làng ta hóa ra Làng Tây vưỡn nặng gớm nhề. Nhái Sĩ ở đâu mà có con-buôn-kiêm-sưu-tầm-za-ma-cà-bông zốc sức lập mưu cùng nhau lừa thì cả làng hế
...xem tiếp
15:35 Tuesday,1.11.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Cám ơn chị Như Mai. Thông tin của chị làm người làng cũng đỡ tủi.

"...Chân dung (được cho) là của Từ Bi Hồng (vẽ người vợ Jiang Biwei) vừa bị tuyên bố là đồ dỏm..."

Em tưởng căn bệnh Nhái-hóa-Người chỉ còn ở làng ta hóa ra Làng Tây vưỡn nặng gớm nhề. Nhái Sĩ ở đâu mà có con-buôn-kiêm-sưu-tầm-za-ma-cà-bông zốc sức lập mưu cùng nhau lừa thì cả làng hết hơi với chúng.

Đúng như ca Từ Bi Hồng: cái tranh "vợ họa sĩ" đùi vâm thế làm sao các chiên za nghệ thuật không biết là của zởm trừ khi họ đồng-tình-bóp-ví-zân-làng.

Lang thang trên mạng có cái tranh Từ Bi Hồng cũng vẽ "chân dung vợ họa sĩ" tình cảm và bút pháp khác hẳn. Các anh các chị các bạn thử coi xem có khác quả chân zung zỏm trên kia không nha:

http://www.luxartasia.com/2011/10/xu-beihong-denver-art-museum.html 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả