Nghệ sĩ thế giới

Hàng hiệu + má hồng + khăn đỏ = Luo Brothers 13. 07. 10 - 11:30 am

Lê Thanh Dũng lược dịch

  

Welcome the world's famous brand names - sơn mài và sơn trên gỗ chạm

Welcome the world's famous brand names - sơn mài và sơn trên gỗ chạm

Ba anh em nổi tiếng nhà Luo, Luo Wei Dong, Luo Wei Bing and Luo Wei Guo (La Vệ Đông, La Vệ Binh, La Vệ Quốc) thường sáng tác trên giấy, sơn dầu trên gỗ tấm, chạm khắc trên gỗ và tượng trên chất dẻo phủ sơn. Dù là chất liệu nào, các tác phẩm cũng mang tính phóng túng hào nhoáng. Phong cách này bắt nguồn từ đặc tính phương Đông, thích lòe loẹt kiểu đèn lồng đỏ treo ở các nhà hàng Tàu và trên phố sá trong mùa lễ hội; thích đồ thủ công mỹ nghệ của nông dân ngồn ngộn những hoa lá sặc sỡ, thích những đứa bé bụ bẫm với ý nghĩa tượng trưng cho triển vọng và thành đạt. Với điểm xuất phát như thế, ba anh em đã đưa vào tác phẩm mình những đặc trưng của chủ nghĩa tiêu dùng mới đang xuất hiện nhan nhản trên đất nước họ, đồng thời đi kèm những đặc trưng của cuộc cách mạng Cộng sản nơi họ sinh ra. 

Welcome Happiness

 
Các tác phẩm của họ chịu ảnh hưởng của tất thảy những gì làm nên xã hội họ sống hôm nay. Thí dụ thói quá sùng bái Thiên An Môn tức Cổng Trời, nơi treo ảnh Mao Chủ tịch, là một biểu tượng của vương quyền trong quá khứ, đồng thời là quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay. Chính từ nơi đây, năm 1949, Mao đọc tuyên ngôn thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong tác phẩm của anh em nhà Luo, Thiên An Môn được bao bọc bởi những vòng hoa mẫu đơn . Những tia nắng vàng đỏ phóng ra từ sau Cổng Trời và những đứa trẻ mũm mĩm má hồng móng chân móng tay hồng, đôi khi cầm micro karaoke véo von phía trước. Đồng thời những mặt hàng tiêu dùng cũng là một phần của quang cảnh: pizza, bia ngoại, Coca Cola v.v…  Trong loạt tác phẩm Những nhãn hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới, hầu hết các mặt hàng của thế giới tiêu thụ phương Tây đều được những đứa trẻ khỏe mạnh của anh em nhà Luo giơ cao. 

Không đề 1999

Điều này rõ ràng là  một sự pha trộn mà các nghệ sĩ như anh em nhà Luo vẫn gặp hàng ngày trên đất nước Trung Quốc. 

Thực ra, sự pha trộn như thế có ở các nền văn hóa trên khắp thế giới. Tuy nhiên điều khác biệt ở Trung Quốc là nó diễn ra quá nhanh. Trong khoảng thời gian ba chục năm kể từ khi Mao chết, một xã hội một màu xám xịt, mới 9 giờ tối đã lên giường, đã chuyển sang một xã hội mà mắt và tai phải đau nhức vì sự tấn công 24 giờ mỗi ngày của màu sắc, ánh sáng và âm thanh.
Chính anh em nhà Luo vừa phản ánh vừa đóng góp vào sự bùng nổ sức sống đó. 

Người thời thượng theo lối phê phán nghệ thuật kiểu phương Tây sẽ thích tranh của Luo Brothers nếu chỉ nhìn thấy phần tiêu cực của những hình ảnh tương phản đó –những đứa trẻ tượng trưng cho may mắn giơ cao máy tính xách tay hoặc nhét hamburger đầy mồm, ảnh của Mao được trang trí như tấm phông của cuộc trình diễn karaoke, những đứa trẻ hạnh phúc với bím tóc xoăn vùi đầu vào cuốn sách đỏ phía sau một can Coca Cola. 

Người khắt khe thì bảo thế là làm băng hoại truyền thống, cái xấu lại càng bởi chính chủ nghĩa tiêu dùng thối tha. Người chừng mực thì nhận xét có một sự thiếu đạo đức trong xã hội đầy đường ngọt và mỡ béo của những đứa trẻ bụ bẫm trong tranh anh em nhà họ Luo; nhưng một số người khác lại nhắc nhỏ, đừng quên rằng nó còn hơn ngàn vạn lần cái màu xám xịt đen ngòm hay đỏ tuyền. Các tác phẩm đó cũng hay hay. Cách nhìn của anh em nhà Lue hợp với Trung quốc “mới” – một Trung Quốc mê mẩn trong hàng hóa. Chính những tác phẩm của Luo Brothers cho thấy sự mãn nguyện và say sưa của cả nước Trung Quốc trong một cuộc shopping. 

  

 

Trong loạt "Welcome...", sơn mài và sơn trên gỗ chạm

Không đề 2008 - Sơn mài và màu trên gỗ chạm

Sơn mài và màu trên gỗ chạm

Ý kiến - Thảo luận

14:26 Friday,24.9.2010 Đăng bởi:  Mos
các bác xính ngoại quá, nguời sang trọng thì gọi là "đuợc ảnh huởng", dân mình thì kêu là bắt chuớc. Gì cũng được, đẹp là đuợc, cách thể hiện coi là gần nhau, mà nội dung khác nhau là được rồi, sao cứ phải bài xích. Mà kể cả có là bắt chuớc, đẹp cái đã, đưa cái nền chung lên rồi thì cũng sẽ có cái riêng. Nhật bổn, Trung Quốc, Ấn Độ gì chả bắt chuớc,
...xem tiếp
14:26 Friday,24.9.2010 Đăng bởi:  Mos
các bác xính ngoại quá, nguời sang trọng thì gọi là "đuợc ảnh huởng", dân mình thì kêu là bắt chuớc. Gì cũng được, đẹp là đuợc, cách thể hiện coi là gần nhau, mà nội dung khác nhau là được rồi, sao cứ phải bài xích. Mà kể cả có là bắt chuớc, đẹp cái đã, đưa cái nền chung lên rồi thì cũng sẽ có cái riêng. Nhật bổn, Trung Quốc, Ấn Độ gì chả bắt chuớc, chứ cả bọn ngu chúi đầu AQ với nhau đi nguợc thời đại thì cũng chỉ ra Triều Tiên đói cả đám thôi 
23:15 Tuesday,13.7.2010 Đăng bởi:  Bích Khuê
ăk ăk. Hy vọng ko phải bạn Dương nói ngược chứ? Có mỗi niềm tự hào Hà Mạnh Thắng thôi đấy.
...xem tiếp
23:15 Tuesday,13.7.2010 Đăng bởi:  Bích Khuê
ăk ăk. Hy vọng ko phải bạn Dương nói ngược chứ? Có mỗi niềm tự hào Hà Mạnh Thắng thôi đấy. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả