|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhCharles Dodgson: xem mặt bé Alice của xứ thần tiên 21. 03. 12 - 4:20 amNgọc Trà dịch
Charles Lutwidge Dodson (27. 1. 1832 – 14. 1. 1898), được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Lewis Carroll. Ông là một tiểu thuyết gia, nhà toán học, nhà lô-gích học, thầy trợ tế, và một nhiếp ảnh gia người Anh. Dodgson sinh ra trong một giáo xứ nhỏ ở Daresbury tại hạt Cheshire. Khi bác của ông, Skeffington Lutwidge, giới thiệu Charles đến với ngành nhiếp ảnh vào năm 1856, nhiếp ảnh chỉ được xem như một “hoạt động giải trí hợp mốt, cho phép các quý ông thể hiện sự hứng thú đối với kỹ thuật, hóa học, quang học, cũng như để bộc lộ các khuynh hướng nghệ thuật của mình”, không hơn không kém. Nhưng Charles mau chóng trở nên xuất sắc trong môn nghệ thuật này, và trở thành một quý-ông-nhiếp-ành-gia nổi tiếng. Có vẻ như Charles từng cân nhắc ý định kiếm sống bằng nghề nhiếp ảnh trong những năm đầu đời. Lúc đó, các bức ảnh được chụp theo quy trình collidion ướt. Đó là một quy trình buồn tẻ, đặc biệt đối với chủ thể, vì họ phải giữ nguyên vị trí trong 45 giây. Điều này giải thích tại sao mà các chủ thể của những bức ảnh thời kì ấy có tư thế hơi cứng nhắc.
Lúc đầu, Charles chỉ xem nhiếp ảnh như một thú chơi giải trí thời thượng, hay một hình thức dùng để tiến thân trong giới thượng lưu; nhưng bản thân các tác phẩm của ông lại cho thấy những đam mê sâu sắc hơn. Ban đầu, nhờ chiếc máy ảnh mà ông được giới thiệu với vị trưởng khoa danh tiếng của đại học Oxford – ngài Harry Liddell – một người đàn ông cấp tiến, “có hứng thú với một phát minh như nhiếp ảnh.” Nhưng mục đích của ông mau chóng thay đổi. Charles trở thành bạn thân của Lorina – vợ của ông hiệu trưởng Liddell, và đám con cái nhà này, đặc biệt là ba cô con gái: Lorina, Edith và Alice Liddell. Không lâu sau đó, khi Alice được 5 tuổi, bé trở thành đề tài cho rất nhiều nghiên cứu ảnh của ông. Charles đã xin phép nhà Liddell trước khi chụp bức chân dung nổi tiếng của Alice – lúc đó 6 tuổi. Bé giả bộ làm một đứa trẻ ăn mày, mặc chiếc váy rách rưới, với một bên vai áo bị tuột xuống; gia đình bé giữ một bản của tấm ảnh trên trong cái rương Morocco bằng da bọc nhung.
Từ đó, mối quan hệ này sẽ mãi mãi được lưu giữ, không chỉ trong ảnh, mà còn trong chữ viết. Đấy là vào ngày 4. 7. 1862, khi Charles và người bạn tên Robinson Duckworth, cùng các chị em nhà Liddell đi chèo thuyền trên sông Isis ở Oxford; họ chèo qua một bãi cỏ lau ngát thơm, và sau khi bày tiệc picnic dưới một tán cây trên bờ sông, Dodgson bắt đầu kể câu chuyện “Những cuộc phiêu lưu dưới lòng đất của Alice”; 3 năm sau đó, câu chuyện này sẽ được xuất bản dưới tên Alice lạc vào xứ Thần tiên.
Ngoài bé Alice, Charles cũng có rất nhiều nghiên cứu về đàn ông, phụ nữ, các bé trai, và ảnh chụp phong cảnh; các đề tài của ông cũng bao gồm: các khung xương, búp bê, chó, tượng, và tranh, thậm chí cả cây cối nữa. Khi ông chụp trẻ em, lúc nào các bé cũng có cha hoặc mẹ đứng cạnh để giám sát, và rất nhiều bức được chụp trong khu vườn của gia đình Liddell, vì ánh sáng tự nhiên là cần thiết.
Một vài bức chân dung (trẻ em) của ông, ngay cả những bức “người mẫu” được mặc quần áo, có thể sẽ gây sốc cho những ai quen với tính nhạy cảm của thời đại mới; nhưng theo tiêu chuẩn thời Victoria (thế kỷ 18-19) thì việc (chụp ảnh con nít khỏa thân) lại khá bình thường. Ảnh nude trẻ con thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong postcard hay thiệp sinh nhật; chúng được thực hiện một cách khéo kéo, và được các nghiên cứu nghệ thuật khen ngợi. Những người sống ở thế kỷ này xem tuổi thơ như một giai đoạn đẹp đẽ; ngay cả các bức ảnh chụp trẻ em khỏa thân cũng được coi là những bức ảnh chụp sự ngây thơ. Series ảnh phản ánh được yếu tố này một cách rõ ràng nhất là series ông chụp bé Alexandra (còn gọi là “Xie”) Kitchin. Charles bỏ ra 11 năm để chụp Xie. Các tác phẩm này nằm trong số những tấm hình hút hồn nhất của Charles Dodgson; không chỉ vì vẻ đẹp tự nhiên và đầy ám ảnh của Xie, mà còn vì ông thường dùng bé để lột tả sự say mê của mình đối với những trạng thái ý thức khác nhau: bé nằm ngửa trong bộ áo ngủ, mơ màng chợp mắt trên ghế bành; những lúc khác, bé lại mở to mắt như thể không ngủ được. Dù chụp ở tư thế nào, Xie vẫn tỏ ra rất thoải mái trước ống kính và trước người chụp. Ánh nhìn của bé nhìn trực diện, dò hỏi, và thậm chí, còn khiêu khích nữa.
* Chú thích thêm: Chuyện “Alice lạc vào xứ thần tiên” là do Charles bịa ra để mua vui cho mấy chị em nhà Liddell. Sau khi xuất bản sách, Charles lấy tên Lewis Carroll, vì sợ rằng người đời sẽ chế giễu. Vốn là một quý ông làm việc ở Oxford, Charles không muốn thiên hạ biết rằng mình có một thú tiêu khiển “vớ vẩn” (kể chuyện cho con nít nghe), nhưng của đáng tội, sau này ông lại nổi tiếng với tư cách của một tiểu thuyết gia.
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|