Thị trường

Vì sao Chuck Close và các nghệ sĩ khác kiện nhà đấu giá? 28. 11. 11 - 8:32 am

Shane Ferro - Hồ Như Mai dịch

 

.

 

Tháng trước, một nhóm nghệ sĩ trong đó có Chuck Close và Laddie John Dill đã cùng với người thừa kế của nghệ sĩ Robert Graham đệ đơn kiện chi nhánh Christie’s và Sotheby’s ở New York vì đã vi phạm Luật bản quyền bán lại. Tổ chức đại diện cho tài sản của nghệ sĩ Sam Francis cũng có mặt với tư cách nguyên đơn kiện nhà Christie’s, mặc dù không kiện Sotheby’s – là nơi đang diễn ra một triển lãm quan trọng của Francis.

Theo luật bản quyền bán lại của California, giống như luật ‘droit de suite’ ở châu Âu (theo đó nghệ sĩ hoặc người thừa kế có quyền lợi mỗi lần tác phẩm của mình được bán lại) – thì bất kỳ ai bán một tác phẩm nghệ thuật của một nghệ sĩ còn sống hoặc mới qua đời trong vòng 20 năm phải nộp lại cho nghệ sĩ hoặc người thừa kế 5 phần trăm số tiền bán được. Luật này áp dụng cho công dân California, khi tác phẩm người này bán ở California hoặc ở bang khác.

Theo như tờ Los Angeles Times, trong vụ này chi nhánh New York của cả Christie’s và Sotheby’s bị tố cáo là vi phạm luật bằng cách cố tình che giấu nhân thân và nơi ở của những người bán sống ở California, nhờ đó mà không phải nộp lại số tiền 5% nói trên.

Chuck Close

 

Phát ngôn viên của nhà Christie’s tiết lộ rằng nhà đấu giá vẫn chưa thấy cáo trạng. “Mặc dù nhà Christie’s vẫn chưa nhận được cáo trạng, quan điểm của chúng tôi là Luật bản quyền bán lại của California vẫn còn nhiều bất cập nghiêm trọng”, phát ngôn viên nói trong tuyên bố. “Nhà Christie’s mong được giải quyết những vấn đề nói trên tại tòa”.

Một phát ngôn viên từ Sotheby’s nói với phóng viên, “Chúng tôi tin rằng chúng tôi có đủ căn cứ để bác lại những lời cáo buộc này, và sẽ làm được như thế.”

Tim Nye, người đại diện cho Dill thông qua gallery Nyehaus ở New York và gallery mới mở Nye +Brown ở Los Angeles đã cung cấp cho ARTINFO một số nhận định về việc tại sao các nguyên đơn lại đi kiện những nhà đấu giá lớn: đó là vấn đề tiền nong…

Tôi nghĩ điều luật thực sự nên áp dụng trong trường hợp tự dưng có một khoản lợi nhuận khổng lồ xuất hiện sau một thời gian khá dài và người ‘bán lại’ được hưởng khoản lợi quá lớn; luật này có thể là đúng trong trường hợp Chuck Close’, Tim nói. Nye gallery tập trung chủ yếu vào những vụ mua bán sơ cấp và thứ cấp của các nghệ sĩ California từ những năm 1960. Tim nói thêm rằng nếu đem luật này ra áp dụng cho những gallery nhỏ, lợi nhuận thấp thì “có khi giết chết các vụ mua bán”.

Tim cũng nói rằng không phải lúc nào nghệ sĩ cũng đòi tiền, nhưng người bán cần chuẩn bị để sẵn sàng đưa tiền khi bị đòi. “Về lý thuyết, hầu như ai cũng có khả năng phải trả khoản này,” ông nói “không phải lúc nào nghệ sĩ cũng đòi, nhưng khi nào tôi cũng hỏi họ trước. Thông thường, những nghệ sĩ tôi vẫn làm việc cùng vẫn biết rằng không phải trường hợp nào cũng đòi tiền được.”

Tác phẩm “Frank” của Chuck Close

 

(SOI: Luật này nghĩ cũng “dở hơi”, sao các nghệ sĩ không giữ tác phẩm lại mà đợi khi có giá thì tự bán đi?… Người mua đã mua tác phẩm như một khoản đầu tư, bao gồm cả rủi ro, thế khi bán đi mà lỗ thì vẫn phải chia 5% à? Hay họa sĩ phải bù cho người bán 5%? Thảo nào chỉ có mỗi bang California áp dụng! Bạn nào biết rõ hơn thì giải thích thêm nhé.)

Ý kiến - Thảo luận

10:40 Monday,28.11.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ ứ thích quan điểm của Soi bởi một lẽ:

Các tác phẩm triệu đô bây giờ toàn là tiền qua tiền lại giữa các nhà buôn tranh, những tay đầu cơ. (trừ trường hợp duy nhất của tay hoạ sĩ giỏi PR Diament Hirst). Nghệ sĩ, người làm ra tác phẩm thì chỉ há mồm ra mà coi, chẳng được miếng nào. Mà tác phẩm nghệ thuật lại có cả hai loại giá trị, giá trị vật chất (to
...xem tiếp
10:40 Monday,28.11.2011 Đăng bởi:  Phạm Huy Thông
Tớ ứ thích quan điểm của Soi bởi một lẽ:

Các tác phẩm triệu đô bây giờ toàn là tiền qua tiền lại giữa các nhà buôn tranh, những tay đầu cơ. (trừ trường hợp duy nhất của tay hoạ sĩ giỏi PR Diament Hirst). Nghệ sĩ, người làm ra tác phẩm thì chỉ há mồm ra mà coi, chẳng được miếng nào. Mà tác phẩm nghệ thuật lại có cả hai loại giá trị, giá trị vật chất (toan, chất liệu, mầu vẽ, hình hài, mầu sắc...) và giá trị tinh thần (ý nghĩa, vai trò trong lịch sử mỹ thuật, tên tuổi tác giả..) nên không thể so sánh như các sản phẩm hàng hoá đơn thuần chỉ có giá trị sử dụng vật chất.

Nghệ sĩ không bán tác phẩm đi thì ai biết đến nghệ sĩ, không có tiền bán tranh thì lấy gì để vẽ tiếp. Tất nhiên nhân đây cũng nên nhắc các củ nghệ nên đừng nên bán hết, phải giữ lại một số bức tốt nhất định để mà làm lương hưu.

Ở Việt Nam thì đừng mong có luật này bởi lẽ: 1. Nhái Bang lù lù ra, ăn cắp trấn lột công sức của nghệ sĩ mà nhà nước còn chả bảo vệ nữa là mấy cái chuyện đòi tiền sau khi bán tranh.
2. Gallery không chuyên nghiệp, không thông báo cho nghệ sĩ tên tuổi người mua, mà có khi gallery cũng ứ thèm biết. Vậy thì sau này có tìm đằng trời.
3. Nghệ sĩ thì lười, lắm khi tác phẩm mình bán đi cũng chẳng thèm chụp lại ảnh lưu. Bán tranh rồi cũng chẳng thèm cho người mua biết thông tin về tranh, ý tưởng hay không ý tưởng.

Túm lại là sang Cali mà mơ. Hì 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bàn về gái đẹp

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả