Gẫm & Bình

Hỏi Ben Davis: Có nên bỏ người yêu vì nàng yêu trừu tượng? 08. 02. 12 - 8:36 am

Pha Lê dịch

 

.

Chào nhà tư vấn tình yêu,

Tôi không hiểu nổi nghệ thuật trừu tượng. Bạn gái của tôi thì nói rằng cô ấy thích, nhưng tôi không tin. Ý tôi là, làm sao cô ấy khoái các bức tranh mà một nhóc 5 tuổi cũng có thể vẽ được? Chúng tôi có nên tiếp tục mối quan hệ này; hay chẳng sớm thì muộn, sự thiếu tin tưởng và những lời nói dối làm tổn thương cả đôi bên?

– Piet

 

Chào Piet,

Nếu nghệ thuật trừu tượng là thứ bỏ đi đối với anh, thì tôi khuyên anh nên bỏ mối quan hệ này ngay bây giờ, phá cho nó nát như mấy cái đĩa trong bức tranh của Julian Schnabel.

Tranh của Julian Schnabel


Tranh của Julian Schnabel

 

Nhưng – giống như Julian Schnabel đã chứng minh qua các bức tranh làm từ đĩa ăn của mình – ta vẫn có thể sáng tác ra cái gì đó từ đống vỡ vụn hổ lốn kia. Biết đâu anh sẽ tìm được một ‘thỏa hiệp về thẩm mỹ’ giữa lòng yêu nghệ thuật trừu tượng của cô bồ và cái gu hơi nặng mùi truyền thống của chính anh; sự thỏa hiệp này có thể rất giống với bức tranh Thánh Francis trong trạng thái ngây ngất (St Francis in Ecstasy) mà Schnabel thực hiện vào năm 1980; trong tác phẩm này, những mảnh sứ gồ ghề và bất cân xứng được ghép lại để tạo nên một hình ảnh vốn từng là kinh điển của dòng nghệ thuật cổ điển.

Bức “Thánh Francis trong trạng thái ngây ngất” (St Francis in Ecstasy) của Julian Schnabel.


Tranh Francis (cổ diển) của Giovanni

 

Nhân lúc nói về sự ngây ngất: Nếu người yêu của anh nói rằng cô ấy thích dạng nghệ thuật nặng tính trừu tượng, Piet, anh có thể tin cô ấy. Và tôi nghĩ rằng tôi không cần giải thích về lịch sử của nghệ thuật trừu tượng cho anh nghe (nhưng chúng ta có nên nói về sự trừu tượng không nhỉ? hay là ta nói về “các kiểu trừu tượng” chăng?) để anh hiểu được lý do tại sao.

Harold Rosenberg chế ra cái thuật ngữ “Tranh hiện sinh” (hoặc “Tranh hiện hữu”), coi các bức canvas của Jackson Pollock, với phương tiện là màu vẽ, như một tiếng kêu – tuy lộn xộn nhưng lại rất “ăn rơ” – phát ra từ một khoảnh khắc sáng tạo đang biến mất. Nếu anh muốn hiểu được vẻ đẹp của cử chỉ này, Piet, anh có thể nghĩ về nó, dưới dạng tranh vẽ, tựa như tiếng rên của người yêu khi đam mê đẩy nàng tới đỉnh điểm của say đắm và hưng phấn. Đúng, có thể tiếng rên này không được chắp bút tỉ mỉ như một bài diễn văn tốt nghiệp, nhưng ta bị tiếng rên lôi cuốn vì nó kéo ta về với khoảnh khắc ngây ngất mà tiếng rên ấy được sinh ra.

Và nếu mấy dòng này không thuyết phục được anh, Piet ạ, anh nên nhớ rằng mọi sự thế là còn may. Thế này mới là tệ hơn: bạn gái của anh dám có ngày lại khoái nghệ thuật ý niệm lắm chứ.

 

(Theo Artinfo)

Ý kiến - Thảo luận

10:44 Monday,13.2.2012 Đăng bởi:  luumaichoi
"La peinture on n'en parle pas, on n'analyse pas mais on la sait"
...xem tiếp
10:44 Monday,13.2.2012 Đăng bởi:  luumaichoi
"La peinture on n'en parle pas, on n'analyse pas mais on la sait" 
18:52 Thursday,9.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"các bức canvas của Jackson Pollock...như một TIẾNG KÊU kêu...tựa như TIẾNG RÊN của người yêu khi đam mê đẩy nàng tới đỉnh điểm của say đắm và hưng phấn...ta bị TIẾNG RÊN lôi cuốn vì nó kéo ta về với khoảnh khắc ngây ngất mà TIẾNG RÊN ấy được sinh ra..."

Cám ơn chị Pha-Lê và Ben. Trước đây em nghĩ chỉ Edvard Munch và Kandinski tả được thanh âm (tiếng thét, nh
...xem tiếp
18:52 Thursday,9.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"các bức canvas của Jackson Pollock...như một TIẾNG KÊU kêu...tựa như TIẾNG RÊN của người yêu khi đam mê đẩy nàng tới đỉnh điểm của say đắm và hưng phấn...ta bị TIẾNG RÊN lôi cuốn vì nó kéo ta về với khoảnh khắc ngây ngất mà TIẾNG RÊN ấy được sinh ra..."

Cám ơn chị Pha-Lê và Ben. Trước đây em nghĩ chỉ Edvard Munch và Kandinski tả được thanh âm (tiếng thét, nhạc), nay biết thêm chính Pollock cũng tả TIẾNG (RÊN) bằng những ZỌT-zài-zài vung vãi.

Nhớ lại, bữa trước mấy tóc dài lớp mình cứ nức nở lên về tranh "chừu" (cực xấu) của mình, chả hiểu vì răng, bữa ni... đã thủng!

Mừng ghê gớm! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả