|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcNhà kính: Mối nguy hiểm trong suốt 25. 02. 12 - 7:23 amMarcia T. Fowle – Thúy Vy dịch
Những ai sống trong các tòa nhà bằng kính đều từng biết đến tiếng “uỵch” ghê người khi một chú chim va vào. Các nhà khoa học cho biết, bất cứ nơi nào chim và kính cùng tồn tại, chim đều phải chịu rủi ro cao, và hầu hết không sống sót sau một cú va chạm.
Việc lắp kính cho các loại cao ốc – đặc biệt là những cao ốc ở thành thị – là mối đe dọa tiềm tàng đối với chim. Oái ăm thay, kính có hiệu suất năng lượng càng tốt thì càng nguy hiểm cho chim chóc so với kính thường, do độ phản chiếu cao hơn. Khi xuất hiện các tiêu chuẩn xây dựng cao ốc “tiết kiệm năng lượng”, rồi công nghệ phát triển hơn, lại thêm các yêu cầu của thị trường, thứ vật liệu ‘kính có hiệu suất cao’ này được sử dụng ngày một nhiều. Nhưng chim thì không coi kính trong là một vật cản; chúng ngỡ mình đang thấy một khoảng không hoặc những hình phản chiếu của cảnh vật xung quanh – như bầu trời và cây cối. Mỗi năm, có từ 100 triệu đến 1 tỉ chim tại Bắc Mỹ bị chết oan do va phải kính. Các thành viên của Tổ chức Audubon tại New York đã rất lo lắng khi phát hiện những chú chim sẻ nằm chết trên nền của một số tòa nhà. Trong khoảng 11 năm qua, chỉ tính riêng địa phận của vài cao ốc ở Manhattan, các tình nguyện viên của Audubon đã thu nhặt được khoảng 5400 ‘nạn điểu’ thuộc hơn 104 giống chim. Xung quanh nền của một vài tòa nhà thấp hơn, họ tìm thấy trên 900 chú chim – chủ yếu là các giống chim di cư. Cả bốn thành phố lớn: Toronto, Chicago, San Francisco, và New York – đều nằm trên đường di trú của chim muông – đang chủ động tìm cách xử lý vấn nạn này. Hội đồng Thành phố Toronto đưa chỉ thị ‘thân thiện với chim chóc’ vào “Tiêu chuẩn Xanh của Toronto” nhằm giúp thành phố phát triển một cách bền vững. ‘Cục Mội trường’ cũng như ‘Cục Kế hoạch và Phát triển’ của Chicago thì đề xuất các kiểu cao ốc an toàn cho chim muông trong cuốn “Hướng dẫn thiết kế cho việc tu sửa và việc xây dựng các công trình mới.” Còn San Francisco thì đang xem xét bộ luật xây dựng “thân thiện với chim muông”. Và để dẫn đường cho New York, Tổ chức Audubon New York đã xuất bản cuốn Cẩm nang xây dựng an toàn cho chim.
Sau khi Hội Xây dựng Xanh của Mỹ bổ sung tiêu chuẩn an toàn cho chim vào “cẩm nang tham khảo xếp hạng LEED*”, người ta đang soạn tiếp một nội dung tương tự để cải tiến những tiêu chuẩn của bảng xếp hạng này.
Đôi lúc cũng có thể trang bị thêm cho những tòa nhà “sát chim”. Ở một vài nơi, người ta căng hoặc treo lưới trước những tấm kính vốn trong suốt và phản chiếu cao, để chim chóc (thay vì va vào kính) sẽ va vào lưới rồi vẫn tiếp tục bay đi an toàn. Kỹ thuật trên đã được áp dụng cho những tầng thấp của Trung tâm Thương mại Thế giới (trước khi bị khủng bố đánh sập) – nơi có độ “sát thương” cao. Gần đây, người ta lắp lưới ở chiếc cửa sổ lớn (dùng để quan sát động vật) của “Trung tâm Cứu trợ Động vật Hoang dã thuộc Vịnh Jamaica” – một nơi được cấp chứng chỉ LEED, thuộc Khu Tái tạo Quốc gia Gateway* của New York. Ở những công trình khác, kính được phủ một lớp màng đặc biệt để giảm độ trong và độ phản chiếu.
Ngày nay, việc xây dựng có thể trở nên thân thiện với chim chóc, nhờ những nghiên cứu mới cho thấy, việc sử dụng một sản phẩm kính cải tiến có khắc họa tiết hay có màng phủ sẽ ngăn cho chim khỏi chết vì va phải kính. Tại Đức, hãng Arnold Glas đã sản xuất ra một loại “kính bảo vệ chim”, có một lớp phủ đặc biệt mà chim nhìn thấy được, nhưng lại gần như vô hình trong mắt… con người.
Việc sử dụng kính để tiết kiệm năng lượng và gia tăng tầm nhìn, tăng lượng ánh sáng trời, cũng như thông khí tự nhiên là mối quan tâm trong tiêu chuẩn thiết kế “xanh”, đồng thời cũng là mối lo âu của động vật hoang dã. Nhờ sự phát triển của các loại kính vừa có thể ngăn chim vừa có hiệu suất năng lượng cao, việc xây các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hoàn toàn có thể sóng đôi với việc bảo tồn cộng đồng chim hoang dã. * LEED: Leadership in Energy and Innovation Design (Dẫn đầu trong thiết kế lợi về năng lượng và mạnh về cách tân), là một hệ thống xếp hạng để đánh giá các tòa nhà theo tiêu chuẩn xanh (ít ô nhiễm, xài năng lượng tự nhiên, an toàn cho môi trường v.v..), “cách tân” là một trong số những tiêu chuẩn của LEED. Gateway là một khu vực dành riêng cho việc tái tạo thiên nhiên và bảo vệ muông thú ở Mỹ. Ý kiến - Thảo luận
4:57
Sunday,3.3.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Hà Giang
4:57
Sunday,3.3.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Hà Giang
Trong kỹ thuật sản xuất kính thân thiện với Chim đã có một sản phẩm kính khá phổ biến mà Châu Âu đã đưa vào sử dụng như một tiêu chuẩn bắt buộc cho nhà cao tầng từ lâu đó là phủ một lớp phản quang dạng gương lồi phóng to hình.. Chim khi bay gần tới nó sẽ nhìn thấy hình mình phía trước được phóng to kích thước nó sẽ sợ và đổi hướng ngược lại.. :3
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp