Ở Đâu - Làm Gì

Một triển lãm vui ở Đông Hà 28. 04. 12 - 10:42 am

Bài và ảnh: Tú Miu

 

.

 

KÝ HỌA CHIẾN TRƯỜNG
Triển lãm tranh của đại tá-họa sĩ Lê Duy Ứng, nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Quảng Trị (1. 5. 1972 – 1. 5. 2012)

Khai mạc: 8h00 sáng 27. 4. 2012
Triển lãm đến 5. 5. 2012
Tại Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị
46 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị

 

*
Một triển lãm đặc biệt vì họa sĩ là người đã bị mù cả hai mắt trong chiến tranh. Họa sĩ quân đội Lê Duy Ứng vẫn tiếp tục sáng tác. Đã có hơn 3000 bức ký họa chân dung Bác Hồ, gần 200 tác phẩm điêu khắc, hơn 2000 ký họa chiến trường, trong đó có 500 ký họa về chiến trường Quảng Trị. Ông đã có hơn 40 triển lãm cá nhân và nhiều giải thưởng mỹ thuật trong và ngoài nước.

Đây là trụ sở của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, số 46 Hùng Vương, Đông Hà. Đây cũng là địa điểm tổ chức những lần triển lãm cá nhân và tập thể cho các nghệ sĩ tại Quảng Trị cũng như các nghệ sĩ từ nơi khác đến.


Tấm panô giới thiệu triển lãm tranh của họa sĩ Lê Duy Ứng rất to, treo trước cửa trụ sở.


Trước đó, ngày 10. 4. 2012 đại tá-họa sĩ Lê Duy Ứng đã có triển lãm tại Quảng Bình, cũng là ký họa chiến trường. Sau đó, vào ngày 24. 4 tranh của ông được đưa vào Đông Hà, Quảng Trị để kịp triển lãm vào ngày 27. 4.


Vì số lượng tranh và tượng tương đối lớn nên mọi người phải chuẩn bị tất bật cho công việc treo tranh và đặt tượng.


Đầu tiên là nhân viên văn phòng hội VHNT chuẩn bị băng nơ cho lễ cắt băng khai mạc.


Họa sĩ Trịnh Hoàng Tân cẩn thận chọn từng bức ký họa trước khi treo vào từng vị trí cho phù hợp.


Ông Nguyễn Đức Cường (áo trắng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đến từ sớm…


…và xem tranh trước giờ khai mạc.


Các phóng viên cũng đến sớm tác nghiệp luôn. Báo Quảng Trị là báo ngày nên những dịp này không thể bỏ sót.


Trước sân trụ sở Hội, mọi người đã tập trung rất đông.


Khai mạc, ông Nguyễn Văn Cừ – Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị phát biểu: “Đây là triển lãm mỹ thuật lần đầu tiên của họa sĩ Lê Duy Ứng tại tỉnh Quảng Trị với gần 300 bức ký họa. Các tác phẩm ký họa về chiến trường của ông là những tư liệu quý giá. Từng tác phẩm ký họa là những dấu ấn sinh động về cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng, về đồng đội, về cuộc đời người lính trong những ngày tháng chiến tranh đầy khốc liệt và gian khổ; những hình ảnh thật đời thường, thật giản dị về những con người xung quanh rất đỗi thân thương…”


Trong lời phát biểu, ông Nguyễn Hữu Thắng – Giám đốc Sở VHTT& DL có giới thiệu qua về bức huyết họa nổi tiếng “Ánh sáng niềm tin! Con nguyện dâng Người tuổi thanh xuân” bằng chính dòng máu đang chảy từ đôi mắt vừa trúng đạn. Khi đó Lê Duy Ứng là chiến sỹ trinh sát của E101 – F325 tham gia đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 28. 4. 1975. “Qua bao nhiêu lần đối mặt với cái chết, với đau thương anh vẫn sống, vẫn tiếp tục đứng lên. Lần sau còn mạnh mẽ hơn cả những lần trước.”


Đây là bức chân dung Bác Hồ vẽ bằng máu mà ông Thắng nhắc tới.


Đại tá – họa sĩ Lê Duy Ứng phát biểu: “Tôi là một họa sĩ quân đội, mắt tôi giờ không nhìn thấy gì, chỉ nhìn thấy hai màu sáng và tối, mặc dầu vậy trong tôi vẫn không nguôi một niềm thôi thúc trở về Quảng Trị tổ chức triển lãm. Đây là lần trở về sau 40 năm, tôi luôn có tình cảm sâu nặng với Đông Hà, Quảng Trị. Tôi xem đây như là quê hương thứ hai của mình, chính vì vậy tôi đã đặt tên con trai đầu lòng của tôi là Lê Đông Hà để nhắc nhở những năm tháng ác liệt trong chiến tranh, tôi đã sống và chiến đấu trên chiến trường Đông Hà, Quảng Trị vào năm 1972.”


Họa sĩ Lê Duy Ứng trao tặng Bảo tàng tỉnh Quảng trị bút tích của Đại tá Nguyễn Xuân Thọ. Sau đó ông ký họa bức chân dung của Bác trong vòng chưa đầy một phút.


Bức ký họa nhanh chóng hoàn thành trước sự thán phục của nhiều người.


Đại tá – họa sĩ Lê Duy Ứng trao tặng bức ký họa cho chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.


Cắt băng khai mạc


Sau đó là thủ tục không thể thiếu: tặng hoa. Rồi tất cả vào xem tranh.


Họa sĩ Lê Duy Ứng giới thiệu các tác phẩm của mình với người xem. Những bức ký họa của ông như một tập nhật ký bằng hình về những ngày khốc liệt đã qua. Trong khung cảnh hòa bình, người Quảng Trị xem và nhớ lại, thấy rất xúc động.


Họa sĩ Thế Hà đang viết cảm tưởng vào một cuốn sổ đỏ.


Nhà báo Nguyễn Hoàn và NSƯT Kim Quý (vợ đạo diễn Xuân Đàm) rôm rả nói chuyện và chào hỏi mọi người.


Các chị em phụ nữ tranh thủ chụp hình bên các tác phẩm.


Phu nhân họa sĩ Lê Duy Ứng (người mặc áo xanh) luôn ở bên cạnh lo cho ông. Trong lúc đó, mọi người chăm chú xem tranh, vừa xem vừa ôn lại những khung cảnh chiến tranh đã từng trải qua hay từng nghe nói.


Nhạc sĩ Trần Tích.


Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng.


Nhà văn Cao Hạnh- Phó Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị, TBT Tạp Chí Cửa Việt.


Kiến trúc sư trẻ Hồ Huy.


Họa sĩ trẻ Lê Ngọc Duy là người về gần cuối buổi khai mạc triển lãm. Anh cũng đã từng có triển lãm riêng tại đây vào tháng 1 năm 2011.


Trước khi ra về, lần lượt các nhóm khách mời chụp hình lưu niệm với họa sĩ Lê Duy Ứng.

 

Một số tác phẩm:

Đuổi địch ra khỏi Cửa Việt năm 1973


Kiểm tra trước giờ chiến đấu


Tội ác Mỹ Ngụy


Tướng Lê Trọng Tấn trên đài chỉ huy


Truy kích địch ở nhà thờ Tri Bưu


Cháu Diệu học sinh cấp I


Cảng Cửa Việt


Ngày mai anh lên đường. Gỗ nhãn, 2008


Hai nửa tình yêu. Gỗ, 2010

 

 

*

Bài liên quan:

– 27. 4: Ký họa của Lê Duy Ứng
– Một triển lãm vui ở Đông Hà

 


Ý kiến - Thảo luận

4:21 Sunday,29.4.2012 Đăng bởi:  Bôi Sỹ
bạn Thạch Hãn nói có lý nhưng ecyk cũng không sai. Bọn Tây thì những ngày kỷ niệm cuộc chiến thường tập trung ở quảng trường, chân đài kỷ niệm những người đã ngã xuống để mít tinh tưởng nhớ, lên đặt hoa, tôn vinh các cựu chiến binh... thái độ nghiêm trang. Chứ không có màn ca nhạc ầm ĩ nhảy nhót cười nói sằng sặc ở những lễ đài dựng lên chả có liên quan
...xem tiếp
4:21 Sunday,29.4.2012 Đăng bởi:  Bôi Sỹ
bạn Thạch Hãn nói có lý nhưng ecyk cũng không sai. Bọn Tây thì những ngày kỷ niệm cuộc chiến thường tập trung ở quảng trường, chân đài kỷ niệm những người đã ngã xuống để mít tinh tưởng nhớ, lên đặt hoa, tôn vinh các cựu chiến binh... thái độ nghiêm trang. Chứ không có màn ca nhạc ầm ĩ nhảy nhót cười nói sằng sặc ở những lễ đài dựng lên chả có liên quan gì đến những người đã chết trong chiến tranh. Bọn nó nhắc nhiều đến những mất mát, tổn thất của chiến tranh hơn là vỗ ngực khoe khoang chiến thắng và nhấn mạnh vì thế phải thấy giá trị của hòa bình và cố gắng tham gia cùng các dân tộc khác kiến tạo một Thế Giới hòa bình. Đặc biệt tôn vinh người lính và nhân dân chứ không hề kể công của lãnh đạo.  
15:20 Saturday,28.4.2012 Đăng bởi:  Thạch Hãn
Nếu bắt bẻ theo kiểu bạn ECYK thì không triển lãm nào về chiến tranh là hay là vui cả.
Chiến tranh đã qua mấy chục năm rồi, một triển lãm này là dịp để những người Quảng Trị gặp nhau, ôn lại những ngày xưa xương máu, trong cái vui lớn nhất là những ngày ấy đã chấm dứt rồi.
Vui nữa là câu chuyện chiến tranh tuy đã xa nhưng vẫn còn được trân trọng, được
...xem tiếp
15:20 Saturday,28.4.2012 Đăng bởi:  Thạch Hãn
Nếu bắt bẻ theo kiểu bạn ECYK thì không triển lãm nào về chiến tranh là hay là vui cả.
Chiến tranh đã qua mấy chục năm rồi, một triển lãm này là dịp để những người Quảng Trị gặp nhau, ôn lại những ngày xưa xương máu, trong cái vui lớn nhất là những ngày ấy đã chấm dứt rồi.
Vui nữa là câu chuyện chiến tranh tuy đã xa nhưng vẫn còn được trân trọng, được nhớ, không phải là thứ để người khác giễu cợt hay bỏ bê.
Nếu bắt bẻ như bạn thì đừng có biểu diễn văn nghệ, múa hát gì về chiến tranh nữa. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả