Gẫm & Bình

Từ rác cũng đẹp 18. 06. 10 - 10:47 am

VŨ LÂM (bản đầy đủ)

 

Vinatree của Thế Sơn

 

Có thể gọi Festival Huế 2010 năm nay là Festival của mỹ thuật cũng không quá với trên 20 triển lãm mỹ thuật rầm rộ nở hoa rực rỡ trong thời gian ngắn 10 ngày, bên cạnh các hoạt động trình diễn, biểu diễn đã quá quen thuộc với xứ Huế.
Điểm nhấn của Festival Huế năm nay là nó được khai mạc đúng ngày Bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu của thế giới. Chính vì vậy chương trình  “Vì một hành tinh xanh” với triển lãm áo dài và triển lãm… Rác với khẩu hiệu  “Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng, đưa văn hóa – nghệ thuật thành phương tiện tuyên truyền bảo vệ môi trường” được coi như là cái “đinh” của loạt triển lãm.
Chương trình Do Bộ VH – TT –DL, Trung tâm Festival Huế, Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa phối hợp với Công ty Tali’s Media tổ chức.

Mỹ thuật đương đại đã tìm ra đất sống ở các Festival

Con đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu ven bờ sông Hương, ngay cạnh cầu Tràng Tiền ở Huế là một con đường đẹp, luôn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đi dạo ngắm cảnh. Gần đến ngày chuẩn bị khai mạc Festival Huế năm nay, khi đi ngang qua đây, ai cũng phải tò mò dừng lại xem mấy đống rác đang chất đống giữa đường với một đám người lúi húi với cơ man nào là hàng tấn vỏ lon bia, vỏ thuốc lá, đống phoi nhôm phế thải, một núi vỏ chai Lavie… để xếp xếp đặt đặt, hàn hàn gắn gắn.

Hỏi ra thì mới biết các đống rác ấy không phải vứt đi đâu. Ban tổ chức chương trình Vì một hành tinh xanh đã phải bỏ ra một số tiền khá lớn mua số rác ấy (có loại rác phải đặt hàng như đống chai Lavie, có loại phải chở từ Hà Nội vào như đống phoi nhôm phế thải, có loại rác như vỏ thuốc lá thì nghệ sĩ tự đi lượm nhặt ngoài đường). Và những người lúi húi bên cạnh núi rác ấy không phải công nhân môi trường đâu mà chính là các “nghệ sĩ sắp đặt đương đại chuyên nghiệp” đấy.

Chỉ sau vài ngày làm việc, đống rác ấy đã biến thành những tác phẩm sắp đặt rất ngộ nghĩnh và ấn tượng. Đống vỏ chai bia thì biến thành một chiếc xe tăng to bằng kích cỡ thật (tác phẩm Bùm Bùm của Vũ Hồng Ninh) với ý cảnh báo là đồ hộp thải ra rác cứng đang tấn công đời sống của chúng ta không kém gì vũ khí hạng nặng.

“Bùm Bùm” của Vũ Hồng Ninh làm từ vỏ chai và vỏ lon. (Ảnh Thế Sơn, nguồn Hanoi Grapevine FB)

Đống phoi nhôm phế thải thì biến thành một hàng người đi bộ lang thang dưới những đám mây hóa chất nặng trịch lơ lửng trên đầu (tác phẩm Về đâu của hai tác giả Trần Hậu Yên Thế và Lê Đình Nguyên) 

Tác phẩm Về Đâu (Ảnh Thế Sơn, nguồn Hanoi Grapevine FB)

 Đống vỏ bao thuốc là và giấy bạc thì biến thành 7 chiếc khung vuông lớn treo “ngàn cánh hạc” bay lên, với ước vọng về một thế giới không ám khói thuốc lá (tác phẩm Nguyện Ước của hai nghệ sĩ nữ duy nhất trong số các tác giả là Nguyễn Kim Hoàng và Trần Thị Thu Hà)… 

“Nguyện Ước” của Himiko Nguyễn và Trần Thu Hà. (Ảnh Thế Sơn, nguồn Hanoi Grapevine FB)

Vỏ lon bia lật mặt trắng thiếc bên trong còn biến thành một khối u đáng sợ với tác phẩm Khối U của Trần Tuấn. 

Tác phẩm “Khối u” – Trần Tuấn

Qua sự thích thú của khán giả trong những ngày diễn ra Festival Huế với triển lãm đặc sắc làm từ rác này, thấy rằng đây là một triển lãm khá thành công. Không chỉ thành công về mặt truyền thông, đúng với ngày môi trường và khai mạc Festival như đã nói,mà còn thành công dưới góc độ nội tại của những người tham gia làm  mỹ thuật sắp đặt đương đại.

Sự “kết duyên” khéo léo của mỹ thuật đương đại với lễ hội, với các vấn đề xã hội có sự quan tâm chung toàn cầu chứng minh cho việc nghệ thuật đương đại xác định được đất sống của mình sẽ là ở đâu.

Vấn đề “hậu triển lãm” – Làm sao cho mèo đừng có… hoàn mèo?

Trong số các tác phẩm của triển lãm rác này. Có một tác phẩm rất thú vị bởi nó mang trong mình nhiều mâu thuẫn. Tác phẩm này khá tốn kém tiền vật liệu, được Ban tổ chức đánh giá cao về chất lượng ý tưởng, được chọn để ngay chính giữa đường vào triển lãm, làm nền cho buổi khai trương triển lãm. Nhưng tác phẩm lại “lạc đề” ngay từ đầu bởi nó không được làm từ rác thải tái chế.

Đó là tác phẩm Tháp địa cầu của tác giả trẻ Nguyễn Huy An với hàng trăm quả địa cầu học cụ lớn nhỏ xếp thành một ngọn tháp cao tới 6 mét, tất cả đặt lọt thỏm trong một chiếc xe gom rác. Ý tưởng cảnh tỉnh của tác giả rất rõ ràng, và gây va đập về hình ảnh rất mạnh: Chúng ta đang tự biến chúng ta thành rác và tự đem đổ chúng ta đi.

.

 Khi báo chí chất vấn về việc sẽ sử dụng tác phẩm tốn kém này như thế nào sau triển lãm, thì BTC cho biết đã dự liệu sẵn việc này. Trưng bày xong, những quả cầu này sẽ được lắp lại chân đế và đem tặng cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa của Thừa Thiên – Huế. Vấn đề được giải quyết như vậy là hợp lý. Nhưng với những tác phẩm khác, điều lo ngại “mèo lại hoàn mèo”, tác phẩm rác tốn tiền mua sau triển lãm sẽ biến trở lại thành rác là điều hoàn toàn có cơ sở.

Ví dụ như tác phẩm Sự xâm lược của vẻ đẹp nhựa của hai tác giả Phan Lê Chung và Trần Lương là hàng đống chai nhựa Lavie cỡ 1,5 lít dùng làm ghế ngồi và bọc những cây cối dọc con đường triển lãm.

Hàng cây của tác phẩm “Vẻ đẹp nhựa” – (Ảnh Thế Sơn, nguồn Hanoi Grapevine FB) 

Hoặc như tác phẩm Bầu trời rác của Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Duy Hiền, là một tấm vó lưới khổng lồ chứa vỏ lon bia, vỏ chai nhựa. Liệu cơ quan nào ở Huế, cơ quan văn hóa cũng như cơ quan bình thường nào dám nhận những “đống rác”  – tác phẩm này về trưng bày. Giả dụ nếu họ nhận xong thì chắc phải luôn cử một người túc trực luôn luôn bên cạnh để giải thích đó là tác phẩm mỹ thuật đương đại chứ không phải rác đâu…

Festival Huế tạo ra được một điều hay nhất là những cơ hội cho mọi thứ tưởng chẳng bao giờ gặp nhau lại gặp được nhau, giao lưu, xung đột, hòa quyện… để rồi mỗi thành viên lại quay về điểm xuất phát, mỗi người lại có thêm một sự tự nhận thức ngược lại chính mình.

Liên tưởng với triển lãm sắp đặt rác này, có người cho rằng triển lãm mới đề cập đến những bề nổi với những loại sản phẩm rác đồ hộp. Có những loại rác còn đáng sợ hơn nữa, đó là những thứ “rác văn hóa” đang được “nhập khẩu nguyên chiếc” dưới những cái vỏ rất hiện đại, tân kỳ và quyến rũ… mà không ai ngăn cản!

VL

(Tên bài do SOI đặt lại. Tên gốc: Rác và ứng xử văn hóa đương đại. Đã đăng trên Thời Nay 17. 6. 2010)

Hình ảnh trong bài này, Soi xin phép dùng lại từ Hanoi Grapevine Facebook, một trang có nhiều thông tin “độc” bạn nên xem.

*

Vũ Lâm đi xem triển lãm:

- Từ rác cũng đẹp

- Nỗi buồn hậu triển lãm

- Not Memory: sự đối diện cá nhân với ký ức tập thể

- Tại sao Mò Cua lại vớ phải Đồi Mồi? (phần 1): Rào đón hơi dài để tương ở bài sau

- Tại sao Mò Cua lại vớ phải Đồi Mồi? (phần 2): nên bỏ đi khoảng 25 ông và thêm vào 10 ông. Ba vị curator không nên cùng một Cục.

- Tại sao Mò Cua lại vớ phải Đồi Mồi? (phần 3): rút lại là làm chưa hay nhưng mà đừng có sợ chê

Ý kiến - Thảo luận

6:42 Wednesday,23.6.2010 Đăng bởi:  admin
Vâng, bạn Hoàng, chỉ cần bạn viết như bạn vừa viết ở dưới là quá tốt. Cảm ơn bạn.
...xem tiếp
6:42 Wednesday,23.6.2010 Đăng bởi:  admin
Vâng, bạn Hoàng, chỉ cần bạn viết như bạn vừa viết ở dưới là quá tốt. Cảm ơn bạn. 
21:08 Tuesday,22.6.2010 Đăng bởi:  hoàng
có nhiều cái hay! vô vàn cái đẹp! hằng hà điều đáng xúc động đang diễn ra xung quanh chúng ta. không khó để cảm thấy, để nhận thấy, để nhìn thấy, vấn đề là cần sự trung thực, cần sự thẳng thắn, cần minh bạch, và trên cả kiến thức, nhận thức học thức, trí thức đó là sự trung thực, nếu bạn chưa thực sự thấy đẹp thì cũng chẳng việc gì xấu hổ mà n
...xem tiếp
21:08 Tuesday,22.6.2010 Đăng bởi:  hoàng
có nhiều cái hay! vô vàn cái đẹp! hằng hà điều đáng xúc động đang diễn ra xung quanh chúng ta. không khó để cảm thấy, để nhận thấy, để nhìn thấy, vấn đề là cần sự trung thực, cần sự thẳng thắn, cần minh bạch, và trên cả kiến thức, nhận thức học thức, trí thức đó là sự trung thực, nếu bạn chưa thực sự thấy đẹp thì cũng chẳng việc gì xấu hổ mà nói rằng tôi chưa nhìn thấy nó đẹp. nếu với trải nghiệm của tôi thấy rằng nó chưa hay, hoặc đáng ra nó phải hay hơn thì tôi sẽ nói là nó chưa hay. cái triển lãm phong trào mà Vũ Lâm bàn ở trên thực ra quy tụ rất nhiều gương mặt cộm cán trong giới nghệ sỹ đương đại từ Nam chí Bắc. không thể nói là nó dở nhưng mà khen thì cũng quả vô cùng khó bởi từng cá nhân trong đó tôi đều biết, hoặc là bạn, hoặc là đàn anh hoặc là người tôi ngưỡng mộ nhưng nghệ thuật phong trào làm sao mà hay cho được. Một Huy An làm shock bao bạn bè với cái bàn đổ bóng và cuộn chỉ đo phố phường khi về đến Huế cũng vẫn giữ được phong độ nhưng sân chơi đó đâu dành cho An, mô tả, mô tả ý là cách mà các bạn và các anh tôi đã thể hiện trong triển lãm này. nó không còn là nghệ thuật ý niệm nữa, nó chỉ đơn thuần mô tả, tuy nhiên với các cá nhân xuất sắt thì họ cũng mô tả khác người thường, muốn khen lắm muốn ngợi ca lắm nhưng khen sao đây? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Marina Abramovic - Tuyên ngôn đời nghệ sĩ

Marina Abramovic – Khôi Nguyên dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả