|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngVì sao Ophelia Chong thôi kiện Starbucks “nhái”? 01. 01. 12 - 6:50 amHrag Vartanian - Phạm Phong lược dịch
Hồi tháng 11. 2011, họa sĩ Ophelia Chong nhận được điện thoại của một sinh viên, mách bà rằng “bọn” Starbucks đang dùng hình ảnh giống hệt tranh bà. Ophelia xem xét rồi tức tốc thuê một luật sư. Là một nhà thiết kế khá tên tuổi, một nhà văn, nhà minh họa, chưa kể còn là một giảng viên đại học, một họa sĩ trong năm qua có tới sáu triển lãm ở gallery, Chong còn là một người chăm chỉ cập nhật tác phẩm lên mạng. Sau vụ này, phóng viên hỏi, liệu việc vi phạm bản quyền có làm bà nản chí, ngại ngần mà không đưa tác phẩm lên nữa không? “Không, chẳng có gì thay đổi được tôi cả,” Chong nói. “Toàn bộ tác phẩm của tôi đều đã công bố trên Flickr. Tôi có website từ hồi 2000 và đưa tranh lên Flickr từ hồi 2006. Tới nay đã có đến nửa triệu lượt người vào xem tranh tôi”. Chong cũng biết việc post tranh lên mạng đã khiến tranh “phơi” ra với nhiều người hơn, nguy cơ bị “nhái” cũng nhiều hơn, nhưng không thể làm khác được. “Kệ đi bạn, cứ đưa hình ảnh lên mạng đi; có thể bị chôm đó, nhưng không đưa lên thì làm sao người ta kiếm ra bạn?” Chong nói. Chong còn cẩn thận ra một cuốn sách, in các thiết kế, tranh pháo của bà, kiếm một đại diện để vị này lo việc gửi sách cho các nhà quảng cáo. Cho nên Chong không hiểu sao họ không mua lại mẫu thiết kế của bà, thay vì chôm chỉa. “Nhìn mẫu của Starbucks mà coi, giống in hệt mẫu của tôi,” Chong nói. Và nhiều người thấy bà có lý: giống từ hình dáng, tới kiểu, tới màu sắc. “Trên trang của Starbucks có một câu khẩu hiệu: ‘Hãy là một công ty có trách nhiệm’. Nhưng họ nói thế thôi, chứ động đến quyền lời của nghệ sĩ, họ có trách nhiệm gì đâu,” Chong nói. Và tháng 11. 2011, Chong thuê luật sư kiện Starbuck.
Thế rồi một tháng sau, tức tháng 12. 2011, Chong quyết định buông vụ kiện. Phóng viên Hrag Vartanian bèn đến hỏi tại làm sao. Hrag Vartanian: Sao bà lại quyết định ngưng vụ kiện? Ophelia Chong: Lần đầu nhìn bao bì của Starbucks, tôi mang một tâm trạng vừa ngạc nhiên vừa bị tổn thương. Thế rồi một cảm xúc khác trào lên: lòng kiêu hãnh. Đó là câu chuyện về Tôi, về Tác phẩm của tôi. Tôi đã phản ứng như một người đàn ông một hôm ra mở cửa và nhìn xuống, thấy một đứa trẻ giống hệt mình, nói năng cũng hệt mình, nhưng ông không dám chắc đó là con mình vì đứa bé không nói được má nó là ai. Trong thiết kế của Starbucks, tôi thấy có phần nào đó của tôi, nhưng rồi tôi không chắc lắm. Và nếu không chắc thì có nghĩa là buông. Buông có nghĩa là tiến tới trước và tiếp tục quay lại làm việc mình đang làm dở. HV: Các luật sư nói gì mà khiến bà thay đổi ý định? OC: Luật sư của tôi tư vấn tôi rất tốt và để tôi tự quyết xem muốn làm gì. Và tôi quyết định là thôi, bỏ đi.
HV: Biết trước là một cá nhân bé nhỏ chiến với một đại công ty là không xong rồi, phải không ạ? OC: Mỗi nghệ sĩ trong trường hợp này sẽ phải quyết định liệu mình có nên chiến cho tới khi có một kết luận không. Tôi thì quyết định là không, vì tôi có thể thấy trường hợp này không rõ ràng như những trường hợp tiếp đoạt khác. Tác phẩm của tôi có thể đã gây cảm hứng cho Starbucks, nhưng cũng có thể họ đã sáng tạo ra cái logo ấy mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì từ tôi. Ai mà biết được. Tôi thấy với nghệ sĩ nào cảm thấy tác phẩm của mình bị tiếp đoạt, họ cần quyết định mình có nên kiện không, nếu có thì tìm một luật sư tháo vát và bản thân nghệ sĩ phải có đủ tiền để theo đuổi vụ kiện, vì trong một số trường hợp kết luận sẽ không được như ý đâu. Nên cân nhắc vì đây là một trận chiến dài lâu. Tôi thì tôi chọn bỏ đi và quay về sáng tạo nghệ thuật của tôi – thứ nghệ thuật đã được giải phóng nhờ stress, nhờ lo lắng, và nhờ nọc độc của giận dữ.
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|