|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamMột triển lãm đôi tại Huế rất nên xem 05. 04. 12 - 7:38 amBài và ảnh: Tú Miu
VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH Tại Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị, số 1 đường Phan Bội Châu, Huế Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị là một ngôi biệt thự nằm ở đầu đường Phan Bội Châu. Trong triển lãm này, Nhà trưng bày công bố 26 tác phẩm điêu khắc của cô Điềm Phùng Thị bằng chất liệu đá ngọc, kim loại, sơn mài cỡ nhỏ. Những tác phẩm này đã làm tăng thêm số lượng hiện vật quý giá đang được trưng bày ở đây lên con số hơn 400. Bên cạnh đó, họa sĩ Tô Bích Hải giới thiệu 50 tác phẩm tượng độc đáo được tái sắp đặt và 17 tranh làm từ phương pháp xoa rập trên đá.
Sau khi nhận hoa chúc mừng từ ông Phan Tiến Dũng và ông Phan Công Tuyên – trưởng ban Tuyên giáo Thừa Thiên Huế, họa sĩ Tô Bích Hải lên phát biểu. Bà nói, trong bao năm sống ở nước ngoài, các tranh họa và điêu khắc của bà đều mang ý nghĩa tìm cội nguồn, xót xa vì sự xa cách của quê hương. Ở Paris, hai bạn của bà là nghệ sĩ Điềm Phùng Thị và nghệ sĩ Lê Bá Đảng đã truyền lại cho bà tình yêu xứ Huế và đã khuyên bà: “Thể nào một ngày kia Bích Hải cũng phải về xứ Huế để trình bày các tác phẩm.” Bà nói, năm 2008, nghệ sĩ Lê Bá Đảng bảo, năm nay Bích Hải phải về Huế để triển lãm trong Festival. Bà kể lại: “Ngày đầu tiên khi đi tìm gỗ để khắc, như có một bàn tay ai đó dắt tôi đến đúng chỗ một người chuyên mua bán nhà rường cũ. Tôi liền nhìn thấy các cột gỗ xưa đã cũ đầy vết sống chết của bao đời truyền lại trong các ngôi nhà ấy. Một tháng sau, tại Festival 2008 tôi đã trình bày gần 98 tác phẩm để tưởng nhớ các linh hồn đã khuất.” 17 bức tranh vẽ được trình bày tại đây, theo bà, chỉ là một phần trong 100 tác phẩm bà đã sáng tạo với cách thức miệt mài trên dấu đá trong vòng 25 năm tại Pháp. Những tác phẩm này chưa hề công bố ở nước ngoài. Về cách thức làm việc, trong lời tự bạch in trong catalogue, bà cho biết: “Tôi lấy giấy mỏng, loại mỏng như lụa, hay loại giấy dó, đặt lên mặt đá, căng như tang trống, căng như chính tai mình đang ngóng nghe. Và bút chì dưới tay tôi cứ thế nhè nhẹ làm lộ lên nét của đá, trông như chữ viết người xưa hàng bao thế kỷ…” Và trong lúc làm công việc tỉ mỉ ấy, “miệt mài trên những đá xưa đã có dấu vết, tìm cách nào đưa về thế giới tâm linh” bà chợt nhớ tới Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.
Thí dụ như bức tranh này sẽ đi kèm với khổ thơ sau: Bức này thì đi với khổ này:
Vậy là triển lãm này đã làm được nhiều việc hữu ích: vừa để kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà điêu khắc tài danh xứ Huế từng được ghi danh vào Từ điển LaRousse: Nghệ thuật thế kỷ XX, vừa làm sống lại một phòng trưng bày nghệ thuật đang là một không gian bị lãng quên, với hy vọng sau này các thế hệ nghệ sĩ tài năng sẽ đến đây tổ chức thêm những triển lãm mới, như họa sĩ Tô Bích Hải đang làm, và như khi sống nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị từng ước mơ. Tiếc là hôm khai mạc triển lãm này, nghệ sĩ trẻ ở Huế đâu không thấy xuất hiện…
* Bài liên quan: – 2. 4: Triển lãm VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Bản cập nhật)
Ý kiến - Thảo luận
11:33
Thursday,5.4.2012
Đăng bởi:
IQ ABC
11:33
Thursday,5.4.2012
Đăng bởi:
IQ ABC
Xem triển lãm về, tối không ngủ được vì...sợ. Rõ biết là dụng ý nhắc nhở người đương thời nhớ đến các chư vị tiền nhân. Nhưng sao một triển lãm nghệ thuật lại trở thành 1 buổi cúng cầu siêu hè?
Phải chăng nghệ thuật ngày nay đã phát triển đến thế? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Phải chăng nghệ thuật ngày nay đã phát triển đến thế?
...xem tiếp