Ở Đâu - Làm Gì

Giúp Fukushima triển lãm, dân tình sợ Louvre làm nhiễm xạ tác phẩm 28. 01. 12 - 10:37 pm

Phạm Phong dịch

 

Đã gần một năm trôi qua kể từ ngày trận động đất và sóng thần khủng khiếp tấn công Nhật Bản (11. 3. 2011), gây ra thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Để thể hiện sự tương trợ sau cơn hoạn nạn, bảo tàng Louvre đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm lưu động tại Nhật, từ 20. 4 tới tận 17. 9. 2012. Sau lễ khai trương, triển lãm sẽ “đỗ lại” ở chính thành phố Fukushima – và quyết định này đã gây nên tranh cãi: liệu có nguy hiểm không khi các tác phẩm phải phơi nhiễm với chất phóng xạ vẫn còn rơi rớt trong vùng.

Theo tờ Le Monde, 23 (có báo nói 24) tác phẩm mà bảo tàng cho mượn, thuộc nhiều thời kỳ và nền văn minh khác nhau, sẽ bay tới Nhật, trong đó có cả Ba người đẹp với Amor (Amor là tên Latin của Cupid) của François Boucher, và Chân dung ba người đàn ông của François-André Vincent. Kế hoạch triển lãm đã được văn phòng cho thuê và lưu giữ tác phẩm của hệ thống bảo tàng quốc gia Pháp thông qua, mục đích để biểu thị tình đoàn kết với nhân dân Nhật đang hồi phục sau thảm họa.

“Ba vẻ đẹp với Amor” của Boucher Graces


“Chân dung ba người đàn ông” của André Vincent

 

Tuy nhiên, không ít lời chỉ trích cay nghiệt được phát ra trước quyết định này. Trên blog La Tribune de l’Art, Didier Rykner viết một bài ngắn có tên (rất khó dịch vì chơi chữ) “The Louvre Is More and More (Radio)active in Japan” (tạm dịch “Louvre ngày càng (hung) hăng tại Nhật” – chữ radioactive là “phóng xạ”). Trong bài này, Rykner gọi triển lãm là “đáng ngờ”, “vô nghĩa”, và “nguy hiểm cho các tác phẩm”, do cả Sendai và Fukushima đều nằm trong vùng đang nhiễm xạ sau sự cố lò hạt nhân. Rykner hài hước thắc mắc, liệu có phải từ nay, hễ vùng nào có thiên tai hay nhân tai thì Louvre gửi tác phẩm tới? “Thế nhân dân Iraq đấy, khổ đau có thua kém gì dân Nhật đâu, sao tiếp theo Louvre không gửi các tác phẩm tới Baghdad nhỉ?” Rykner viết.

Giám tuyển triển lãm, Jean-Luc Martinez, người đứng đầu khoa cổ vật Hy Lạp, La Mã, và Etruscan của Louvre, nói với phóng viên rằng, “sẽ không có chuyện tác phẩm hay nhân viên nào của Louvre tình nguyện đi mà gặp nguy hiểm cả.” Ông nói với tờ Le Monde rằng độ phóng xạ bên trong bảo tàng Fukushima là 0.06 microsievert/h, “mức bình thường vẫn thấy ngay bên trong bảo tàng ở Paris”.

Mặt tiền bảo tàng Fukushima

 

Nhưng đập lại, Rykner chỉ ra bảo tàng Louvre đã không xin tham vấn của Viện Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân Pháp. Roland Desbordes, chủ tịch Hội Nghiên cứu Độc lập về Phóng xạ, nói trên một trang web về môi trường rằng phóng xạ vẫn hiện diện cao trong những vùng quanh Fukushima; gió có thể mang những yếu tố nhiễm xạ vào thành phố này, rồi du khách mang tiếp vào bảo tàng! “Để tẩy nhiễm một vật thấm khí, kể cả vật đó có làm bằng đá, bạn phải cạo nó đi,” Desbordes nói. “Đối với thảm hay tranh thì còn phức tạp và tinh vi hơn nhiều.”

Louvre hứa sẽ cẩn thận tối đa để đảm bảo các tác phẩm khi mang về được nguyên vẹn. Thí dụ các thùng hàng vào trong bảo tàng rồi mới được mở ra; các vật trưng bày phải được đặt sau kính dày. Tranh sẽ không bao giờ được phơi ra ngoài không khí, và độ xạ của tranh sẽ được kiểm tra ngay khi tới nơi.
 
Về phía Nhật, thảm cỏ trước bảo tàng cũng đã được ủi sạch (đề phòng cỏ nhiễm xạ cũ).

Ngoài các biện pháp an toàn đó ra, mọi người tha hồ đến với triển lãm. Nhật Bản tài trợ hoàn toàn cho triển lãm này, vé vào cửa miễn phí hoặc chỉ tối thiểu, tùy theo địa điểm.

Dự án này sẽ động viên nhân dân Nhật Bản rất nhiều; như một lời an ủi: ‘Các bạn không đơn độc’,” giám đốc bảo tàng Fukushima cho biết.

Ý kiến - Thảo luận

9:12 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Nhân đây, em xin có ý tưởng 1 ngày đẹp zời nào đó chú Minh LUALA và chú Mai Soi tổ chức một buổi kết hợp hòa nhạc với vẽ tranh ở "góc phố dịu dàng", có thể là ngày 11 tháng 3 sắp tới (kỉ niệm 1 năm thảm họa hạt nhân) và sau đó chúng ta gửi tặng các bạn Fukushima để trưng bày, như một lời chào thân ái và đoàn kết từ Việt Nam tới nhân dân vùng thảm họa?
...xem tiếp
9:12 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Nhân đây, em xin có ý tưởng 1 ngày đẹp zời nào đó chú Minh LUALA và chú Mai Soi tổ chức một buổi kết hợp hòa nhạc với vẽ tranh ở "góc phố dịu dàng", có thể là ngày 11 tháng 3 sắp tới (kỉ niệm 1 năm thảm họa hạt nhân) và sau đó chúng ta gửi tặng các bạn Fukushima để trưng bày, như một lời chào thân ái và đoàn kết từ Việt Nam tới nhân dân vùng thảm họa? 
9:05 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Một dự án dũng cảm và nhân văn.

Hy vọng lần sau đến Louvre em sẽ được thấy các tác phẩm với lời đề trân trọng bên cạnh: "đã từng đến thăm người dân tại vùng Fukushima, Nhật Bản, sau thảm họa hạt nhân 2011".

Hoặc có thể sau này Louvre có thể phải lập 1 phòng riêng trưng bày lại những tác phẩm "ra tuyến đầu phóng xạ" này, để đảm bảo an toàn cho khách (
...xem tiếp
9:05 Sunday,29.1.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Một dự án dũng cảm và nhân văn.

Hy vọng lần sau đến Louvre em sẽ được thấy các tác phẩm với lời đề trân trọng bên cạnh: "đã từng đến thăm người dân tại vùng Fukushima, Nhật Bản, sau thảm họa hạt nhân 2011".

Hoặc có thể sau này Louvre có thể phải lập 1 phòng riêng trưng bày lại những tác phẩm "ra tuyến đầu phóng xạ" này, để đảm bảo an toàn cho khách (nếu như các tác phẩm sẽ nhiễm xạ cao trên mức an toàn". Không sao cả. Đó càng là chứng tích ghi lại 1 hành động cụ thể của những người làm nghệ thuật Pháp chia sẻ với người dân Nhật hôm nay.

Ý kiến phản đối của những người "sợ phóng xạ" với lý do bảo vệ tác phẩm" không phải không có lí.

Nhưng sao vẫn bốc mùi ích kỉ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả