Gẫm & Bình

Statement một đàng, tác phẩm làm một nẻo 25. 10. 11 - 12:53 am

Ngô Lực

(SOI: Đây là cmt cho bài “Phía Đông có Dị Bản rực rỡ“. Đây cũng là vấn đề khá “nóng”, Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt.)

Tranh của Penapai

 

Đọc statement của Nguyễn Thành Trung Lại Thanh Dũng và gần đây có một vài cuộc triển lãm của các đại họa sĩ, tôi có một cảm giác chung cực kỳ khó hiểu, và điều tệ hại nhất là sau khi đọc và xem tác phẩm thì hoàn toàn không hiểu; không hiểu không phải là điều gì đó ghê gớm mà không hiểu vì tác giả viết một đàng làm tác phẩm một nẻo.

1.
Trong statement của Nguyễn Thành Trung chỉ trong chưa đầy nửa trang a4 mà tác giả đã nhồi nhét cả thế giới vào, trong thế giới đó được Trung nhìn theo góc nhìn hầm bà lằng của đủ mọi loại quan điểm triết học, cộng với giọng điệu như đang lên đồng pha chút âm hưởng tự sự, với những từ rất Trịnh, đại loại như ảo giác lưỡng cực… mục ruỗng héo mòn giấc mơ…như cánh cửa bật tung vào ý niệm… hối hả hỗn loạn niềm tin mai một, v.v… Đọc xong quáng gà thật nhưng cũng cố gắng hy vọng để chờ đợi cái thế giới hỗn mang mà bạn sẽ thể hiện ở tác phẩm thế nào, nhưng thật ngạc nhiên…

Khi xem tác phẩm tôi chỉ thấy những chân dung được thể hiện theo lối bán trừu tượng nửa siêu thực rất bình thường, pha thêm chút trang trí décor – cách mà các hoạ sĩ bán tranh thường hay làm với cái khung gỗ rất đẹp, màu sắc ngọt ngào tinh khiết – những bức tranh gợi cho tôi cái cảm giác có thể mua nó về sẽ rất phù hợp những ngôi nhà sang trọng, những khách sạn. Tôi không thấy sự hỗn mang mục ruỗng gì cả, tôi không thấy cái gì là “Dị bản” cả…Ngạc nhiên hơn khi cái tên của tranh như Dear Eva, Dương bản, đọc xong nghĩ hoài mà nhũn não; nhũn não không phải là điều gì ghê gớm mà nhũn não vì không thể nào liên kết được giữa statement và những bức tranh.


2 .

Nếu coi statement như một lời quảng cáo hoặc giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, nếu nhiệm vụ của statement giúp đọc vào người ta hiểu được sự hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời thể hiên được phần nào ý niệm tác phẩm muốn khơi gợi, hay nó có thể chỉ ra được điều gì làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và đặc biệt, hoặc là một cánh cửa để cho mọi người bước vào tác phẩm một cách đầy gợi mở đa chiều…, thì statement của Nguyễn Thành Trung không chừa chỗ nào cho khán giả cảm nhận tác phẩm, với một loạt liên thanh những ngôn từ rối rắm và áp đặt, có xu hướng gà bài cho khán giả, bắt khán giả hiểu theo cảm nhận của mình trong khi sự thể hiện tác phầm với ý niệm anh ta viết còn cách nhau cả ngàn cây số!!!

Cách này rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam mắc phải, nào là đạt tới cảnh giới của siêu thức, vô thức…, nào là những vết vỡ vụn của thời gian, nào là hạnh ngộ chất liệu…, nào là thế giới góc khuất sâu thẳm tâm hồn …, ồn ào lao nhao lên với những từ khủng, cứ như thể là một tao nhân mặc khách đắc đạo hết lượt. Những từ ngữ như thế chỉ cần lên mạng copy vài cuốn sách thiền, dăm ba cái triết lý ba xu vụn vặt bỏ vào là xong, và vẽ tranh thì cứ vẽ, sắp đặt thì cứ sắp, rồi viết vài từ miễn là khó hiểu, mà bức bất quá thì đặt là Không đề 1, Không đề 2, đến Không đề n

Cái cách suy nghĩ ấy chỉ tạo ra đám trưởng giả lừa mị suốt ngày khệnh khạng vuốt râu trầm ngâm mắt nhìn xa xăm và tự sướng với nhau rằng những gì người ta khó hiểu là những gì cao cấp, rằng thiên hạ ngu dốt không hiểu được tao… Phản động hơn là có những nghệ sĩ cố tình đặt ra những tên của tác phẩm mà ngay chính nghệ sĩ ấy cũng không hiểu hết; không hiểu nó mới huyền bí, không hiểu nó mới sang, hay là việc làm thì có tí tẹo nhưng diễn giải thì mang tầm cỡ thế giới, giống như là cầm cái búa tạ mà đập chết con ruồi vậy.

Trong khi những đề tài gần gũi tác động trực tiếp đến đời sống con người, đến xã hội, những bức xúc, những bất công hàng ngày nhan nhản diễn ra trước mặt thì lại ngoảnh mặt làm ngơ, cho rằng là giải trí tầm thường, gây hấn phá bĩnh ….Có lẽ với tôi tất cả những kiểu suy nghĩ trên mới là DỊ BẢN – một DỊ BẢN mà không có một quốc gia nào trên thế giới có được.

 

*

Bài liên quan:

– DỊ BẢN tại Huế – Ối, ối, statement!
– Phía Đông có DỊ BẢN…

– Statement một đàng, tác phẩm làm một nẻo
– MANG ĐI cũng tại Huế – cũng lại ối, ối, statement!

– Viết statement: làm sao cho khỏi ú ớ?

Ý kiến - Thảo luận

15:13 Thursday,27.10.2011 Đăng bởi:  ngo luc
tôi thấy bạn giống như mấy ông thày trong trường lúc nào cung la lối lên cái này cũ quá không mới nhưng lại dạy một cái giáo trình cách đây vài thế kỷ và nhận xét mọi truyện trên lăng kính quan niệm của vài trăm năm về trước ... và khi thấy bất kỳ ai làm cái gì khác họ thì luôn luôn mở cái băng nhai đi nhai lại một cách" vô ý thức là cái này tây nó làm rồi
b
...xem tiếp
15:13 Thursday,27.10.2011 Đăng bởi:  ngo luc
tôi thấy bạn giống như mấy ông thày trong trường lúc nào cung la lối lên cái này cũ quá không mới nhưng lại dạy một cái giáo trình cách đây vài thế kỷ và nhận xét mọi truyện trên lăng kính quan niệm của vài trăm năm về trước ... và khi thấy bất kỳ ai làm cái gì khác họ thì luôn luôn mở cái băng nhai đi nhai lại một cách" vô ý thức là cái này tây nó làm rồi
bạn có biết rằng cái đánh giá về cũ mới theo kiểu của bạn nó diễn ra trên lăng kính của mấy thế kỷ trước không ? nếu không biết thì tìm hiểu kỹ rồi hãy nói nhé chứ cứ ụt ịt như vậy chán lắm haiizz!!! 
15:07 Thursday,27.10.2011 Đăng bởi:  ngô lực
- Em có ý kiến nói
Tỉ dụ: như đại ca Mai Duy Minh khi xưa chơi tác phẩm đầu zài tóc xõa thì làng ta biết anh đã có chất nghệ rùi, nhưng nay anh Minh chơi tiếp quả xờ-tát-mần bằng cú húi trụi thùi lụi thì "bỗng nhiên tá hỏa" lộ quả thủ chuốt đỉnh cực lạ và làng ta lại càng hiểu là đại ca vừa rất nghệ sĩ mà cũng rất "ngầu đầu hải tặc", phải không ạ.
x
...xem tiếp
15:07 Thursday,27.10.2011 Đăng bởi:  ngô lực
- Em có ý kiến nói
Tỉ dụ: như đại ca Mai Duy Minh khi xưa chơi tác phẩm đầu zài tóc xõa thì làng ta biết anh đã có chất nghệ rùi, nhưng nay anh Minh chơi tiếp quả xờ-tát-mần bằng cú húi trụi thùi lụi thì "bỗng nhiên tá hỏa" lộ quả thủ chuốt đỉnh cực lạ và làng ta lại càng hiểu là đại ca vừa rất nghệ sĩ mà cũng rất "ngầu đầu hải tặc", phải không ạ.
xờ...tát...mần, mần răng phải zải thích hay nói về chiển lãm hay tác phẩm ở chiển lãm, nó chỉ cần là "lời tuyên" của nghệ sĩ, thế là đủ để bà con có 1 chút thông tin hiểu thêm về chính bản thân nghệ sĩ (có thể xờ-tát-mần của họa sĩ là bài thơ, thì ta biết họa sĩ còn là thi sĩ, nếu xờ-tát-mần là hịch, ta biết thêm họa sĩ ngoài tài vẽ còn là hịch sĩ, nếu xờ-tát-mần trừu tượng làm ta hoang mang, thì ta biết họa sĩ đang hoang mang 1 cách rất chi là...trừu tượng.

Chớ mà làng ta hẹp lòng bắt/đòi họa sĩ còn phải là nhà xờ-tát-mần sĩ oách-xà-lách nữa (mà em cũng chưa tỏ 1 cái xờ-tát-mần oách-xà-lách có cần không nữa) thì e là làng ta cầu toàn quá chăng?

hihi đồng ý với bạn luôn nếu làm theo kiểu đó thì bạn sẽ có con đường rất chi là êm dịu và dễ chịu và hầu như các củ nghệ củ gừng Việt Nam đều làm như thế… Tại sao ??
1. Là tránh được trường hợp bút sa gà chết, thà rằng không viết về tác phẩm thì chẳng ai bắt bẻ được không dại gì để lộ cái ngu của mình ra, muốn hiểu sao thì hiểu khen hay thì tao vỗ tay, chê dở thì tao không thèm chấp, đánh bài lờ đi cho xong chuyện, tranh của tao đã đạt tới cảnh giới bất khả tư nghị nên lời khen chê của chúng bay chỉ làm cho tao thêm nổi tiếng vì thiên hạ chỉ nghe từ miệng tụi mày chê tao chứ tao đâu nói gì … rõ ràng là ghen ăn ghét ở nên mới làm thế ,có ngon thì làm đi, làm như vậy vừa được tiếng là cao đạo vừa che đi cái dốt của mình hay quá còn gì
2. Tránh được các cơ quan kiểm duyệt... tôi có nói gì đâu nào?? Tại người xem mỗi người một ý không thể cấm họ suy luận lung tung nếu ai đó suy luận bậy đó là do họ, chẳng liên can gì đến tôi không biết không có tội..., còn nếu được triển lãm và kiểm duyệt không phát hiện ra thì được tiếng đấu tranh ngầm từ bên trong thay đổi cái gốc rễ chứ ai lại đi hồ đồ cực đoan như mấy thằng đồ tể.. làm như vậy thì chính thống cũng ưu ái mà giang hồ cũng nể cả.
3. Triển lãm về chất độc màu da cam nhưng đọc statement thì khán giả lại biết thông tin họa sĩ mới tậu được con xe cổ rất sành điệu... rồi nhà báo đến phỏng vấn về việc họa sĩ lấy vợ là hoa hậu để đưa lên ngôi sao.net... còn một số người từ đầu đến cuối đứng ở bàn tiệc ăn uống rồi nói chuyện về buôn bán bất động sản, bàn tán về chuyện tào lao và uống beer, ăn thịt và kết luận họa sĩ là một người làm thơ giỏi nhất trong trường mỹ thuật dẫu sao cũng có tiếng là giỏi nhất tốt lắm rồi còn gi ...!!

5. có quan trọng gì đâu nghĩ ngợi làm gì cho mệt đời là hư không tất cả chỉ là ảo giác nghĩ nhiều thì cũng có thay đổi được gì đâu dân ta còn lạc hậu lắm làm sao mà thay đổi được ….thôi ta cứ nôm na là cha mách qué cho hợp với lệ làng và thong dong ung dung tự tại đi qua cuộc đời cho nó sướng bản thân sân si làm gì cho mệt xác .. mình thấy buồn là buồn mình thấy nó vui là vui quan trọng nhất là do mình…bức xúc và minh bạch làm gì cho nó tổn thọ (copy trong sách thiền …triết nửa mùa chương lý luận đà điểu ..pha chút AQ chính truyện )
6. khoai tây là một thứ văn hóa rởm tao vừa mới học về bài của ban tuyên giáo về sự dãy chết của chủ nghĩa tư bản, tất cả sự duy lý đều là những giáo điều khô cứng, trong sự phát triển có tiềm tàng mầm mống của sự đổ vỡ ... nên thằng nào sính ngoại mà cứ ‘sờ tét mần” bắt làng phải suy nghĩ đối chứng mệt quá … một hồi bực mình làng cho mấy thằng chí phèo ra nó sử thì chúng bay chỉ có nước mà tiêu đời con ạ.

Tóm lại là có quá nhiều thứ lợi khi mình ỡm ờ nửa đùa nửa thật vàng thau lẫn lộn. .. (cái chính yếu luôn nằm ở giữa .. copy ranh ngôn .. hihi  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả