Gẫm & Bình

Các danh họa có “thuổng” nhau không? 19. 12. 11 - 6:29 am

Lý Đợi

Danh họa Picasso từng nói: “Các họa có tài thì bắt chước. Các họa sĩ vĩ đại thì ăn cắp”. Nhưng đến cả câu này Picasso cũng “nói sau” Oscar Wilde, người từng viết: “Các nhà văn giỏi thì vay mượn. Các nhà văn vĩ đại thì ăn cắp”. (Nguyên văn: Good writers borrow. Great writers steal.)

Bài viết ngắn này được thực hiện với mấy lý do sau đây:
1. Với một nền hội họa còn manh mún như Việt Nam, việc họa sĩ kế thừa, ảnh hưởng hay vay mượn một số nét kỹ thuật của ai đó là chuyện khá bình thường. Trong khả năng “kiến họa” còn sơ khai của bản thân, tôi chưa tìm ra một trường hợp họa sĩ Việt Nam nào được xem là nhà phát kiến hay trong sạch hoàn toàn;

2. Cần minh định rõ giữa việc kế thừa, ảnh hưởng hay vay mượn với tranh giả, tranh gian vốn rất phổ biến tại Việt Nam. Một họa sĩ tỏ rõ sự kế thừa, ảnh hưởng hay vay mượn… mà ai cũng biết, thông qua việc ký tên vào tranh, thì chắc cái hại cho bản thân họ là nhiều hơn cái lợi. Trong khi người làm tranh giả và trang gian xảo thì bản thân họ luôn có lợi, cái hại đổ về các tác giả đã ký tên chịu trách nhiệm trước đó;

3. Cần hiểu rằng lịch sử hội họa thế giới tuy rất dài, nhưng những bậc thầy phát kiến ra sự riêng biệt thì rất hiếm thấy, nên phần đông còn lại là đi theo lối mòn, ảnh hưởng xa gần với nhau;

4. Tuy là vậy, nhưng đây không hẳn phản ánh quan điểm của tôi về chuyện họa sĩ có nên thuổng của nhau hay không?

Cũng xin mượn các thông tin từ bạn và là thầy của tôi để đưa ra đây một số trường hợp giống nhau giữa các danh họa, thậm chí đại danh họa, nhưng tôi không bình luận hay khẳng định là họ có thuổng nhau hay không? Tôi chỉ muốn nói rằng, trước mỗi trường hợp được xem là giống nhau, hãy cẩn thận và bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn lạch sông, biết đâu sẽ nhận ra điều thú vị cho bản thân mình.

1) “Họ hàng” giữa Michelangelo – Rafael – Manet, đọc bài này

2) “Huynh đệ” GiorgioneTitianManet, xem những hình dưới đây:

Tác phẩm “Schlummernde Venus” (Vệ Nữ nằm yên) của Giorgione (1477–1510), sơn dầu trên bố, 108 x 175cm, vẽ khoảng 1508 và 1510.


Tác phẩm “Venus of Urbino” (Vệ Nữ ở Urbino) của Titian (1490–1576), sơn dầu trên bố, 119 x 165cm, vẽ năm 1538.


Tác phẩm “Olympia” của Édouard Manet (1832–1883), sơn dầu trên bố, 130 x 190cm, vẽ năm 1863.

3) Vermeer có giống Pieter de Hooch?

4) Turner và Monet:
J. Turner, Nước cạn trên bãi biển Calais (1835)

C. Monet, Ấn tượng – Mặt trời mọc (1872 – 1873)

5) PicassoYanagawa Shigenobu (1787 – 1832) – đệ tử của Hokusai (1760 – 1849):

Nhân nói đến Hokusai, giang hồ có thể tìm xem cuốn này: Japonisme: The Japanese Influence on Western Art Since 1858, tham khảo, để thấy phong cách Nhật Bản đã được phương Tây “cảm hứng” và vay mượn như thế nào kể từ năm 1858?

6) Salvador Dali “theo gót” Leonardo Da Vinci:

7) Salvador Dali “thân thiết” với Piero Della Francesca và Vermeer:

(Bố cục, thế ngồi của Madona, vỏ ốc treo quả trứng được nhại từ Piero della Francesca thượng dẫn; còn tấm vải ở góc phải trên cùng được nhái từ Vermeer)

8 ) Damien Hirst – nghệ sĩ đương đại giàu nhất hiện đang sống – liên tiếp bị kết tội đạo tác phẩm.

Năm 2009, khi được hỏi: “Các nghệ sĩ khác tấn công ông vì ông xài ý tưởng của họ. John LeKay nói các đầu lâu là ý tưởng của anh ta. John Armleder đã vẽ các bức tranh chấm. Có người lại nói Walter Robison đã vẽ các bức tranh xoắn ốc trước ông. Vậy ông nói sao?
Damien Hirst đã trả lời: “Đ.m. tất cả chúng nó!” (Nguyên văn: Fuck ’em all!)

 

La Hán phòng, 18. 12. 2011

Ý kiến - Thảo luận

1:21 Tuesday,20.12.2011 Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh
Để giảm bớt những cuộc cãi vã vô tận, vô bổ và (có khi) bổ ích nhưng dẫn đến huynh đệ tương tàn thì Việt Nam, đất nước anh hùng sản sinh ra nhiều họa sĩ có tài vẽ... giống người khác nên có 1 chuẩn định chi tiết để xác định rõ thế nào là Nhái, là Ếch hay Cóc hoặc Chẫu Chàng. Thí dụ:
1. Chép (tranh): Chép i sì (giống robot). Phải có sự đồng ý của chính c
...xem tiếp
1:21 Tuesday,20.12.2011 Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh
Để giảm bớt những cuộc cãi vã vô tận, vô bổ và (có khi) bổ ích nhưng dẫn đến huynh đệ tương tàn thì Việt Nam, đất nước anh hùng sản sinh ra nhiều họa sĩ có tài vẽ... giống người khác nên có 1 chuẩn định chi tiết để xác định rõ thế nào là Nhái, là Ếch hay Cóc hoặc Chẫu Chàng. Thí dụ:
1. Chép (tranh): Chép i sì (giống robot). Phải có sự đồng ý của chính chủ hoặc gia đình (khi chính chủ đã khuất núi). Phải đề rõ là chép của tác giả nào, chép vào ngày tháng nào, và đặc biệt là không được bắt chước chữ ký và cỡ tranh phải to hoặc nhỏ hơn
2. Học tập: Trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt tự học thì chép để học tập kỹ thuật... (quá lành mạnh)
3. Ảnh hưởng: Do mê thích đắm đuối danh họa mà vô tình bị ảnh hưởng cách nhìn, cách đặt vấn đề hoặc thậm chí cách dùng màu, dựng hình, bố cục... (sống thiên về tình cảm)
4. Giống: Đi theo phong cách, kỹ thuật, chủ đề... (quá nhiều lý trí)
5. Nhái: Bắt chước toàn bộ không cần chọn lọc. Hình thức trông có thể lẫn về tranh hoặc phong cách riêng của chính chủ. Ký tên mình (một dạng mạo danh)
6. Làm giả: cũng là Nhái nhưng ký giả tên chính chủ luôn (thêm 1 tội).
Muốn vậy phải lập ra một Ban (lại Ban?!!) hoặc Hội Đồng (lại Hội Đồng!!?) để thành lập quy chuẩn ấy. Nhưng đầu tiên là làm sao các nghệ chấp nhận danh sách ấy mới là căng. Lại huynh đệ tương tàn... 
21:21 Monday,19.12.2011 Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG
tôi vote cho coment của TRINH MINH TIẾN VÀ KINH LÔI...
...xem tiếp
21:21 Monday,19.12.2011 Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG
tôi vote cho coment của TRINH MINH TIẾN VÀ KINH LÔI... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả