Nhiếp ảnh

Tin-ảnh: Andy Barter ôm hôn, Wei Wei đan xen 29. 02. 12 - 1:23 pm

Thúy Vy dịch

Vẻ đẹp lạnh lùng của mỗi bức hình làm các nụ hôn trông khá ngẫu hứng. Andy Barter tốn gần 2 giờ cho từng tấm ảnh, anh điều chỉnh tư thế cho những đôi uyên ương này từng chút một, đến khi anh đạt được độ cân đối vừa ý. Nụ hôn của bạn có kéo dài thế không? Chúc may mắn nhé.

Nụ hôn nổi tiếng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh – tác phẩm "Hôn" cạnh khách sạn Hotel De Ville do Robert Doisneau chụp năm 1950 – có thể là ảnh được dàn dựng trước, nhưng nó vẫn rất tự nhiên, dồi dào cảm xúc. Trái lại, các tấm ảnh của Andy xem "hôn" như một dạng nghệ thuật: chúng được dựng tỉ mỉ, các cặp đôi khỏa nửa thân trên, ôm quấn lấy nhau, còn Andy thì chụp họ theo góc từ trên xuống.

Dụng ý của những tấm này là tạo nên một hình dạng tự nhiên từ hai nhân vật khác nhau. Với chỉ đôi vai, đầu và gương mặt, mỗi cặp trở thành biểu tượng âm dương thanh tú trên phông nền đen.

Nhiếp ảnh gia Andy Barter tốn gần 2 tiếng để thực hiện mỗi kiểu ảnh. Trong những tấm nam/nữ, vai của nhân vật nam lúc đầu thường áp đảo hơn nhân vật nữ, nên anh phải điều chỉnh tư thế của họ từng chút một, đến lúc anh đạt được độ cân đối vừa ý. Trong loạt ảnh, chỉ có một cặp là không phải người yêu “thực”, còn lại đều là những cá nhân thuê từ công ty người mẫu hay công ty tuyển diễn viên, và họ dẫn theo nửa kia (ở ngoài đời) của mình đến để chụp ảnh cùng.

Cặp người yêu "giả" của series "Hôn".

Vẻ đẹp lạnh lùng của mỗi bức hình làm các nụ hôn trông khá ngẫu hứng.– như thể đầu họ cần phải ở tại vị trí đó thì mới đạt tới được hiệu quả mong muốn. Chúng rất mãnh liệt nhưng không hề khêu gợi.

 

Trong lúc Andy chụp ảnh hôn nhau, Ngải Vị Vị khai trương một triển lãm mới. Trong hình: một người xem đang ngắm những bức ảnh của Ngải Vị Vị vào hôm khai mạc của triển lãm mang tên "Ngải Vị Vị – Đan Xen", tổ chức tại phòng trưng bày Jeu de Paume ở Paris, Pháp, vào ngày 20. 2. 2012. Triển lãm sẽ kéo dài đến 29. 4. 2012. Ảnh: EPA/Christophe Karaba.

“Ngải Vị Vị – Đan Xen” là triển lãm ảnh và video quy mô lớn đầu tiên của ông. Triển lãm nhấn mạnh Ngải Vị Vị với tư cách của một thông điệp viên – một nhà ghi chép, phân tích, kết nối - người truyền đạt ý tưởng của mình qua nhiều phương tiện. Ông từng theo ngành nhiếp ảnh trong những năm sống ở New York, nhưng đặc biệt kể từ khi trở về Bắc Kinh, ông liên tục ghi lại những hình ảnh về đời sống thường nhật ở chốn đô thị và các thực trạng xã hội ở Trung Quốc, ông cũng thảo luận về vấn đề này trên blogs và Twitter. Ảnh: Một tác phẩm trong triển lãm "Đan xen" của Vị Vị, chụp hình bàn tay đang làm dấu... chửi thề trước tháp Eiffel.

Một tác phẩm khác, lần này là hình bàn tay làm dấu chửi trước Tử Cấm Thành.

Ngải Vị Vị chủ động đối diện với những tình trạng xã hội của Trung Quốc và thế giới. Triển lãm quy mô lớn đầu tiên này, cùng dự án sách dành cho các bức ảnh cũng như video của ông sẽ tập trung vào sự đa dạng, tính phức tạp và sự đồng cảm của Vị Vị, vào việc ông “đan xen” cũng như “kết nối” hàng trăm bức ảnh, blogs, và bài luận lại với nhau. Ảnh: Một khán giả của triển lãm "Đan xen". Ảnh: EPA/Christophe Karaba.

Ý kiến - Thảo luận

15:17 Wednesday,29.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Một tác phẩm khác, lần này là hình bàn tay làm dấu chửi trước Tử Cấm Thành..."

Bức ảnh làm em nhớ tác phẩm trình diễn "Đánh răng trước mặt bác MAO" của chú Trần Lương cũng tại quảng trường Thiên An Môn này.

Những ý tưởng hay ghê gớm!!!
...xem tiếp
15:17 Wednesday,29.2.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"...Một tác phẩm khác, lần này là hình bàn tay làm dấu chửi trước Tử Cấm Thành..."

Bức ảnh làm em nhớ tác phẩm trình diễn "Đánh răng trước mặt bác MAO" của chú Trần Lương cũng tại quảng trường Thiên An Môn này.

Những ý tưởng hay ghê gớm!!! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả