Gẫm & Bình

Hãy yêu Huế như Tây “nó” yêu 14. 04. 12 - 6:38 pm

Long Xuyên

Thiếu nữ Huế đi xem Phố Tranh trong Festival Huế 2012. Ảnh: Quốc Nam (Tuổi Trẻ)

 

Lần nào đưa khách đi Huế, tour căn bản của tôi cũng là: đến Đại Nội vào giờ tắt nắng (để thấy được một triều đại đã hết), ngồi xích lô qua cầu Tràng Tiền trong ánh đèn đổi từ tím sang xanh sang hồng sang vàng (đại loại thế, để thấy được sự mâu thuẫn trong cái gu của Huế), lên đàn Nam Giao vào sáng sớm tinh mơ (để có cảm giác đi chầu buổi sớm trước trời đất), hoặc cũng sáng sớm nhưng lên đồi Vọng Cảnh. Thế những giờ khác trong ngày, khi nắng vẫn còn thì sao? Thì tôi đưa khách đi thăm lăng, mà thích nhất là đi dọc con đường nối từ đàn Nam Giao đến lăng Tự Đức. Con đường dốc dốc, cây xanh nhiều, vắng vẻ với thỉnh thoảng vài chiếc xe du lịch lừ lừ đi ngược lại. Festival Huế lần này tôi không đến Huế, nhưng tin chắc con đường ấy đã được chỉnh trang cho đẹp hơn và sẽ rất nhộn nhịp.

Rồi đọc báo, đọc mạng mới biết, dọc con đường ấy, các nghệ sĩ ở Huế đã thực hiện dự án Phố Tranh. Trải suốt 4km đường là 2012 bức tranh treo: trước chùa, bên cổng nhà, bên bãi đất…, được coi là một dự án vì cộng đồng (nhất là khi số tiền nếu bán được tranh sẽ dành cho việc giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn).

Cộng đồng, công cộng, môi trường, sinh thái… là những chữ dạo này có vẻ được nghệ thuật quan tâm hơi kỹ. Một mảnh đất màu mỡ để nghệ sĩ nhảy vào khai thác và dễ xin tài trợ. Tôi cho là tốt thôi, hơn là chỉ suốt ngày vẽ chân dung cái mặt tôi hay cái đùi anh, nhưng với chữ cộng đồng, một khi áp dụng không đúng thì cũng có hại (chứ không phải chỉ có hoặc “lợi” hoặc “vô hại” như nhiều người vẫn tưởng). Mà khi nghệ thuật đã có hại thì cũng như mìn: mìn nhỏ sát thương ít, mìn to sát thương nhiều.

Phố Tranh như báo đăng theo tôi là một thứ mìn to, sát thương nhiều. Như thế 4km đường đẹp của Huế thời gian Festival qua đã bị làm hỏng vì treo đầy những bức tranh này sao, tôi tự hỏi? Con đường dẫn đến nơi yên nghỉ của các vị vua đã không còn vẻ mênh mang và u tịch như nó phải có nữa à? Treo chừng đó tranh suốt đường thì có khác gì căng đầy biểu ngữ, quảng cáo xấu? Tôi nhớ cảm giác của tôi mỗi khi đi trên con đường này là nghĩ về sự lựa chọn nơi chôn cất của các vị vua, về đời người đến như lửa bùng rồi tắt… Chắc chắn chỉ có thiên nhiên mới khiến người ta nghĩ về những thứ thuộc về sống, chết. Khi đem 2012 bức tranh lổn nhổn to nhỏ, màu sắc rối loạn, nét vẽ nguệch ngoạc ra treo một cách cẩu thả trên con đường này, nhóm họa sĩ tự nhận là yêu Huế có nghĩ rằng mình yêu Huế thật không? Và nếu thật thì yêu như vậy có đúng cách không?

Một đoạn Phố Tranh hồi Festival 2010, cũng là tranh của nhóm họa sĩ tổ chức Phố Tranh lần này. Ảnh: phuot.vn

 

Đi với khách du lịch nhiều, tôi để ý thấy các cô gái Việt Nam khi có người yêu hay chồng là người Việt hoặc châu Á thường sẽ rất quan tâm đến vẻ bên ngoài. Họ trang điểm nhiều hơn những cô gái có người yêu hay chồng là người phương Tây – những phụ nữ này thường để mặt mộc, không tô son, bôi phấn, và người mình hay lấy làm lạ “sao Tây nó thích?”. Nhưng ở họ toát lên một sự tự tin và sống động của những người được yêu “vì tôi là tôi là tôi là tôi”…

Yêu Huế, tôi nghĩ, cũng nên như Tây yêu ấy. Để Huế được tự nhiên, để sông của Huế được yên đi, đồi của Huế được yên đi, để nhịp sống của Huế được thảnh thơi là đã đủ đậm đà và không quên được. Đừng khoác cho Huế quá nhiều sen thả, tượng to nhỏ kín bờ sông, tranh sặc sỡ chen lá cây ngọn cỏ… Người Huế có thể không nhận ra, và nghĩ là làm thế thì Huế đẹp hơn, nhưng người ở xa như tôi đây thì thấy trang điểm như thế chỉ làm Huế tầm thường đi hẳn, thiếu cái tự tin cần có của bậc vua chúa. Mà điều đó, tưởng họa sĩ Huế thì phải nhận ra rõ hơn người thường chứ?

 

*

Bài liên quan:

– Chúng tôi không điên mà vì chúng tôi yêu Huế
– Làm sao để yêu tranh mà không quăng quật tranh?

– Hãy yêu Huế như Tây “nó” yêu

– Ngán ngẩm Phố Tranh

 

Ý kiến - Thảo luận

9:37 Thursday,15.6.2017 Đăng bởi:  Hảo Lơ
Huế gọi là đất Thần Kinh nhưng thực ra rất lem nhem. Các hàng ăn đều bẩn, giấy ăn vứt lung tung dưới đất nhiều nơi không khác gì nhà vệ sinh (xin lỗi). Dân tình trông nheo nhóc. Lấy một chuyến bay từ Huế sẽ thấy hành khách người Huế vừa ngang vừa bèo nhèo không có dáng gì của người từ đất Kinh thành cũ. Những nếp gia phong Huế cũ chỉ còn là truyền thuyết. Có l
...xem tiếp
9:37 Thursday,15.6.2017 Đăng bởi:  Hảo Lơ
Huế gọi là đất Thần Kinh nhưng thực ra rất lem nhem. Các hàng ăn đều bẩn, giấy ăn vứt lung tung dưới đất nhiều nơi không khác gì nhà vệ sinh (xin lỗi). Dân tình trông nheo nhóc. Lấy một chuyến bay từ Huế sẽ thấy hành khách người Huế vừa ngang vừa bèo nhèo không có dáng gì của người từ đất Kinh thành cũ. Những nếp gia phong Huế cũ chỉ còn là truyền thuyết. Có là vua thì cũng là vua nghèo thôi... 
21:43 Monday,9.11.2015 Đăng bởi:  Phương Hà
Mình định post cái cmt này vào bài cơm nắm nhưng thôi post vào đây.
Bảo ăn gà luộc thì đến Huế mình có ăn ở hàng Ms Mễ (ghi đúng như thế) ngay ngã tư đường Hùng Vương với Lê Lợi (gần khách sạn Morin). Hàng ấy có ông chừng 50 nhỏ con đeo kính ngồi trên một cái ghế cao. Nhà mình hỏi gà bao nhiêu nửa con. Ông ấy bảo 120.000. Nhà mình lấy nửa con chặt không bóp gỏi,
...xem tiếp
21:43 Monday,9.11.2015 Đăng bởi:  Phương Hà
Mình định post cái cmt này vào bài cơm nắm nhưng thôi post vào đây.
Bảo ăn gà luộc thì đến Huế mình có ăn ở hàng Ms Mễ (ghi đúng như thế) ngay ngã tư đường Hùng Vương với Lê Lợi (gần khách sạn Morin). Hàng ấy có ông chừng 50 nhỏ con đeo kính ngồi trên một cái ghế cao. Nhà mình hỏi gà bao nhiêu nửa con. Ông ấy bảo 120.000. Nhà mình lấy nửa con chặt không bóp gỏi, chỉ chấm muối tiêu chanh. Ăn xong ông ấy tính 190.000. Anh nhà mình định hỏi cho ra ngô ra khoai. Mình bảo là hỏi thì ông ấy sẽ nói rằng con này to (mà thật ra bé thôi các bác ạ). Lưu manh quá nên mình nghĩ lại không thấy ngon nổi. Báo với các bác về địa chỉ này mà tránh khi đi Huế nhé. Ăn gà luộc ở Huế chắc chỉ có chợ An Cựu là ngon các bác Huế nhỉ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả