Kiến trúc

Nhà của họa sĩ 02. 01. 12 - 8:01 am

Phạm Phong lược dịch

 

.

Căn nhà này vốn thuộc loại mái bằng theo trường phái hiện đại của những năm 1950 ở Kensington, London.

Khi bắt đầu sửa, các kiến trúc sư thống nhất phải làm nó đậm chất Bauhaus hơn nữa, loại hết những chi tiết rườm, tường sơn trắng sáng, các khung cửa sổ bằng kim loại sơn đen mờ.

Cả căn nhà cũng được sắp xếp lại, tạo một không gian cao gấp đôi, một phòng làm việc uốn cong, một phòng đọc lát gỗ; tất cả được sắp xếp quanh một cầu thang không tay vịn mới toanh, mọc lên giống như một cấu trúc răng cưa khổng lồ.

Cách trộn các loại không gian làm căn nhà vừa thân mật, riêng tư, vừa vui vẻ, nhưng cũng trầm lắng.

Mặt bên được thay đổi bằng cách thêm vào một phòng đọc có cửa kính cong và một gian bếp ở tầng trệt, nhìn ra một khoảnh vườn trồng cọ.

Căn bếp này đúng là một nơi giải trí tuyệt diệu: có một cửa kính kiểu cửa kính tiệm bánh ngay khu nấu ăn, từ đây nhìn ra khu vườn con rất đẹp.

Chủ nhà (là họa sĩ?) làm việc chặt chẽ với văn phòng kiến trúc Philip Gumuchdjian có trụ sở tại London. Họ không chỉ muốn các kiến trúc sư phục hồi lại được vẻ hào hoa hiện đại của căn nhà, mà còn muốn họ nhấn mạnh hơn nữa vẻ đẹp sạch sẽ và tiết giản của nó.

'Khách hàng muốn chúng tôi xây một nơi để ở và để hưởng thụ, hơn là để khoe. Đây là một cách nghĩ rất thực tế, rất Bauhaus,' Philip Gumuchdjian nói. (Ảnh: Alistair Nicholls)

Căn nhà được sơn trắng với những khung cửa sổ kim loại sơn đen mờ. (Ảnh: Alistair Nicholls)

… trong khi các thành phần nội thất khác như cửa lớn thì được sơn đỏ.

Các vật liệu bên trong cũng được giữ cho giản dị và dễ làm – tường thạch cao trắng và sàn lót gỗ.

Một cầu thang không tay vịn, nhiều tính điêu khắc được đặt ngay giữa nhà, xung quanh nó, kiến trúc sư sắp xếp một loạt những không gian và khu vực sinh hoạt chung.

Cửa kính cong được dùng cho phòng làm việc (cơi nới thêm) ở mặt hông, làm cho căn nhà nhìn ra vườn được nhiều hơn. (Ảnh: Richard Davies)

Những chi tiết trang trí điệu đàng và rườm rà của vị chủ trước đều đã được bỏ đi, tuy nhiên việc “phục chế” căn nhà cũng là một thách thức lớn khi một số sàn xi măng và một số bức tường xây trong nhà chiếm khá nhiều không gian. (Ảnh: Alistair Nicholls)

Một món trang trí hiếm hoi trong nhà: chùm giá nến của Studio Glithero treo phía trên bàn ăn, tuy nhiên cũng là màu trắng giản dị.

Nhưng điểm nhấn của căn nhà lại chính là gian bếp ở tầng trệt, có cửa lớn hướng ra vườn, thêm một cửa kính dài trên cao phản chiếu không gian xanh ngắt bên ngoài. (Ảnh: Richard Davies)

Để tránh tình trạng những căn nhà theo khuynh hướng hiện đại thường đi kèm với khổ hạnh và khô khan, các kiến trúc sư đã phải làm lại nội thất, với tiêu chí: “thân mật, riêng tư, vui vẻ, trầm tư”. (Nhưng kết luận ở đây là gì? Là nhà thì xinh mà tranh thì xấu quá, nhỉ?). (Ảnh: Alistair Nicholls)

Ý kiến - Thảo luận

19:21 Wednesday,28.8.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Lê Minh

Haiz...đó là một tiếng thở dài cho Kiến trúc phương Tây mà ta thường thấy trên các tạp chí chuyên ngành. Cái kiểu kiến trúc này quen quá...quen đến múc các đồ án anh Nghĩa ảnh hay làm, và KTS Việt nhà ta vẫn thường xuyên cố áp dụng nhưng đâu có hạp với cái văn hóa Việt nhà mình. đó là chuyện to, giờ nói chuyện nhỏ hơn.

Nhìn cái nội thất căn nhà, nhìn
...xem tiếp

19:21 Wednesday,28.8.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Lê Minh

Haiz...đó là một tiếng thở dài cho Kiến trúc phương Tây mà ta thường thấy trên các tạp chí chuyên ngành. Cái kiểu kiến trúc này quen quá...quen đến múc các đồ án anh Nghĩa ảnh hay làm, và KTS Việt nhà ta vẫn thường xuyên cố áp dụng nhưng đâu có hạp với cái văn hóa Việt nhà mình. đó là chuyện to, giờ nói chuyện nhỏ hơn.

Nhìn cái nội thất căn nhà, nhìn qua nếu không bảo là nhà của họa sĩ thì chẳng ai có thể nói đây là nhà của họa sĩ cả, ngoài cái giá vẽ vô cùng sạch sẽ, để trên tấm thảm có cái màu mà chỉ cần vấy chút màu vẽ lên là "xong" đó thì không thấy có gì toát lên cái vẻ nghệ sĩ bụi bặm và phá cách của họa sĩ cả. tôi thấy giống cái chỗ nò đó ở nơi công cộng hơn.

Nội thất được chọn màu rất đẹp, nhưng theo tôi có lẽ do ý thích chủ nhà, chứ các màu cơ bản, mảng to của nội thất sẽ không làm cho bất kỳ một bức tranh nào của họa sỹ này nổi bật lên được. nhìn toàn thấy bàn ghế, không để ý đến tranh.

Một đôi chỗ có cảm giác màu sắc không đồng nhất nội thất cũng không đồng nhất (ví dụ bộ bàn ăn quá đơn giản - OK, có màu sặc sỡ bù lại, song cái phô tơi cầu kỳ và màu đen, chân màu gỗ kia ở đó làm gì thì tôi cũng không rõ ý thích của chủ nhà là thế nào?).

Tiếp, tác giả có khen cái góc nhìn từ bếp ra vườn bên ngoài đẹp..nhưng theo tôi không hợp với khôn gian này, cái bếp nấu thì quay lưng ra cái vườn (phong thủy 1 điểm) và nhìn ra vườn qua cái gương và trước cái gương là một đống lủng củng bát đĩa.  Bàn ăn thì chỉ nhìn được một bên. Bên kia thì chăm chú ăn còn bên này thì mải nhìn vườn đẹp mà bị đói. Nói vậy có nghĩa là, tại sao KTS thiết kế không cho cái phòng khách ra chỗ này để có thể ngồi thư giãn lâu hơn, hợp lý hơn khi cùng bạn bè sau khi ăn xong cầm ly rượu conhac tám chuyện và ngắm vườn và không gian bếp ăn chuyển sang chỗ nào tập hợp lý hơn??

Tiếp. Cái phòng làm việc "phá cách" bằng một đường dở cong dở thẳng cũng gọi là cá tính nhưng lại dở òm về công năng. Tự nhiên trên ban công đang đẹp có một cái cục lòi ra và không ăn nhập gì...(chắc là cơi nới :)).. ) và cái cong cong kia để lại một góc chết không chui vào được, chắc là để một chậu cây vào đó.. thôi, cũng coi là dùng được...

Những cái tôi nói trên là chủ quan của tôi, còn nếu nó hợp với ý thích chủ nhà thì cũng chả có gì để nói. Tiếc là bài viết còn chưa giới thiệu thêm các không gian khác cùng mặt bằng để anh em được học hỏi thêm.

Kính thân
 
 

 
18:33 Monday,27.5.2013 Đăng bởi:  tiến thánh
1. căn nhà đẹp, nhẹ nhàng, tao nhã, trí thức, gợi cảm giác thư thái dễ chịu, đó chính là cảm xúc để sáng tác rồi.
2. tay nhiếp ảnh cũng đẳng cấp, những bức ảnh cho người xem thấy được những cảm xúc đó.
...xem tiếp
18:33 Monday,27.5.2013 Đăng bởi:  tiến thánh
1. căn nhà đẹp, nhẹ nhàng, tao nhã, trí thức, gợi cảm giác thư thái dễ chịu, đó chính là cảm xúc để sáng tác rồi.
2. tay nhiếp ảnh cũng đẳng cấp, những bức ảnh cho người xem thấy được những cảm xúc đó. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả