|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì23. 4: Nghệ thuật Lý với nghệ thuật Champa có tương đồng? 22. 04. 12 - 8:17 amThông tin từ BTC
GIAO LƯU NGHỆ THUẬT ĐẠI VIỆT-CHAMPA, TƯ LIỆU ẢNH VÀ HIỆN VẬT Khai mạc: 16h ngày 23. 4. 2012 Đơn vị tổ chức: Ban Mỹ thuật Cổ, Viện Mỹ thuật
Đại Việt và Champa là hai quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam, có mối giao lưu đặc biệt về lịch sử, chính trị, văn hóa và nghệ thuật trong một thời gian dài, đặc biệt vào thời Lý-Trần (thế kỷ 11-14). Vương quốc Champa hình thành sớm, từ thế kỷ 5-6 đã là những thể chế xã hội hoàn thiện về vương quyền, tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật. Hệ thống đền tháp Champa chạy dọc suốt dải miền Trung từ Quảng Trị đến Bình Thuận, quá trình xây dựng kéo dài từ thế kỷ 7 đến tận thế kỷ 17-18. Thời Lý khởi đầu bằng vương triều Lý Công Uẩn năm 1010, là quốc gia quân chủ đầu tiên của người Việt. Kiến trúc Phật giáo thời Lý chú trọng xây dựng công trình ở quy mô lớn, chùa tháp là những kiệt tác nghệ thuật tổng hòa đặt phối cảnh với thiên nhiên hùng vĩ. Nhiều nghiên cứu, nhận định đánh giá rằng có sự tương đồng giữa nghệ thuật Lý và nghệ thuật Champa trên nhiều bình diện từ kiến trúc đến điêu khắc, trang trí, phương thức xây dựng và kỹ thuật tạo tác.
Triển lãm “Giao lưu nghệ thuật Đại Việt – Champa, tư liệu ảnh và hiện vật” là một chương trình phối hợp giữa Viện Mỹ thuật trực thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Mục đích của triển lãm là đặt lại vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nền nghệ thuật Đại Việt và Champa, thông qua cái nhìn trực quan từ hơn 100 ảnh tư liệu nghệ thuật Lý đối sánh với các hiện vật kiến trúc-điêu khắc-trang trí Chăm trong Bảo tàng. Ảnh hiện vật được phân loại theo 7 chủ đề lớn: Di chỉ khảo cổ, Kiến trúc, Trụ biểu, Tượng Phật, Tượng Hộ pháp, Tượng Kinnari và Tượng thú, mỗi chủ đề có chú giải kèm theo mang tính kiến giải và gợi ý về sự tương đồng và dị biệt của hai nền nghệ thuật. Sự ảnh hưởng Champa trong thời Lý là rõ rệt, nhưng những bằng chứng cụ thể về quá trình ảnh hưởng qua lại giữa hai nền nghệ thuật vẫn còn chưa được làm sáng tỏ, bởi thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc, xây dựng, vật liệu, hệ thống biểu tượng và nghệ thuật học. Thông qua triển lãm này, Ban tổ chức mong muốn đặt nền móng cho quá trình nhận thức lại mối quan hệ của hai nền nghệ thuật Việt – Chăm, đồng thời cũng bắt đầu cho những nghiên cứu về nghệ thuật Champa ở diện rộng, bổ sung vào khoảng trống còn thiếu trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
Ý kiến - Thảo luận
0:09
Tuesday,24.4.2012
Đăng bởi:
Phong_nguyen
0:09
Tuesday,24.4.2012
Đăng bởi:
Phong_nguyen
"chùa tháp là những kiệt tác nghệ thuật tổng hòa đặt phối cảnh với thiên nhiên hùng vĩ" là nói về kiến trúc, điêu khắc, trang trí chùa tháp giai đoạn Đại Việt thường có quy mô lớn hoặc hoàn chỉnh đến từng chi tiết, nghệ thuật Champa cũng vậy. Tất nhiên không phải di tích nào của Đại Việt-Champa đều hoàn mỹ tuyệt đối, mà ở đây muốn nói đến những giá trị nghệ nghệ thuật đỉnh cao, đại diện cho các giai đoạn trong lịch sử. Như vậy, khi đặt câu câu hỏi như TRÀ PHA PHIN, mong bạn thông cảm về câu chữ của người viết chưa đúng lắm làm người đọc hiểu chưa thật sát với vấn đề nêu ra trong bài.
13:44
Monday,23.4.2012
Đăng bởi:
TRÀ PHA PHIN
"chùa tháp là những kiệt tác nghệ thuật tổng hòa đặt phối cảnh với thiên nhiên hùng vĩ." xin hỏi: kiệt tác nghệ thuật tổng hòa đặt phối cảnh với thiên nhiên hùng vĩ là kiến trúc kiểu gì thế ạ? Kiến trúc Champa có nghệ thuật Tổng hòa đặt PHỐI CẢNH với thiên nhiên không?
ạ! ...xem tiếp
13:44
Monday,23.4.2012
Đăng bởi:
TRÀ PHA PHIN
"chùa tháp là những kiệt tác nghệ thuật tổng hòa đặt phối cảnh với thiên nhiên hùng vĩ." xin hỏi: kiệt tác nghệ thuật tổng hòa đặt phối cảnh với thiên nhiên hùng vĩ là kiến trúc kiểu gì thế ạ? Kiến trúc Champa có nghệ thuật Tổng hòa đặt PHỐI CẢNH với thiên nhiên không?
ạ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp