Nghệ sĩ thế giới

“Đệ tử” Tần Thủy Hoàng chơi quần vợt 14. 02. 12 - 8:18 am

Người xem Sài Gòn

Chẳng có tí tẹo kiến thức về thể thao, nên cũng chẳng biết ở Madrid (Tây Ban Nha) dựng tượng các “môn đệ” Tần Thủy Hoàng chơi quần vợt từ khi nào, riêng các tượng này, nghe đâu có từ thời Tennis Master Cup Shanghai năm 2007, đã thấy ở Thượng Hải.

Với chú thích: Laury Dizengremel, cùng với các điêu khắc gia của Trung Quốc là Shen Xiaonan và Zhang Yaxi tạo ra 8 chiến binh quần vợt bằng đất nung (8 Tennis Terracotta Warriors ATP / Tennis Master Cup, Thượng Hải 2007), cao khoảng 220cm. Từ trái qua phải: Fernando Gonzalez, Richard Gasquet, Novak Djokovic, Rafael Nadal, Roger Federer, Andy Roddick, Nikolay Davydenko và David Ferrer.

 

Việc nữ điêu khắc gia Laury Dizengremel làm tượng các danh thủ quần vợt mô phỏng chiến binh Tần Thủy Hoàng và được giải thưởng, xin miễn bàn ở đây, vì đó có thể là công việc được đặt hàng hoặc chọn lựa cá nhân.

Laury Dizengremel

 

Vấn đề là những bức tượng này có bị xem là “đạo tượng” không, tôi thật sự không dám bình luận. Tôi chỉ muốn hỏi, nếu một điêu khắc gia nào đó của Việt Nam cũng làm kiểu mô phỏng như thế này, dư luận sẽ nghĩ sao? Chắc sẽ có rất ít ý kiến ủng hộ.

Trung Quốc vốn trùm về hàng nhái, nếu xem đây là đồ nhái, thì rõ điêu khắc gia Laury Dizengremel và các danh thủ quần vợt đều rất thích đồ nhái. Còn nếu xem đây là tác phẩm kế tục công việc sáng tạo từ thời cổ đại, thì rõ ràng cái chiêu này quảng cáo quá tốt cho việc liên thông nghệ thuật và cho cả nền quần vợt đang lên của Trung Quốc.

Dưới góc độ truyền thông và nghệ thuật thời toàn cầu hóa, thấy ba chiến binh quần vợt đất nung là Federer, Nadal và Djokovic đứng ở sân Madrid, phải nói là có nhiều điều cần lý giải và phải diễn dịch.

 

.


Roger Federer


Rafael Nadal


Novak Djokovic


Andy Roddick

 

Thôi thì, để gợi hứng chút đỉnh cho nền điêu khắc còn nhiều “bí ẩn” của Việt Nam, mời xem vài chiến binh quần vợt của Tần Thủy Hoàng, góp nhặt đây đó trên mạng, nhiều hình do David McBride và Quentin Shih chụp.

Còn ai muốn biết nhiều hơn về Laury Dizengremel, người có nhiều đại lý ủy quyền tại Anh Quốc, Mỹ, Băng Đảo, Gia Nã Đại, Trung Quốc… thì hãy tham khảo tại đây.

.

 

.

 

.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

9:32 Tuesday,14.2.2012 Đăng bởi:  MacNhan
Như Người xem Sài Gòn đã nói: "rõ ràng cái chiêu này quảng cáo quá tốt cho việc liên thông nghệ thuật và cho cả nền quần vợt đang lên của Trung Quốc".
Quả là đúng như vậy, nữ điêu khắc gia Laury Dizengremel làm tượng các danh thủ quần vợt mô phỏng chiến binh Tần Thủy Hoàng là có "ý đồ" rõ ràng. Tôi thấy không những quảng bá thể thao quần vợt mà quảng bá luôn v
...xem tiếp
9:32 Tuesday,14.2.2012 Đăng bởi:  MacNhan
Như Người xem Sài Gòn đã nói: "rõ ràng cái chiêu này quảng cáo quá tốt cho việc liên thông nghệ thuật và cho cả nền quần vợt đang lên của Trung Quốc".
Quả là đúng như vậy, nữ điêu khắc gia Laury Dizengremel làm tượng các danh thủ quần vợt mô phỏng chiến binh Tần Thủy Hoàng là có "ý đồ" rõ ràng. Tôi thấy không những quảng bá thể thao quần vợt mà quảng bá luôn về các pho tượng chiến binh Tần Thủy Hoàng. "nhái" kiểu này người Trung Quốc không thích mới lạ.
Các điêu khắc gia, và họa sĩ Việt cứ "nhái" nhưng phải có ý tưởng "nhái" thế nào mà "thuyết phục" được nhiều người đó cũng là một "nghệ thuật" nữa đó nhé.
Các bạn thử tìm xem ở Việt ta có những "chiến binh" cổ xưa vừa hùng tráng, vừa mang tính nghệ thuật cao nào không, để mình có thể thay... đầu và tay của các "chiến binh" thành các "đại gia" (tay cầm tiền) hay "thương thuyết gia" (miệng ngậm tiền), "quan gia"(tay cầm súng trường), "tướng gia" (tay cầm súng ngắn), "chính trị gia" (tay cầm trái bóng v.v...) kaka... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả