Bàn luận

Khi nào ta nên bỏ tết âm ăn tết dương? 12. 02. 17 - 10:53 am

Ivan Tùng

 

Đào ở Tây Bắc. Ảnh từ trang này 

Việc bỏ tết âm, gộp vào tết dương ban đầu là do giáo sư Võ Tòng Xuân, trong một dịp công tác Nhật Bản về đã nêu ý kiến. Từ đó đến nay, tết đến xuân về lại lôi việc này ra mổ xẻ.

Trước hết thì mọi người cần hiểu ngày tết là gì

Tết không phải là đầu năm như mọi người tưởng. Tết tây ăn từ 24 tháng 12, đến 01 tháng 01 tức là dịp cuối năm. Tết ta, hay năm mới Trung Quốc là từ ngày 01 đến 03 tháng Dần, tức là tháng thứ 3 trong năm âm lịch vào dịp đầu xuân. Tết người Việt cổ là ngày 10 tháng 03 âm, tức là ngày 10 tháng Thìn vào tiết cuối xuân, gần với tết té nước của người Cam, Lào, Thái là dịp bắt đầu mùa mưa. Người Mường, người Mông ở Sơn La, Hòa Bình tuy về mặt hành chính thì vẫn nghỉ tết âm lịch theo người xuôi, nhưng ngày tết họ lại tổ chức vào Tết độc lập tức ngày 02. 09 lịch Dương.

Như vậy thì bản chất của Tết không phải là ngày đầu năm mới, mà nó là một kỳ lễ ‎hội, thường để kết thúc hoặc bắt đầu một mùa vụ mới. Châu Âu sẽ bắt đầu đi trồng trọt khi tuyết tan. Lúa mỳ, lúa mạch Trung Quốc sẽ trồng vào dịp đầu xuân. Lúa nước thì cấy khi nước về nên vào dịp cuối xuân, người Mường sẽ ăn tết khi mơ và mận chín, những đoàn xe chở mơ mận về xuôi hoặc ngược lên phương Bắc, để lại cho người dân những xấp tiền đổi lấy xoong nhôm, chậu nhôm, lợn, gà tiền thừa để đánh bạc và mua rượu.

Trong rừng mận ở Tây Bắc. Ảnh từ trang này

Giờ do tập quán canh tác thay đổi, biến đổi khí hậu nên mùa vụ không còn đúng vào dịp tết. ‎Tết trở thành ngày nghỉ theo quy định hành chính.

Vì sao người Nhật Bản chuyển tết âm sang tết dương?

Vì tết thực sự phải dựa vào tập quán kinh doanh, làm ăn của người dân. Với nước Nhật, việc kinh doanh, buôn bán cùng Trung Quốc rất hạn chế, đối tác chính của Nhật là Mỹ, Anh, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ. Như vậy, kỳ nghỉ đông của phương Tây sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động của Nhật. Vào kỳ nghỉ đông, email gửi đi không có trả lời, họp hành, hợp đồng sẽ giãn sang năm mới. Nhà máy, công nhân hoạt động cầm chừng do hợp đồng chưa chốt, tiền chưa chuyển.

Ngược lại, vào dịp tết âm, thì mặc kệ đối tác phương Tây thúc giục, người Nhật còn bận với hoa anh túc và rượu sake. Dần dần do sự cám dỗ của đồng tiền, nhân viên trong tết đến văn phòng để check mail, chốt hợp đồng. Sếp tranh thủ nghỉ tết bay sang nước ngoài đàm phán, tìm thị trường. Nhà máy, chợ nông sản trong tết âm vẫn sản xuất, thu hoạch, đóng hàng chuyển đi, để không mất hợp đồng.

Vậy thì để thuận tiện cho sản xuất, Nhật Hoàng anh minh thần võ sẽ hạ chỉ đổi lịch nghỉ tết; ngân hàng, công sở sẽ phục vụ người dân vào tết âm, nghỉ tết dương để thuận lợi cho kinh doanh, sản xuất.

Tranh vẽ lễ mừng năm mới tại Tokyo, năm 1912. Hình từ trang này

Với người Việt thì sao?

Người Việt muốn ăn tết dương, giảm tết âm thì ít nhất kim ngạch xuất nhập khẩu sang phương Tây phải chiếm tối thiểu 30%. Lúc đó thì dù Thánh thượng hạ chỉ đứa nào đi làm trong tết sẽ bị phạt tiền hay bỏ tù thì các công ty vẫn sẽ đóng cửa, tắt đèn ngồi làm việc với nhau. Nhà máy, nông dân vẫn lẳng lặng bỏ mâm rượu thịt ở nhà mà đi làm hàng xuất khẩu. Công an có ập vào phạt chúng nó vẫn chối là “gặp mặt đầu năm” chứ có đi làm đâu.

Bạn nào muốn ăn tết dương, bỏ tết âm thì nên chơi với anh Đỗ Nam Trung, dì Năm, mà phải chơi thân vào. ‎

*

Đây là cmt cho bài “Nói nhăng nói cuội về ngày Tết, phần 3“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi

Ý kiến - Thảo luận

1:52 Monday,13.2.2017 Đăng bởi:  SA
Ở đây ta cũng chỉ nói chuyện vui ngàt Tết, kiểu nên thắt cà vạt như Louis thì ắt mới lấy được Tăng Hà.

Còn vấn đề cái gì cũng theo Nhật thì mới phát triển là 1 vấn đề lớn và nghiêm túc, trước hết có thể hỏi các bạn Hàn quốc. Nhưng hỏi người Hàn thì nên đứng ngồi ngoài tầm với của các bạn này!

Ngoài đề Tết nhất Tăng Hà, cà vạt là 1 phong trào d
...xem tiếp
1:52 Monday,13.2.2017 Đăng bởi:  SA
Ở đây ta cũng chỉ nói chuyện vui ngàt Tết, kiểu nên thắt cà vạt như Louis thì ắt mới lấy được Tăng Hà.

Còn vấn đề cái gì cũng theo Nhật thì mới phát triển là 1 vấn đề lớn và nghiêm túc, trước hết có thể hỏi các bạn Hàn quốc. Nhưng hỏi người Hàn thì nên đứng ngồi ngoài tầm với của các bạn này!

Ngoài đề Tết nhất Tăng Hà, cà vạt là 1 phong trào do Louis lăng-xê, không phải Louis Nguyễn mà Louis 13. Trung đoàn kỵ binh vệ quân hoàng gia của ông này là người Croatia-Hrvat, quấn khăn trên cổ cravate-cà vạt. 
19:45 Sunday,12.2.2017 Đăng bởi:  SA

Mình nghĩ là Nhật Bản một khi đã xuống tóc võ sĩ đạo và đến cửa Tây phương (cực lạc) để đi tu thì cái gì cũng bỏ hết, Hải quân thì theo Anh quốc, Lục quân thì theo Phổ còn nữ sinh Kogal (school girl)thì mặc váy ngắn kéo vớ lên đến gối và chỉ đợi ngày nghỉ để diện đồ công chúa Rorita (lolita).

Nói cách khác, Nhật bỏ Tết Ta rồi mới có hợp đồn
...xem tiếp

19:45 Sunday,12.2.2017 Đăng bởi:  SA

Mình nghĩ là Nhật Bản một khi đã xuống tóc võ sĩ đạo và đến cửa Tây phương (cực lạc) để đi tu thì cái gì cũng bỏ hết, Hải quân thì theo Anh quốc, Lục quân thì theo Phổ còn nữ sinh Kogal (school girl)thì mặc váy ngắn kéo vớ lên đến gối và chỉ đợi ngày nghỉ để diện đồ công chúa Rorita (lolita).

Nói cách khác, Nhật bỏ Tết Ta rồi mới có hợp đồng xuất khẩu chứ không phải vì họ có hợp đồng xuất khẩu rồi mới bỏ Tết Ta.

Hàn quốc bị Nhật đô hộ và áp đặt đủ điều 1876-1945, nhưng ngày Tết ta Seollal vẫn ăn mừng tưng bừng và ăn mừng các ngày lễ âm lịch như tiết Lập Xuân hay Trung Thu (Chilseok). Dĩ nhiên, như mọi người trên thế giới họ cũng mua sô cô la vào ngày 14. 2 kèm với một bó hồng.

Ngày 14.2 ở Malaysia với thành phần quân đội, vợ hỏi hoa đâu thì trả lời, đi vào bếp đi, anh còn đang mài kiếm. Ngày lễ này năm 1942, thiếu úy Adnan Saidi, chỉ huy một trung đội thuộc Đệ nhất Trung đoàn Mã Lai (Anh quốc) cùng 41 quân nhân thuộc quyền bắn vào Sư 18 Phù tang viên đạn cuối cùng (theo nghĩa đen)và toàn bộ tử trận tại Bukit Chandu (gần Singapore). Hoa hoét gì, để yên anh mặc niệm!

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả