Khác

Chuck Close kiện hai ông lớn, cấm xuất cảnh tranh Guardi, bộc lộ đời tư của Leonardo… và các tin khác 23. 10. 11 - 9:16 pm

Hồ Như Mai dịch

 

1. Versailles vẫn Hiện đại
Theo lời giám đốc mới bổ nhiệm Catherine Pégard, chương trình nghệ thuật tổ chức tại lâu đài vua Louis XIV vẫn sẽ tiếp tục trưng bày các tác phẩm của những nghệ sĩ đương đại. (Những nghệ sĩ từng tham gia vào chương trình gây lắm tranh cãi này gồm có Takashi Murakami và Jeff Koons.) “Các buổi triển lãm rõ ràng đã giúp Versailles trở nên nổi tiếng hơn,” bà nói. “Vấn đề ở đây nằm ở sự cân bằng. Chúng ta phải tôn trọng cả tính hiện đại (của tác phẩm) lẫn tính truyền thống (của Versailles)” [theo TAN].

Murakami là người có triển lãm tại Versailles gây phản đối dữ dội

 

2. Tác phẩm trị giá 42 triệu đô của Francesco Guardi bị cấm xuất cảnh
Bộ trưởng nghệ thuật Anh quốc Ed Vaizey đã ra lệnh cấm xuất cảnh tạm thời đối với tác phẩm Venice’s Grand Canal của Guardi. Bức tranh vừa vào tay một người mua giấu tên. Anh (hoặc cô) này trả 26.7 triệu bảng (42.18 triệu đô) tại nhà đấu giá Sotheby’s hồi tháng 7. 2011. Tác phẩm này được đánh giá là rất quan trọng, và lệnh cấm này nhằm “câu giờ” cho một chủ nhân tiềm năng khác, một người sẵn sàng giữ tác phẩm ở Anh Quốc sau khi kiếm đủ tiền để mua lại nó [theo Guardian].

.


3. Tác phẩm của Henry Moore bị bỏ mặc ngay trước Nghị viện
Knife Edge Two Piece (1962-65) chính là một trong những tác phẩm điêu khắc quan trọng nhất của Henry Moore. Nó bị hư hại nặng nề, nhưng không ai làm được gì bởi chẳng người nào chịu đứng ra nhận mình là chủ. Tác phẩm được dựng ngay trước tòa nhà Nghị viện ở London. Nó là quà tặng cho chính phủ hồi năm 1967, dưới sự bảo trợ của Bộ Tác phẩm và Công trình công cộng, nhưng hiện giờ bộ này không còn tồn tại. Cục Môi trường, Lương thực và các vấn đề nông thôn hiện nay thì từ chối trách nhiệm thẳng thừng, bởi chẳng muốn bị dính líu đến tác phẩm [theo TAN]

“Knife Edge Two Piece”

 


4. Bảo tàng Guggenheim Bilbao mua tác phẩm của Hatoum với giá 250 ngàn đô

Bảo tàng nói rằng tác phẩm sắp đặt Hogar của Mona Hatoum “hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt từ những năm 1890s đến nay.” Ngoài ra, Guggenheim cũng mua thêm một tác phẩm của nghệ sĩ người Colombia tên Doris Salcedo [theo AMA].

Hogar của Mona Hatoum

 


5. Lên Giường với Leonardo da Vinci

Để bổ sung cho cuộc triển lãm Leonardo hoành tráng mà National Gallery sắp tổ chức vào tháng 11. 2011, Jonathon Jones quyết định viết bài khai thác giới tính của họa sĩ, buôn lại những chuyện cũ cho cả một thế hệ người yêu nghệ thuật mới. Họa sĩ bậc thầy này, như ai cũng biết, là người đồng tính: từng bị dính vào tội sodomy (tội quan hệ nam-nam qua đường hậu môn, bị Thiên Chúa giáo cấm nặng) hai lần (nhưng chưa bao giờ bị phạt, có lẽ là do quen biết). Leonardo sống cùng với một nhóm thanh niên cao to, trong đó có tên trộm “bẩm sinh” Salai. Giống như người tình George Dyer của Francis Bacon, có khả năng Salai là tình yêu để đời của Leonardo. Nhưng như Jones nhận xét, họa sĩ này cũng dành chỗ cho cả phụ nữ, và điều đó đã được thể hiện qua những bức chân dung cực kỳ quyến rũ; trong số đấy phải kể tới bức Virgin Mary. Tác phẩm này từng bị trả về cho Leonardo vì người mua nó hễ cứ nhìn vào là “căng thẳng” ngay [theo Guardian].

“Người đàn bà với con chồn” – một bức tranh được coi là gợi dục của Leonardo vì con chồn là động vật có thân hình giống… dương vật.

 


6. Chuck Close kiện eBay

Rất nhiều tin nóng vừa mới được cập nhật về vụ kiện của một nhóm nghệ sĩ, trong đó có Chuck Close, Laddie John Dill, và gia tộc Robert Graham. Bên cạnh việc kiện những nhà đấu giá lớn như Christie’s và Sotheby’s, nhóm này cũng kiện thêm nhà đấu giá trực tuyến eBay vì liên tục không chấp hành Luật resale (cho phép bán lại mặt hàng) của bang California (có hiệu lực từ năm 1977). Họ lập luận rằng trang web này, cũng như các nhà đấu giá khác, giấu nhẹm địa chỉ người mua là từ California nhằm xù tiền bản quyền lý ra phải được trả cho những nghệ sĩ (nếu còn còn sống) hoặc người thừa kế của nghệ sĩ (nếu qua đời) [theo Courthouse News].

Nghệ sĩ Chuck Close

 

 

7. Degas có Hội đồng riêng
Hội đồng Edgar Degas vừa được con cháu của Degas thành lập ở Pháp nhằm bảo vệ các tác phẩm cũng như di sản mà Degas để lại. Hội đồng sẽ xử lý những ai dám trục lợi từ các bức tranh của họa sĩ kiêm diễn viên mua ba lê này, và sẽ tôn vinh tác phẩm của một số học giả khác. Những bức tranh của Degas đã và đang được trưng bày tại các cơ sở công cộng kể từ năm 1987, tức 70 năm sau khi ông qua đời [theo AMA]

.

 


8. Bảo tàng Armenian nộp đơn kiện lên toà án nhằm giữ bức tranh máu

Nếu chuyện tác phẩm của Bác sĩ Jack Kevorkian (một nhà đấu tranh cho luật “cái chết êm ái”) sắp được mang ra đấu giá vào ngày 28/10 vẫn chưa đủ kỳ quái; thì giờ đây, Thư viện Armenian và Bảo tàng American còn kiện cả cô cháu Ava Janus, cũng là người thừa kế duy nhất của Kevorkian, để chặn việc bán tác phẩm lại. Bảo tàng hiện giờ giữ 17 tác phẩm của Kevorkian, trị giá khoảng 2.5 đến 3.5 triệu đô, trong đó có một tác phẩm vẽ từ máu của ông này. Bảo tàng nói rằng Kevorkian – một người gốc Armenia – đã tặng lại các tác phẩm nói trên cho bảo tàng cách đây hơn 10 năm [theo Courthouse News]

Bác sĩ Kevorkian

 

9. Dự án công viên với những tác phẩm điêu khắc khổng lồ ở Oslo đã được bật đèn xanh
Một công viên với hơn 80 tác phẩm điêu khắc của những nghệ sĩ quốc tế như James Turrell, Dan Graham và Jenny Holzer sẽ được ra mắt tại Oslo năm 2014. Ý tưởng này được tài trợ bởi nhà đầu tư địa ốc – cũng là nhà sưu tập – Christian Ringnes, người đã tặng đến 39 triệu euro (54 triệu đô) cho công viên. Ringnes ban đầu định xây một công viên với chủ đề “nữ tính”, nhưng ơn Trời, ông đã từ bỏ ý định vì bị búa rìu dư luận tấn công [theo TAN]

Tượng khổng lồ tại công viên Oslo

 


10. Phong trào “Chiếm phố Wall” tuyên chiến với Bảo tàng

“Chiếm luôn Bảo tàng! diễn ra vào hôm nay” (20. 10. 2011) là một cuộc biểu tình phản đối bên ngoài 3 bảo tàng ở New York: New Museum, The Frick, và MoMA, hòa với phong trào “Chiếm phố Wall” với mục đích chống lại “sự thương mạii hóa và chiếm hữu nghệ thuật một cách trơ trẽn” trong những năm gần đây [theo ITA]

.

 

(ArtInfo tổng hợp)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả