Ở Đâu - Làm Gì

10. 5: “Từ Melbourne đến Thành phố Hồ Chí Minh: Sự tương đồng” 09. 05. 12 - 7:59 am

Thông tin từ Tổng Lãnh sự quán Úc

 

Liên kết 1 (Link 1), sơn dầu, Hoàng Anh

 

TỪ MELBOURNE ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: SỰ TƯƠNG ĐỒNG

Khai mạc: 19h thứ Năm, ngày 10. 5. 2012
Triển lãm sẽ mở cửa cho công chúng từ ngày 11 đến 20. 5. 2012
Tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (5 Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM)

 

Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật mang tên “Từ Melbourne đến Thành phố Hồ Chí Minh: Sự tương đồng” của tập thể nghệ sĩ Thành phố Melbourne và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra từ ngày 10 – 20. 5. 2012 tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (05 Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.)

Thông qua những tác phẩm triển lãm, các nghệ sĩ sẽ giới thiệu nhiều phương thức tiếp cận mỹ thuật đa dạng. Mặc dù mỗi tác phẩm thể hiện phong cách rất riêng của từng nghệ sĩ trong việc trình bày các vấn đề và khát vọng bản thân, cách vận dụng các khái niệm và phương pháp thẩm mỹ tương tự nhau của các nghệ sĩ ở cả hai thành phố cho thấy sức mạnh của mỹ thuật trong việc xóa bỏ những khác biệt về văn hóa cũng như là khoảng cách địa lý giữa các quốc gia.

Triển lãm do Tổng Lãnh sự quán Úc phối hợp với Thành phố Melbourne thực hiện với sự hỗ trợ của trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ cô Hằng qua địa chỉ email: chau-thuy.hang@dfat.gov.au.

 

Yêu tinh 3 (Goblin 3), acrylic trên canvas, Trần Thanh Cảnh

Ý kiến - Thảo luận

13:22 Thursday,10.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Nghe chuyện chú Đăng kể, cháu lại tương liên qua quê ta. Làng cháu cũng có nhiều cô/bác/chí/zì sang-giàu-phú-quý thích tụ tập chiêu đãi các văn nghệ sĩ lắm chớ, nhưng mờ tới zờ vưỡn chưa có cô/bá/chú/zì đại ca nào phát hiện ra được các nghệ sĩ tài-năng-từ-trong-trứng-nước để tài trợ với lại ươm-mầm nghệ thuật hè (mua tranh tượng cả lố chẳng hạn, com-măn
...xem tiếp
13:22 Thursday,10.5.2012 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Nghe chuyện chú Đăng kể, cháu lại tương liên qua quê ta. Làng cháu cũng có nhiều cô/bác/chí/zì sang-giàu-phú-quý thích tụ tập chiêu đãi các văn nghệ sĩ lắm chớ, nhưng mờ tới zờ vưỡn chưa có cô/bá/chú/zì đại ca nào phát hiện ra được các nghệ sĩ tài-năng-từ-trong-trứng-nước để tài trợ với lại ươm-mầm nghệ thuật hè (mua tranh tượng cả lố chẳng hạn, com-măng nặn tượng cho những khu nhà vườn hay đì-zai rề-xọt chẳng hạn,...) ?

Vấn-lạn ghê gớm ! 
11:18 Thursday,10.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Nhân Em-co-y-kien liên tưởng tới M. Vrubel, tôi nhớ lại câu chuyện về bức tranh "Con quỷ ngồi" (1890).

Bức tranh này - như tất cả những gì khác lạ khi vừa xuất hiện - đã bị các hoạ sĩ và nhà phê bình đương thời phê phán kịch liệt, chê xấu. Chỉ có một người duy nhất thích, và rất may cho Vrubel, người đó lại chính là Savva Mamontov (1841-1918) - một đại gia, nhà tư
...xem tiếp
11:18 Thursday,10.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Nhân Em-co-y-kien liên tưởng tới M. Vrubel, tôi nhớ lại câu chuyện về bức tranh "Con quỷ ngồi" (1890).

Bức tranh này - như tất cả những gì khác lạ khi vừa xuất hiện - đã bị các hoạ sĩ và nhà phê bình đương thời phê phán kịch liệt, chê xấu. Chỉ có một người duy nhất thích, và rất may cho Vrubel, người đó lại chính là Savva Mamontov (1841-1918) - một đại gia, nhà tư bản đường sắt, người bảo trợ nghệ thuật.

Mamontov là người đã bỏ tiền mua và sửa sang một trang trại lớn tại Abramtsevo ở ngoại ô Moscow vào năm 1870 để mời các hoạ sĩ, văn nghệ sĩ hàng đầu của Nga thời đó, như Repin, Korovin, Vrubel, Serov, Polenov, Vaznetsov, Nesterov, tới nghỉ ngơi, sáng tác, nói tóm lại là ăn chơi xả láng. Dĩ nhiên mọi chi phí đều do Mamontov bao. Ông còn mua nhiều tranh của họ. Ông là người đã phát hiện và bảo trợ nghệ sĩ opera lừnh danh Chaliapin. Ông ủng hộ các nhà soạn nhạc kiệt xuất của Nga như Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov, Mussorsky, Borodin.

Mamontov đã mua bức "Con quỷ ngồi" của Vrubel. Ông đánh giá series vẽ quỷ của Vrubel như "những bản giao hưởng của một thiên tài". Sau khi mua bức tranh này, Mamontov đã mở một bữa tiệc khoản đãi Vrubel và nhiều hoạ sĩ khác. Tại bữa tiệc, hoạ sĩ Valentin Serov - người nổi tieesng về vẽ chân dung, chắc do quá chén, đã lên tiếng chê bức "Con quỷ ngồi" là sai giải phẫu (anatomy). Vrubel bèn nói: "Ê, Valentin, cậu hãy lấy giấy bút ra mà copy lại bức tranh đó đi. Cậu sẽ học được nhiều nhờ việc copy như thế đấy." Mọi người giải tán sang phòng bên cạnh. Nesterov nói: "Tôi biết là chúng ta kém, nhưng Vrubel nỡ nào lại nói như vậy."

Năm 1906, nhà bảo trợ nghệ thuật Sergei Daghilev đã đem bức "Con quỷ ngồi" của Vrubel tham gia triển lãm tại Paris. Người ta kể lại rằng trước bức tranh của Vrubel thường vắng tanh vì chẳng ai buồn dừng lại xem, trừ một thanh niên đứng rất lâu chiêm ngưỡng bức tranh đó. Người thanh niên đó là chàng trai 25 tuổi Pablo Picasso. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả