|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcĐậu thuyền trên nóc nhà hát: Bụi đời và độc đáo 30. 03. 12 - 8:59 amNgọc Trà dịch
Khung cảnh này chỉ còn thiếu vài thứ nữa là hoàn thiện: chó hoang, tiếng động cơ rỉ sét của những chiếc xe tải trắng chuyên nhặt phế liệu để bán đồng nát, chim hải âu bay lượn trên các bãi rác, những sà lan sứt sẹo chở đầy sỏi, còn cảnh nền thì lấm tấm những tòa nhà cao tầng hờ hững. Thêm chút mùi cống hôi thoang thoảng là chiếc thuyền nặng 27 tấn Le Roi des Belges (Vua nước Bỉ) có thể chễm chệ hóng gió ở Cửa sông Thames tại phía đông Cầu London.
Cái hình ảnh hiện lên như một ảo giác của buổi sáng tháng Giêng xám xịt đầy gió này không hề có chút bất thường. Chiếc thuyền Le Roi des Belges chỉ đơn giản là đang neo đậu trên nóc của Queen Elizabeth Hall – một nhà hát mang phong cách Brutalist* (nó nằm giữa Royal Festival Hall và Nhà hát Quốc Gia). Tuy nhiên, đây không phải là một con tàu chở hàng bèo nhèo vì nắng gió trên sông Thames; nó chính là một tác phẩm nghệ thuật – một nhà thuyền nơi người dân có thể (đặt phòng) ngủ qua đêm. Nó do kiến trúc sư David Kohhn, nghệ sĩ Fiona Bannern và Tổ chức Artangel thiết kế cho Living Architecture (Living architecture là một công ty do triết gia Alain de Botton thành lập, chuyên xây dựng các căn nhà nghỉ mang tính đổi mới xung quanh các bờ biển của Anh Quốc).
Thật sốc, sau khi dùng một thang máy chậm rì (đặt tại một khe hở lởm chởm bằng bê tông giữa hai bức tường của Queen Elizabeth Hall và Hayward Gallery*) để đi lên phía trên, bạn sẽ nhìn thấy căn nhà thuyền neo tại phần nóc rộng lớn bằng bê tông của nhà hát Queen Elizabeth (xây từ những năm 60s), và thấy một quang cảnh u ám cũng như cuốn hút của vùng hạ lưu Cầu London. Nghệ sĩ và kiến trúc sư nói họ tìm cảm hứng từ tiểu thuyết Heart of Darkness (Trái tim của bóng tối)* do Joseph Conrad viết, truyện lấy bối cảnh trên sông Thames và sông Công-gô, kể về việc Conrad dùng một chiếc thuyền cùng tên (Le Roi des Belges) để đi dọc dòng sông này vào năm 1889. Nhưng,trong khi Conrad chứng kiến những vụ thảm sát kinh hoàng do Vua Leopold Đệ nhị gây ra trên Lãnh thổ Tự do Công-gô; thì lúc bước lên chiếc thuyền kiêm công trình nghệ thuật Le Roi des Belges – tác phẩm còn được biết đến với tên gọi A Room for London (Một phòng cho London) – bạn lại thấy một bức tranh panorama hoành tráng của trung tâm London, phía bến cảng là cảnh Tòa Nghị viện Westminster, còn bên mạn phải là nhà thờ St Paul.
“Ý tưởng (của tác phẩm) là: tại London các con tàu từng giương buồm để đi khám phá thế giới, nhưng ngày nay cả thế giới tự nguyện đến thăm London,’ triết gia de Botton nói. “Con thuyền nằm ở vị trí này là để kích thích, khuyến khích, và điều chỉnh cách mọi người cảm nhận về London.” Trong năm nay, cứ mỗi ngày thì tối đa hai người có thể thuê thuyền và ngủ lại một đêm. Hãy thu mình vào cabin – nó được trang bị đầy đủ từ nhà bếp, phòng ăn, hai giường ngủ nhỏ (có thể ghép vào thành một), đến phòng tắm với cửa sổ nhìn ra chiếc mái vòm của nhà thờ St Paul, và một thư viện. Những kẻ hạnh phúc “giong buồm” trên chiếc nhà thuyền đầy bất ngờ này sẽ được cung cấp: các giá chật cứng sách về London, tầm nhìn có một không hai, và cảm giác lạ lùng của việc “bị bỏ rơi” trong một trái tim – không phải trái tim của bóng tối (ý nhắc đến tiểu thuyết Heart of darkness *) – mà là trái tim của một thành phố được đèn neon, đèn huỳnh quang và đèn natri thắp sáng, với âm thanh của dòng sông Thames vỗ vào đê South Bank* xen lẫn tiếng ồn của xe buýt đêm và tiếng còi xe cấp cứu.
Điểm đến nghệ thuật A room for London này sẽ chỉ hoạt động trong một năm. Đây là nơi nhiều nhà văn đã ghé thăm, bao gồm tác giả kiêm nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa người Thụy Điểm Sven Lindqvist, và tiểu thuyết gia Jeanette Winterson. Các nhạc sĩ như Andrew Bird, dàn nhạc multi-instrumentalist* của Chicago, nhạc sĩ Đức Heiner Goebbels, và nhạc sĩ Laurie Anderson cũng từng qua đêm ở đây. Nghệ sĩ sắp đặt Jeremy Deller và ca sĩ David Byrne của nhóm Talking Heads cũng tham gia vào thành phần “thủy thủ đoàn”. Từ tháng 7 đến tháng 12. 2012, bạn cũng nên đặt một chỗ cho mình trên tàu, trước khi người ta dỡ Le Roi des Belges khỏi nóc của nhà hát Queen Elizabeth Hall và đem nó tới một “bến gọi văn hóa” khác. * CHÚ THÍCH Phong cách Brutaist: một phong cách kiến trúc từ những năm 50 đến 70, tập trung vào các kiểu nhà hình hộp, nhiều góc cạnh, làm bằng bê tông. Hayward Gallery được xây sát với Queen Elizabeth Hall, thang máy đi lên phía trên nóc của Queen Elizabeth Hall nằm giữa vách của hai tòa nhà. Chính cuốn tiểu thuyết “Heart of Darkness” đã truyền cảm hứng cho đạo diễn lừng danh Francis Ford Coppola làm bộ phim về chiến tranh Việt Nam “Apocalypse Now”. South Bank: vùng đất đê này nằm ngay cạnh Queen Elizabeth Hall. Multi instrumentalist: dòng nhạc đa dụng cụ, nghệ sĩ của dòng nhạc này sẽ biểu diễn với nhiều nhạc cụ khác nhau.
Ý kiến - Thảo luận
12:23
Friday,30.3.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
12:23
Friday,30.3.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Xời, cái thuyền trên mái nhà á?
Zá các kiến trúc sư Anh quốc thấy tòa nhà HÀM CÁ MẬP zập zình cạnh Hồ Gươm quê cháu thì hẳn là máu mặt 10 phần cạn 9 í ... ạ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Zá các kiến trúc sư Anh quốc thấy tòa nhà HÀM CÁ MẬP zập zình cạnh Hồ Gươm quê cháu thì hẳn là máu mặt 10 phần cạn 9 í ...
ạ!
...xem tiếp