Khác

24. 12: FRACTAL – Nghệ sỹ thị giác nên biết 22. 12. 11 - 11:21 pm

Thông tin từ Factory

.

FRACTAL – MỘT ỨNG DỤNG ĐẦY TIỀM NĂNG VÀ HẤP DẪN VỚI NGHỆ SỸ THỊ GIÁC

Bắt đầu: 14h30 chiều thứ Bảy 24. 12. 2011
Tại: Factory – 11A Bảo Khánh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Người thuyết trình: Triệu Minh Hải (nghệ sĩ, cử nhân tin học)
Người dẫn chương trình: nghệ sĩ Trần Lương

 

Đã bao giờ bạn nghe nói đến FRACTAL ART – một dòng nghệ thuật hữu hình mà trừu tượng, siêu thực, hàm chứa vẻ đẹp của sự sắp xếp kết hợp của cái trật tự và cái không trật tự?

Có phải chính Jackson Pollock và tác phẩm của ông cũng có liên quan tới một thuộc tính [tự đồng dạng] của Fractal?

FACTORY trân trọng kính mời các nghệ sĩ và quý vị yêu thích nghệ thuật thị giác tới dự buổi tọa đàm với chủ đề liên quan tới FRACTAL – một trong những lý thuyết toán học bước ngoặt có nhiều ứng dụng thú vị – cả trong khoa học và nghệ thuật thị giác thế kỷ 20.

Một trong những lý thuyết tạo nên bước ngoặt lớn của thế kỷ 20. Fractal đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành khoa học và nghệ thuật thị giác khác nhau.

Đã từng được coi như một nhánh của toán học (mặc dù không chính thống). Rất nhiều những đề xuất để Fractal trở thành một khoa học độc lập.

Một công cụ tuyệt vời và hữu hiệu để mô tả, tái hiện các cấu trúc tự nhiên và dự đoán các tiến trình biến đổi (về mặt hình học) của tự nhiên.

Fractal đã được ứng dụng thế nào trong nghệ thuật thị giác?

Fractal là gì?

Không gian mà Fractal tạo ra?

Điểm khác biệt cơ bản của Fractal với không gian 3 chiều?

Ứng dụng nó vào nghệ thuật thị giác ra sao?

Những nghệ sỹ thị giác trên thế giới đã làm gì với Fractal?

Đối với nghệ thuật thị giác nói chung và hội họa nói riêng vai trò của Fractal có thực sự cần thiết cho sáng tạo nghệ thuật hay không?

Làm thế nào để tạo ra các fractal?

Những công cụ và phương pháp cụ thể như thế nào?

Những câu hỏi còn để ngỏ lời giải đáp.

 

Mời các bạn đến dự tọa đàm tại Factory, lúc 14h30.

Ý kiến - Thảo luận

12:05 Saturday,24.12.2011 Đăng bởi:  Fractal
Các cấu trúc fractal có nhiều trong cơ thể con người, ví dụ hai lá phổi được cấu tạo theo phân dạng tán (fractal canopies) (Xem hình tại
http://library.thinkquest.org/26242/full/ap/images/11a.gif

Hệ thống mạch máu trong cơ thể người cũng là một ví dụ của fractal canopies. Não người, với rất nhiều nếp nhăn, có kích thước fractal (ftactal dimension) khoảng 2.73 - 2.79.

Việc nghiên c
...xem tiếp
12:05 Saturday,24.12.2011 Đăng bởi:  Fractal
Các cấu trúc fractal có nhiều trong cơ thể con người, ví dụ hai lá phổi được cấu tạo theo phân dạng tán (fractal canopies) (Xem hình tại
http://library.thinkquest.org/26242/full/ap/images/11a.gif

Hệ thống mạch máu trong cơ thể người cũng là một ví dụ của fractal canopies. Não người, với rất nhiều nếp nhăn, có kích thước fractal (ftactal dimension) khoảng 2.73 - 2.79.

Việc nghiên cứu hình học phân dạng (fractal geometry) trong các cơ thể sống là cả một ngành khoa học. 
10:06 Saturday,24.12.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Anh/chị Fractal: "Tại sao cây lại yêu "fractal" thế? Vì mọc như thế giúp cây giảm được sự biến dạng do bị đè nén (xì-trét). Cách mọc như vậy vừa mang vẻ đẹp toán học vừa mang vẻ đẹp vật chất..."

Em lại thêm băn khoăn: cơ thể con người liệu có [sẽ] phát triển theo xu hướng "fractal" không ạ [cũng giải quyết xì-chét luôn]? Nếu thế thì chúng ta sẽ có 3 đầu 6
...xem tiếp
10:06 Saturday,24.12.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Anh/chị Fractal: "Tại sao cây lại yêu "fractal" thế? Vì mọc như thế giúp cây giảm được sự biến dạng do bị đè nén (xì-trét). Cách mọc như vậy vừa mang vẻ đẹp toán học vừa mang vẻ đẹp vật chất..."

Em lại thêm băn khoăn: cơ thể con người liệu có [sẽ] phát triển theo xu hướng "fractal" không ạ [cũng giải quyết xì-chét luôn]? Nếu thế thì chúng ta sẽ có 3 đầu 6 tay chín..cái "lênh đênh" "ấy" ????

Thế thì các họa sĩ tha hồ hoạt động thị giác (vì sẽ có 6 con mắt), sẽ tha hồ múa bút (vì sẽ có 12 bàn-tay-ngoan) và tha hồ "lênh đênh" ???

Bấp bểnh ghê gớm? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hà Nội: bạn cần biết địch biết ta...

Lê Thị Liên Hoan (đạo diễn Lê Hoàng)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả