|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì16. 4: Nguyễn Thế Dung BÒ – NGƯỜI 14. 04. 12 - 7:10 amVới lời giới thiệu của Lê Anh Hoài
BÒ – NGƯỜI Khai mạc: 17h30 thứ Hai ngày 16. 4. 2012
Triển lãm giới thiệu 15 bức tranh sơn dầu mới sáng tác của họa sĩ trẻ Nguyễn Thế Dung (sinh năm 1985), người cũng vừa mới giới thiệu triển lãm cá nhân đầu tiên Đàn bò một con tại Cactus contemporary art gallery (Tp. HCM) cuối năm 2011, cùng trong chủ đề bò – người, người – bò. Nguyễn Thế Dung đang theo học hệ cao học, chuyên ngành hội họa, tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam (niên khóa 2011 – 2014).
Có cái gì chung giữa một đám người đông đúc nhưng giống nhau trong nếp sống, trong suy nghĩ, trong cả những thói quen, những hành vi nho nhỏ và một đàn bò? Có gì chung giữa một đàn bò ngoan ngoãn theo thói thường và một đám đông (người) thường tình? Với họa sĩ Nguyễn Thế Dung, câu trả lời của anh chính là triển lãm Nguyễn Thế Dung Bò – Người diễn ra tại Viet Art Centre (Hà Nội, 16. 4. 2012). Những bức tranh trong triển lãm Nguyễn Thế Dung Bò – Người lần này, đầu và khuôn mặt bò cùng đôi tay người được nhấn mạnh, tả với ánh sáng, vờn khối… khá kỹ; nhưng toàn bộ phần thân người, với quần, áo kẻ sọc, cà vạt đến những bục, đệm, sàn nhà… hay không gian đều chỉ là những mảng bệt ước lệ, với ngôn ngữ đồ họa. Ở một số chi tiết, họa sĩ cố tình xử lý tạo hiệu ứng cắt ghép, pop hóa. Nguyễn Thế Dung sở hữu một kỹ thuật hội họa vững, khả năng làm việc chuyên cần và kỹ lưỡng, từ mấy năm nay Nguyễn Thế Dung đi theo một mạch cảm hứng với hình tượng tạo hình lai ghép Bò – Người. Khác với những sinh vật huyền thoại xuất phát từ thần thoại Hy Lạp (kiểu nhân sư, hay nhân mã, nhân ưng…) mang màu sắc thần thánh, thiêng liêng; Bò – Người của Nguyễn Thế Dung là một hình ảnh thế tục, mang tính ẩn dụ, ngầm ẩn sự giễu nhại với đời sống con người hôm nay. Một đời sống đầy đủ vật chất, tiện nghi, góp phần sinh sôi một tầng lớp trưởng giả mới với đời sống tinh thần sơ sài. Một đời sống được hình thành từ những niềm tin và chân lý sơ giản, lai căng trong thời đại được gọi là toàn cầu hóa. – Lê Anh Hoài
Ý kiến - Thảo luận
13:38
Friday,4.5.2012
Đăng bởi:
Hoa Bằng Lăng
13:38
Friday,4.5.2012
Đăng bởi:
Hoa Bằng Lăng
Công nhận là họa sĩ chăm chỉ làm việc, cần mẫn và sáng tạo. Chúc họa sĩ ngày càng thành công !
22:36
Saturday,14.4.2012
Đăng bởi:
Trần Đức Như Không
THƠ_hi.:(Cháu là TRẦN ĐỨC NHƯ KHÔNG._ Chắc chú biết cháu con ông ĐỨC QUYỀN._ Mẹ cháu là người vợ hiền._ Có mang huyết thống của dòng họ MAI._ Anh cháu TRẦN ĐỨC THÁI LAI._ Tuy hơn tuổi cháu nhưng hay khóc nhè._ Cháu có năng khiếu hò vè._Nên mẹ sai cháu viết vài ba câu._Cuộc đời ai biết được đâu._Chú mà nổi tiếng mai sau cháu nhờ?_ Nên cháu mạnh dạn làm thơ._Để ca
...xem tiếp
22:36
Saturday,14.4.2012
Đăng bởi:
Trần Đức Như Không
THƠ_hi.:(Cháu là TRẦN ĐỨC NHƯ KHÔNG._ Chắc chú biết cháu con ông ĐỨC QUYỀN._ Mẹ cháu là người vợ hiền._ Có mang huyết thống của dòng họ MAI._ Anh cháu TRẦN ĐỨC THÁI LAI._ Tuy hơn tuổi cháu nhưng hay khóc nhè._ Cháu có năng khiếu hò vè._Nên mẹ sai cháu viết vài ba câu._Cuộc đời ai biết được đâu._Chú mà nổi tiếng mai sau cháu nhờ?_ Nên cháu mạnh dạn làm thơ._Để ca ngợi chú, chú đừng cười chê).:___.: Nếu được ví họa sĩ giống như anh thợ "đóng gạch" thì: Có những người thợ cả năm mới đóng được vài viên gạch, có những anh thợ vài tháng đã đóng được đủ hai, hoặc ba lò gạch. Tuy nhiên cách đóng gạch của người thợ nào cũng đáng quý, vì lao động là vinh quang mà. Chú DZung ở trường hợp thứ hai, lại càng quý. Xin khâm phục chú sức lao động cần cù và sức sáng tạo của chú, xin chúc chú thành công hôm nay và mai sau.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp