Bàn luận

Khi Phật không giảng nữa, và đèn ta tối thì sao? 20. 10. 12 - 9:44 am

Phó Đức Tùng

Đức Phật giảng về con đường giải thoát cho các tầng lớp người, không phân biệt nam nữ, trình độ – Tranh không rõ tác giả.

 

SOI: Tiếp tục cuộc thảo luận quanh những trích dẫn của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, sau đây là phần trả lời tiếp theo của kiến trúc sư Phó Đức Tùng. Các bạn có thể đọc lại toàn bộ phần trao đổi ở bài Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic, với câu trả lời dẫn đến bài viết này nằm ở cuối bài.

Đức Phật giảng cho đủ các tầng lớp (mà đa phần là các cụ hưu trí?) – Tranh không rõ tác giả.

 
Anh Đăng,

Theo lời dạy cao siêu và rất mực chí lý của anh: “Đã ngộ thì không nói”, vì khi đó, mọi câu hỏi và câu trả lời là vô nghĩa, và “thay vì đem lời cổ nhân ra cãi vã, hãy dành thời gian tập trung mà ngộ đạo”, “hãy dùng đèn của chính mình mà tự soi rọi”, chúng ta nên dừng mọi tranh luận ở đây, vì chẳng đem lại điều gì.

Tội nghiệp thằng em, sinh ra có ngọn đèn tối quá, soi mãi chẳng thấy đường. Những muốn nhờ ngón tay của bậc cao nhân chỉ cho mặt trăng, mà mỗi ngón chỉ một hướng, chẳng biết thế nào. Chỉ riêng ông Phật và ông thiền sư Nhật kia đã khác hẳn nhau:

Ông Phật thì nói rõ là ta không muốn bàn về những chuyện ban đầu là gì, cái gì có trước, vì những thứ đó vô bổ, đằng nào các ngươi cũng không kiểm chứng được và chỉ sinh phiền não.

Ông Phật chỉ nói những thứ người ta hiểu, chứ không nói thứ ông biết mà người ta không thể hiểu. Ông từng dạy là những điều ông nói, so với những điều ông biết chỉ như nắm lá so với rừng cây. Những điều ông nói mà đến nay lưu truyền là câu trả lời của ông cho những câu hỏi và mối quan tâm cụ thể của người xung quanh. Ông giảng cho cả hươu nghe, tận tình trả lời câu hỏi của từng người ăn xin, từng bác nông dân. Câu trả lời nào cũng sáng sủa, mạch lạc, tử tế. Chưa bao giờ thấy ông trả lời ai theo kiểu: đừng hỏi, hãy tập trung tu thành Phật đi rồi tự biết hết. Bởi lẽ, vấn đề của việc giảng không chỉ ở chỗ chữa bệnh, mà còn giúp cho người ta nhận ra là có bệnh.

Tiếc rằng, mấy ngàn năm qua phát sinh thêm rất nhiều câu hỏi, mà ông chết mất rồi, chẳng ai tử tế như ông để trả lời. Cái ông thiền sư Nhật kia thì phán rằng lời vàng ngọc của Phật làm rối loạn thế gian, trong khi lời của chính ông thì mờ mịt, và chẳng có gì mới mẻ. Mấy phán quyết về cái một mung lung có trước thế giới là việc Phật đã không muốn nói, và Lão Tử đã từng nói. Những tưởng anh Đăng là nhà khoa học, lại nể tình đồng bào, có thể dùng lời lẽ minh bạch để khai sáng cho thằng em chút đỉnh, nào ngờ bác cũng sắp thành thiền sư Nhật Bản mất rồi.

 

Đức Phật Thích Ca giảng cho “gang of 5” Kiều Trần Như – những người từng dè bỉu khi Ngài bỏ tu khổ hạnh, chuyển sang lối trung đạo. Sau khi giác ngộ, nhóm Kiều Trần Như trở thành những đệ tử đầu tiên, lập nên giáo đoàn đầu tiên của Phật. Nghe Đức Phật giảng, ngoài 5 anh em còn có các thần tiên trên trời, cũng như bầy nai trong vườn Nai (Lộc Uyển). – Tranh không rõ tác giả.

 

*

Bài liên quan:

– Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic   
– Khi Phật không giảng nữa, và đèn ta tối thì sao?

Ý kiến - Thảo luận

8:22 Monday,21.3.2016 Đăng bởi:  Không giáo điều
@ Phúc Lạc: cách nói của bạn làm mình nhớ một trục trặc trong đại gia đình. Mình dịch 1 bài của dối phương trong chiến tranh, đồng thời tôn trọng họ theo nghĩa để đúng giọng văn của họ. Kết quả là mình dịch một người họ hàng rất được kính trọng ở ngôi thứ ba là "ông ta". Sau khi bài được in trong họ truyền đi sự phán xử "thằng TL gọi bác A là ông ta". Mì
...xem tiếp
8:22 Monday,21.3.2016 Đăng bởi:  Không giáo điều
@ Phúc Lạc: cách nói của bạn làm mình nhớ một trục trặc trong đại gia đình. Mình dịch 1 bài của dối phương trong chiến tranh, đồng thời tôn trọng họ theo nghĩa để đúng giọng văn của họ. Kết quả là mình dịch một người họ hàng rất được kính trọng ở ngôi thứ ba là "ông ta". Sau khi bài được in trong họ truyền đi sự phán xử "thằng TL gọi bác A là ông ta". Mình nghĩ người Việt thường quá giàu cảm xúc đến mức chỉ bám lấy cái bề ngoài. Cảm tính thì thường... lạc hậu. Mình cũng nhận thấy trong không gian Đông phương, sự nịnh nọt luôn có đất để đâm chồi nảy lộc, thường đem lại hậu quả khủng mà người được nịnh không muốn nhìn nhận (đoạn về nịnh là nhân tiện mở rộng thêm). 
16:30 Sunday,20.3.2016 Đăng bởi:  Phúc Lạc

Prajna: :-) mình nghĩ là chúng sinh không bình đẳng về trí khôn. Bằng chứng là có người đọc mãi bài của người khác mà không hiểu, không nhận ra sự yêu mến Phật của người viết, chỉ chăm chú bảo vệ cái tên gọi
Bạn làm mình nhớ tới hai ngày trước, bà vợ mình mua về một bức tượng Quan Thế Âm mới toanh và đẹp long lanh. Mình hỏi bức tượng cũ đâu rồi.
...xem tiếp

16:30 Sunday,20.3.2016 Đăng bởi:  Phúc Lạc

Prajna: :-) mình nghĩ là chúng sinh không bình đẳng về trí khôn. Bằng chứng là có người đọc mãi bài của người khác mà không hiểu, không nhận ra sự yêu mến Phật của người viết, chỉ chăm chú bảo vệ cái tên gọi
Bạn làm mình nhớ tới hai ngày trước, bà vợ mình mua về một bức tượng Quan Thế Âm mới toanh và đẹp long lanh. Mình hỏi bức tượng cũ đâu rồi. Bả nói là đem đi rồi (bỏ cách nào đó rất công phu), vì tượng cũ rồi, thay tượng mới cho đẹp.
Chao ôi, danh xưng cũng như lớp sơn kia, phải đủ kim tuyến mới xứng với thánh thần, thượng đế. Gọi là "ông" với người thường thì là tôn trọng, gọi Phật bằng "ông" thì là chưa xứng, là hỗn.
Trong tiếng Việt, "ông ấy", "ông ta" mới (đa phần) là xách mé. "Ông" là kính trọng một cách bình đằng vừa tốt rồi bạn nhé.
Gọi Phật là Đức Phật có nghĩa là Phật... không thể sai, luôn luôn đúng, và mang tính huyền thoại về mặt lí lịch
Gọi Phật là "ông", có nghĩa tin rằng ông thực sự có ra đời, là một nhân vật có thật trong lịch sử, giáo lý có thể có điều mâu thuẫn, cần tranh luận, nhưng là người đã bộc lộ hết Phật tánh để thành... Phật.
Đó mới là đối xử công bằng với Phật bạn ạ :-)

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả