Nghệ sĩ thế giới

DAN FLAVIN: Đèn neon sáng vào ngày Cá tháng Tư 03. 04. 12 - 5:00 pm

Phạm Phong dịch

Một tác phẩm của Dan Flavin. Trong cả bài này, các bạn nhớ bấm thẳng vào hình nhé, biết đâu sẽ ra bản to hơn.

 

Ngày cá tháng Tư vừa qua cũng là sinh nhật của Dan Flavin (sinh 1. 4. 1933 tại Jamaica, mất 29. 11. 1996 tại New York) – là một nghệ sĩ Mỹ theo trường phái tối thiểu, nối tiếng với những tác phẩm sắp đặt bằng đèn neon – loại đèn vẫn bán đầy các cửa hàng. Trong ảnh: Một tác phẩm sắp đặt của Flavin.

Flavin từng theo học trường dòng một thời gian trước khi gia nhập không quân Mỹ. Trong thời gian tại quân ngũ, ông vẫn tìm hiểu, học hỏi về nghệ thuật, rồi sau này học kỹ hơn về hội họa tại các trường Mỹ thuật.

Hồi 1959, Flavin từng được mướn làm nhân viên thư tín tại bảo tàng Guggenheim, rồi là nhân viên vận hành thang máy tại bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại MoMA; tại đây ông được gặp các nghệ sĩ lừng danh như Sol LeWitt, Lucy Lippard, và Robert Ryman.

Flavin năm 1967

 

Những tác phẩm đầu tiên của Flavin là tranh, mang nặng ảnh hưởng của trường phái Biểu hiện Trừu tượng.

Thế rồi vào mùa hè 1961, trong lúc làm gác cửa tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ở New York, Flavin bắt tay vào phác thảo những tác phẩm điêu khắc có gắn đèn điện. Rồi sau đó là những tác phẩm để đời của ông: những cấu trúc như những chiếc hộp nông hình vuông nhiều màu, làm từ những chất liệu khác nhau như gỗ, formica, và masonite, có gắn bên hông và ở các góc những bóng đèn huỳnh quang sáng rực.

“East New York Shrine”, 1962-1966. Lon thiếc, lọ sứ, dây, bóng đèn Aerolux, kính đen, hạt cườm. 27.9 x 11.4


.

 

Trong những thập kỷ sau đó, Flavin tiếp tục dùng đèn neon, khai thác màu sắc, ánh sáng, và không gian, với những tác phẩm choán hết bên trong các gallery. Những cấu trúc này vừa tỏa sáng vừa tạo những quầng màu kỳ lạ, có thể ở nhiều dạng: thành các khối, các hàng rào, hành lang, hay đường hầm…

 

.


.


.


.


.


.


.


.

 

Hầu hết các tác phẩm của Flavin là không đề, theo sau là một lời đề tặng được đặt trong ngoặc, cho bạn bè, các nghệ sĩ, những nhà phê bình, v.v…

Flavin mất rồi, tác phẩm của ông càng đắt giá. Năm 2004, tác phẩm Không đề của ông (dành tặng cho V. Tatlin), thực hiện năm 1964 – 1965, đã bán được tại Christie’s với gái $735,500.

Tác phẩm của Flavin đề tặng Tatlin


.


.


Một trong những tác phẩm cuối cùng của Flavin là để thắp sáng đường vòm kính tại Công viên Khoa học Rhine-Elbe, Gelsenkirchen, Đức. Đường vòm này dài 300 mét, nối liền chín tòa nhà.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lại cái trò dí súng vào đầu trẻ con

Pha Lê - hí họa của Nick Galifianakis

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả