Khác

30. 3: LUẬN VỀ VĂN HÓA LẬP QUỐC: Những người làm văn hóa nên đến nghe 28. 03. 12 - 9:59 am

Thông tin từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản

 

Nhà hát quốc gia mới, Tokyo

 

“LUẬN VỀ VĂN HÓA LẬP QUỐC” – Ngoài sự ám ảnh về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Bài thuyết trình của Oriza Hirata

Thời gian: 18:00 – 20:00 Thứ Sáu ngày 30.03.2012
Địa  điểm: Phòng hội nghị (Tầng 6, nhà D), Thư viện Quốc gia Việt Nam
31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến quý vị buổi thuyết trình của ông Oriza Hirata – một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất đến nền nghệ thuật của Nhật Bản – về Văn hóa Lập quốc vào ngày 30. 3. 2012 tại Hà Nội.

Trong cuốn sách đáng suy nghĩ của ông mang tên Geijutsu rikkokuron (tam dịch: Luận về Nghệ thuật Lập Quốc) (2001), Oriza đã biện luận rằng, chìa khóa để tái thiết đất nước Nhật Bản nằm trong những nỗ lực đặt nghệ thuật như nền tảng của một quốc gia, ngoài sự ám ảnh về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhận định sắc bén của ông trong cuốn sách này đã mang về cho ông Giải Phê bình của AICT (Hội Phê bình sân khấu quốc tế) vào năm 2002.

Tại sao chúng ta lại nên đặt văn hóa và nghệ thuật làm nền tảng của một quốc gia? Bằng cách nào mà chúng ta có thể làm được như vậy? Trong bài thuyết trình của mình tại Việt Nam, ông Oriza sẽ giải thích các lý do một cách hết sức thuyết phục từ những kinh nghiệm đa dạng của mình với tư cách là một nhà soạn kịch, đạo diễn sân khấu, giám đốc của một nhà hát tư nhân nhỏ và giáo sư của một vài trường đại học. Ông sẽ trình bày ý tưởng và ý kiến cụ thể về các chính sách văn hóa của một quốc gia từ kinh nghiệm từ khi ông còn là cố vấn đặc biệt cho Nội các Nhật Bản (2009 – 2011).

 

Nhà hát Kabuki

 

Vào thời điểm này, khi mà nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng và xã hội thay đổi một cách rõ rệt, chúng tôi hy vọng rằng, bài phát biểu của ông Oriza Hirata sẽ mang tới cho quý vị và các bạn một cơ hội để ngẫm nghĩ lại vị trí của văn hóa và nghệ thuật trong xã hội Việt Nam cũng như để xem xét việc làm thế nào để định hướng chính sách văn hóa tại Việt Nam.

Bài thuyết trình sẽ diễn ra tại phòng hội nghị (tầng 6, nhà D) của Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, Hà Nội) từ 18h00 vào ngày thứ Sáu, 30.3.2012, với phiên dịch đồng thời tiếng Việt qua tai nghe. Vào cửa tự do. Một bài thuyết trình và tham luận đáng để đến nghe và suy ngẫm về nghệ thuật và văn hóa sắp được diễn ra!

Bảo tàng nghệ thuật đương đại Tokyo

 

Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia, Tokyo

 

*

Mọi thắc mắc liên quan tới bài thuyết trình và đăng ký phỏng vấn ông Oriza Hirata xin liên hệ:

Ms. Hà Nguyên (máy lẻ: 113) / Mr. Yoshioka (0123-384-4138)
Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 04-3944-7419
www.jpf.org.vn

*

Chương trình

17:30 – 18:00:    Tiếp đón khách
18:00 – 18:05:   Phát biểu khai mạc
18:05 – 19:20:     Thuyết trình của ông Oriza Hirata “Luận về Văn hóa Lập quốc” – Ngoài sự ám ảnh về tốc độ tăng trưởng kinh tế
19:20 – 20:00:    Hỏi và Đáp

*

 

Oriza Hirata

 

Tiểu sử ông Oriza Hirata

Nhà soạn kịch
Giám đốc, chỉ đạo Nhà hát Seinendan
Giám đốc chỉ đạo Nghệ thuật, Đạo diễn Nhà hát Komaba Agora
Giáo sư, Đại học Osaka – Trung tâm Nghiên cứu Giao tiếp & Thiết kế
Nguyên cố vấn đặc biệt cho Nội Các Nhật Bản (2009-2011)

Sinh năm 1962

Vào năm 1982, Oriza đã sáng lập ra công ty nhà hát Seinendan và cho tới những năm 1990, ông đã trở thành một hình tượng có sức ảnh hưởng lớn trong thế giới nhà hát kịch với lý tưởng mà ông đang tiến hành và theo đuổi: “Luận thuyết về sân khấu kịch nói bình dân đương đại”. Những năm gần đây, ông khá tích cực tham gia các hợp tác quốc tế thông qua các buổi tọa đàm và dự án chung cùng với các nghệ sĩ đến từ Pháp, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Ailen, Canada và nhiều nước khác.

Nhà hát Komaba Agora, cơ sở chính của Seinendan nơi Oriza giám đốc chỉ đạo nghệ thuật, là một “ngôi nhà” để trao đổi thông tin giữa các nhóm nhà hát trong và ngoài nước. Oriza đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các công ty nhà hát ở các vùng miền đến với khán giả Tokyo trong suốt 20 năm qua.

Oriza và Seinendan đều tỏ ra khá năng động trong lĩnh vực giáo dục. Vào năm 2002, phương pháp tọa đàm của ông đã được sử dụng trong các cuốn sách giáo khoa dành cho Trung học cơ sở chính thức của Nhật Bản; cũng chính bởi vậy mà mỗi năm có hơn 300,000 học sinh sáng tác kịch ở lớp học.. Oriza từng là giáo sư giảng dạy các tiết học về kịch nghệ tại trường Đai học Obirin, như một nhà tiên phong trong việc tạo dựng nên một chương trình giáo dục về nhà hát kiểu mới mở rộng cho cả xã hội (2000 – 2006).

 

Sách chọn lọc
– Communication Ryoku wo Hikidasu   『コミュニケーション力を引き出す』
[Thúc đẩy kĩ năng giao tiếp – Nhập môn tọa đàm về nhà hát kịch] (Viện PHP, 2009)
-Engi to ensyutsu   『演技と演出』
[Diễn xuất và Đạo diễn] (Kodansha, 2004)
-Geijutsu rikkokuron   『芸術立国論』
[Luận về Nghệ thuật Lập quốc] (Shueisha, 2001)
-Engeki nyumon   『演劇入門』
[Kịch nghệ nhập môn] (Kodansha, 1998)
-Gendai kogo engeki no tameni   『現代口語演劇のために』
[Dành cho sân khấu kịch nói bình dân đương đại] (Banseisha, 1995)

 

Một số giải thưởng
– Giải thưởng Bảo trợ Văn hóa Nghệ thuật của Quỹ Montbranc/ 2006
– Gỉải thưởng Grand Prix về Nghệ thuật biểu diễn của báo Asahi lần thứ 2 với tác phẩm “Sono Kawa wo Koete, Gogatsu [Qua sông vào tháng Năm]” /2003
– Giải thưởng Phê bình của AICT (Hiệp hội phê bình nhà hát quốc tế) dành cho cuốn sách “Geijutsu rikkokuron [Luận về Nghệ thuật Lập quốc]” /2002
– Giải thưởng dành cho tác phẩm kịch nghệ xuất sắc của báo Yomiuri lần thứ 9, với tác phẩm “Ueno Dobutsuen Sai-sai-sai Shugeki [Tấn công Công viên Ueno lần thứ 4]” /2002
– Giải thưởng dành cho Giám đốc chỉ đạo nhà hát xuất sắc của báo Yomiuri lần thứ, với tác phấm “Tsuki no Misaki [Mũi Hảo vọng Nguyệt]”, tác phẩm kịch được soạn bởi Masataka Matsuda / 1998
– Giải thưởng kịch nói Kishida Kunio lần thứ 39 với tác phẩm “Ký sự Tokyo”/1995

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả