Khai mạc: 9h00 ngày 14. 3. 2012 Tại New Space Arts Foundation Tầng 2 Làng nghề Huế – 15 Lê Lợi, Địa điểm trưng bày tác phẩm: 1. New Space Arts Foundation 2. Lê Bá Đảng space: 13 Lê Lợi, Huế
“Bản sắc qua nghệ thuật thị giác” là triển lãm trưng bày 47 tác phẩm của 43 học viên Việt Nam và 4 học viên Thái Lan tham gia khóa Sau Đại học đầu tiên, trong khuôn khổ hợp tác quốc tế giữa trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (Việt Nam) với trường Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật Ứng dụng Mahasarakham Thái Lan, cùng 6 tác phẩm của hội đồng thẩm định nghệ thuật. Bao gồm các thể loại hội họa, tượng, phù điêu, video art, nghệ thuật sắp đặt, tranh đồ họa, lụa, sơn mài, sơn dầu.
Theo thông báo 9h00 triển lãm khai mạc, đến 8h00 tại cửa ra vào NSAF vẫn vắng bóng người. Đây là một tòa nhà hai tầng đẹp đẽ bên bờ sông Hương, bên dưới là cửa hàng của PNC – Phương Nam, bên trên là trung tâm NSAF của hai anh em Thanh, Hải, phía sau là một quán cà phê thoáng đãng.
8h20 bắt đầu lục tục vài người đến để chuẩn bị.
Giờ này các học viên mới tất tả kê dọn bàn ghế.
Mọi người đang gỡ tấm pano NSAF để dán lại pano cho triển lãm mới. Sắp đến giờ khai mạc tới nơi mà mới làm những công việc này kể cũng... liều.
Khâu vệ sinh xem ra chậm trễ quá, một học viên người Thái Lan đang nhặt đống rác ngay giữa lối đi dẫn tới các bức tranh.
8h30, lần lượt có các đoàn khách đến, trong đó các thầy giáo họa sĩ Thái Lan. Mỗi người được phát một chiếc áo và một cuốn sách đăng hình cùng tác phẩm của các học viên trong khóa học để làm kỷ niệm. Khóa học thạc sỹ của trường Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật Ứng dụng Mahasarakham mở lớp đào tạo Sau đại học cho các học viên Việt Nam và Thái Lan trong thời gian hai năm từ tháng 6 năm 2010 đến nay, trong đó 1 năm học ở Thái Lan và một năm học ở Việt Nam.
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu (áo đen) và họa sĩ Trương Bé.
Ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam và họa sĩ Đặng Mậu Tựu xem tác phẩm trước giờ khai mạc.
Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức – Trưởng khoa mỹ thuật ứng dụng, Đại học Mỹ thuật Huế, chăm chú xem các tác phẩm.
Họa sĩ Phan Hải Bằng (đeo kính) cũng là học viên trong khóa học thạc sỹ đầu tiên này.
PGS. họa sĩ Vĩnh Phối (cà vạt sọc đen vàng) là một trong những họa sĩ xứ Huế có tên tuổi ở trong và ngoài nước.
Họa sĩ trẻ Võ Việt Dũng
Họa sĩ Phạm Thị Tuyết (áo đen quàng khăn)
Họa sĩ Lê Ngọc Thanh đứng trầm tư. Anh là chủ nhân của NSAF – nơi đang diễn ra triển lãm và là đồng đơn vị tài trợ cho buổi triển lãm cùng với LEBADANG SPACE.
PGS. họa sĩ Vĩnh Phối (bìa trái, mũ nồi), họa sĩ Trương Bé, họa sĩ Trần Khánh Chương, họa sĩ Đặng Mậu Tựu ngồi sẵn hàng ghế đầu chuẩn bị dự khai mạc triển lãm.
Đối điện với hàng ghế của các họa sĩ tên tuổi của Việt Nam là hàng ghế của hai thầy giáo Thái Lan, người áo vest đen ngồi giữa là ông Nguyễn Xuân Tiên (mặc vest đen, ngồi giữa), Trưởng khoa Sau ĐH trường ĐHMTHCM.
Tiến sĩ Phan Thanh Bình, hiệu trưởng trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế lên đọc lời phát biểu khai mạc triển lãm. “Đội ngũ học viên trình độ thạc sĩ mỹ thuật khóa đầu tiên do Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng Mahasarakham đào tạo sẽ là hạt nhân quý giá cho việc nâng cao trình độ đội ngũ CBGV không chỉ ở trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế mà còn nhiều trường đại học, cao đẳng, Văn hóa nghệ thuật ở Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác của miền Trung Việt Nam”.
Ông Trần Khánh Chương, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam lên đọc phát biểu và cho biết “Mỹ thuật Việt Nam cần tăng cường giao lưu quốc tế và các nước trong khu vực. Là ủy viên Hội đồng thẩm định, ông đánh giá cao kết quả đào tạo thạc sĩ khóa đầu tiên giữa hai trường.”
Hội đồng thẩm định nghệ thuật của Thái Lan ra mắt.
Sau đó là 43 học viên Việt Nam lên nhận bằng chứng nhận Thạc sỹ của trường Đại học Mỹ thuật và Mỹ thuật Ứng dụng Mahasarakham Thái Lan.
Và cuối cùng là nghi thức cắt băng khai mạc.
Rất đông người tới xem, có lẽ một phần nghe đồn triển lãm chỉ diễn ra trong có một ngày duy nhất. Một số người thắc mắc: Bày có một ngày thì bày làm gì nhỉ? Và vì sao chỉ có mỗi một ngày?
...xem tiếp